Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 30 - 36)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT hệ

THPT hệ GDTX nói riêng trong học tập mơn Lịch sử

Quá trình nhận thức của học sinh có điểm chung và điểm riêng biệt so với q trình nhận thức của lồi người, của các nhà khoa học. Một giáo viên muốn dạy tốt thì việc tìm hiểu đặc điểm nhận thức của đối tượng mình dạy là điều khơng thể tránh khỏi.

Về điểm chung: quá trình nhận thức của học sinh cơ bản cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của lồi người, đó là “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan” [18, tr.169]. Do vậy, trong học tập Lịch sử, học sinh cũng phải trải qua các giai đoạn từ nhận thức cảm tính (tri giác về sự kiện, q trình lịch sử cụ thể để có các biểu tượng) đến nhận thức lí tính (bằng hoạt động tư duy tích cực, độc lập, hình thành tri thức trừu tượng, khái quát) rồi liên hệ thực tiễn để kiểm tra nhận thức.

Quá trình này được thực hiện qua việc thu nhận tri thức lịch sử (do giáo viên cung cấp hoặc tự học theo hướng dẫn), tạo biểu tượng (qua quan sát tranh ảnh, bản đồ, xem phim tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ và kết hợp các biện pháp sư phạm hợp lí như: miêu tả, tường thuật, kể chuyện…), hình thành

khái niệm, rút ra bài học, quy luật lịch sử…, qua đó vận dụng kiến thức vào học tập và đời sống. Theo quy luật chung đó, q trình tìm hiểu một nội dung bài học cũng phải trai qua giai đoạn nhớ sự kiện, hiểu bản chất, lí giải được nguyên nhân phát sinh, phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử, vận dụng để phân tích ý nghĩa lịch sử, đánh giá vai trò của sự kiện, của nhân vật lịch sử….và vận dụng sáng tạo vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Về điểm riêng: thể hiện ở tính gián tiếp, được hướng dẫn và tính giáo dục.

- Tính gián tiếp: đối tượng nhận thức, phương thức nhận thức của học sinh chủ yếu

là thông qua tài liệu, qua giáo viên, nghĩa là tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm học tập một cách gián tiếp. Do đặc trưng của tri thức lịch sử nên q trình nhận thức của học sinh khơng trực tiếp với hiện thực quá khứ, mà thông qua việc tri giác tài liệu, qua thao tác tư duy để tiếp thu, vận dụng kiến thức môn học.

Chính vì vậy, trong q trình dạy học, người giáo viên là người đứng ở vị trí gián tiếp, thơng qua những cơng cụ, phương tiện dạy học như phiếu học tập, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức lịch sử một cách dễ dàng hơn.

- Tính hướng dẫn: quá trình nhận thức của học sinh được tiến hành trong những

điều kiện sư phạm nhất định và theo con đường đã khám phá, dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh trong quá trình học tập không phải là tìm ra cái mới cho nhân loại mà nhận thức cái mới đối với bản thân mình và rút ra từ kho tàng kiến thức của nhân loại. Vì vậy, trong dạy học, vai trị hướng dẫn, chỉ đạo, định hướng của giáo viên và vai trị tích cực, chủ động của chủ thể học sinh thể hiện sự thống nhất biện chứng của quá trình dạy học. Học sinh cịn là đối tượng của q trình dạy học, việc học tập của học sinh là quá trình nhận thức dưới sự điều khiển, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên và việc giảng dạy của giáo viên hỗ trợ , tạo cơ hội cho học sinh học tốt. Học sinh chỉ thể hiện vai trị chủ thể của mình khi giáo viên coi trọng việc dạy học sinh cách tự học, tự khám phá tri thức mới hơn là truyền đạt kiến thức. Quá trình dạy kiến thức mới cần được thực hiện qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh, những hoạt động học tập này muốn phát huy hiệu quả giáo viên cần cung cấp các cơng cụ hỗ trợ giúp học sinh tìm hiểu kiến thức dễ dàng hơn.

Học sinh THPT hệ GDTX có khả năng nhận thức và ý thức học tập khác biệt hơn so với học sinh THPT nói chung, chính vì vậy trong q trình dạy học địi hỏi người giáo viên bộ môn ln ln phải sáng tạo, tìm tịi ra những cơng cụ hỗ trợ thích hợp. Ở đây, phiếu học tập có thể xem là một công cụ phù hợp với đối tượng này, phù hợp với môi trường dạy học của giáo viên và học sinh. Vai trò của người giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, định hướng sẽ nhẹ nhàng hơn và nhiệm vụ học tập của học sinh cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi có sự trợ giúp của phiếu học tập. Đương nhiên, với đối tượng học sinh GDTX thì vai trị hướng dẫn của giáo viên sẽ đòi hỏi ở mức độ thường xuyên hơn, quan tâm hơn và phiếu học tập phải được thiết kế phù hợp với năng lực nhận thức của các em: nhiệm vụ học tập nhẹ nhàng hơn, rõ ràng hơn và đối với một số em cịn có những bài mẫu để tham khảo. Tri thức của nhân loại vô cùng phong phú. Học sinh không thể nắm vững toàn bộ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại mà chỉ có thể học những tri thức phổ thông cơ bản, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được các nhà khoa học chọn lựa đưa vào chương trình mơn học và được các giáo viên gia công sư phạm phù hợp với đối tượng dạy học cũng như điều kiện dạy học. Nhờ đó, học sinh có được nhận thức mới không phải trải qua con đường nhận thức quanh co, gập ghềnh như các nhà khoa học. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu cho việc dạy học nói chung và dạy hoc Lịch sử nói riêng ở trường THPT. Đó là sự cần thiết phải xác định, lựa chọn những kiến thức cơ bản mà học sinh cần đạt được trong từng bài, chương và trong chương trình mơn học. Sự lựa chọn này chi phối đến việc lựa chọn phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp học và kết quả học tập của học sinh.

Tính giáo dục: thơng qua việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành kĩ

xảo, học sinh có được thế giới quan khoa học và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức. Vì vậy, q trình nhận thức chính là q trình học sinh được giáo dục để phát triển tồn diện, hình thành những năng lực của người cơng dân nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với học sinh THPT hệ GDTX, việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức đòi hỏi ở mức độ được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy, các em cần được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn từ phía các thầy cơ của mình trong mọi hoạt động giáo dục.

Tóm lại, hiệu quả của q trình dạy học được phản ánh tập trung ở kết quả của quá trình nhận thức của người học. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh trong học tập Lịch sử là cơ sở xác định yêu cầu và quy trình thực hiện các khâu trong dạy học, đây cũng là cơ sở để xác định và lựa chọn những công cụ hỗ trợ học sinh trong quá trình học để giúp học sinh đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, đối với học sinh THPT hệ GDTX, ngoài những điểm khác biệt về đặc điểm nhận thức thì các em cịn có những điểm khác biệt về tâm lí so với những học sinh THPT nói chung. Với mục tiêu tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi đối tượng trong xã hội, các trung tâm GDTX đã thu hút rất nhiều đối tượng thuộc các thành phần khác nhau trong xã hội có cơ hội học tập để nâng cao dân trí và trình độ, chính vì vậy mà học sinh ở các trung tâm GDTX ở Hà Nội nói riêng và các tỉnh, thành trong cả nước nói chung rất đa dạng, phong phú về độ tuổi, hồn cảnh gia đình, mục đích đi học bởi vậy nên đặc điểm tâm lí của học sinh trong các trung tâm GDTX có sự khác biệt so với đối tượng là học sinh trung học phổ thơng.

Trong trung tâm GDTX có một phần lớn là học sinh đi học đúng độ tuổi như học sinh phổ thông, đại đa số những học viên này vẫn sống phụ thuộc vào gia đình, được gia đình ni ăn học khơng phải mưu sinh kiếm sống. Vì cịn trong độ tuổi đi học, học sinh vẫn đang ở độ tuổi thanh thiếu niên, hồn nhiên, trong sáng, học sinh coi việc học tập là nhiệm vụ chính của họ, ngồi ra thường tham gia các cơng tác khác của trường lớp nhiệt tình. Bên cạnh đó, có rất nhiều lớp ở trung tâm GDTX dành cho đối tượng là người lao động phổ thông, họ thường lớn tuổi hơn học sinh đi học đúng tuổi, nhóm này thường có độ tuổi trên 19, họ tham gia cơng việc học tập vì muốn nâng cao trình độ, để có cơ hội tốt hơn trong cơng việc… với những học sinh này do họ có cuộc sống mưu sinh vất vả hơn vì vừa đi học vừa đi làm nên họ học tập tại trung tâm họ thường cố gắng tập trung một cách tốt nhất vào những bài học nội khóa song khơng có nhiều điều kiện về thời gian để tham gia sinh hoạt đồn thể hay các hình thức sinh hoạt ngoại khóa do trung tâm tổ chức.

Học sinh tại các trung tâm GDTX nhìn chung đa dạng về độ tuổi, về trình độ, về hồn cảnh gia đình, về thời gian bỏ học và về kinh nghiệm cũng như vốn hiểu

biết thực tế, về động cơ hay nhu cầu học tập…Trong đề tài nghiên cứu này, chủ yếu tập trung vào đối tượng học sinh ở trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm – Hà Nội.

Học sinh Trung tâm GDTX Đình Xuyên, Gia Lâm – Hà Nội đều đang trong độ tuổi của học sinh trung học phổ thơng. Vì vậy đặc điểm quá trình nhận thức giống học sinh THPT. Tuy nhiên, học sinh ở đây có những đặc điểm tâm lí có phần khác biệt hơn so với học sinh trung học phổ thông. Khi dạy học cho học sinh trong trung tâm GDTX Đình Xun giáo viên khơng thể khơng chú ý tới những khó khăn của học sinh, nắm bắt được điều này giáo viên sẽ có định hướng đúng đắn trong q trình dạy học.

- Học sinh thường có hồn cảnh đặc biệt hoặc khó khăn hơn so với học sinh trung học phổ thơng (gia đình nghèo, neo đơn, đơng con, bố mẹ ốm đau, mất sớm, hoặc li hôn nên các em khơng có điều kiện tốt nhất để học hành như học sinh trung học phổ thông).

- Do vừa đi học, vừa đi làm để kiếm sống hoặc phụ giúp gia đình nên học sinh thường khơng có nhiều thời gian để học ở nhà.

- Học sinh thường có nhiều lo lắng hơn, thường bị mệt mỏi và dễ bị phân tán tư tưởng do hoàn cảnh mang lại.

- Do nhiều nguyên nhân khác nhau, học viên ở trung tâm GDTX Đình Xuyên thường tự ti, mặc cảm hơn. Họ thường tự ti, mặc cảm về hồn cảnh gia đình, về khả năng học tập của mình. Nhiều học sinh vẫn bị ảnh hưởng bởi tâm lí “thất bại trong học đường” trước đây.

- Học sinh thường có động cơ, nhu cầu học tập hạn chế hơn. Nhiều học sinh có tư tưởng an phận, thủ thường khơng muốn phấn đấu, khơng tìm thấy ý nghĩa của việc học tập, khơng tìm được niềm vui, sự say mê, hứng thú trong học tập. Rất nhiều học sinh quan niệm việc học chỉ để lấy tấm bằng tốt nghiệp hoặc để đi làm hoặc đi học nghề.

- Nhìn chung học sinh Trung tâm GDTX Đình Xun có khả năng học tập hạn chế hơn so với học sinh phổ thơng. Nhiều học sinh trước đây có kết quả học tập kém hoặc đã bỏ học tương đối lâu nên đã quên kĩ năng học tập.

- Do tiếp xúc, va chạm với cuộc sống sớm nên nhiều học sinh có tư duy, hành động trực quan cụ thể phát triển hơn song tư duy trừu tượng khái quát, tư duy bằng khái niệm lại bị hạn chế hơn vì vậy trong dạy học phải coi trọng “học gắn với hành”, “học qua quan sát, bằng hình ảnh”, “ học qua người thực, việc thực”…

- Học sinh có khả năng nghe, nhìn, vận động hạn chế hơn. - Trí nhớ “máy móc” giảm sút.

Tóm lại, học sinh GDTX thường có nhiều khó khăn hơn so với học sinh phổ thông. Cách dạy học thuyết trình, thụ động , áp đặt, cách dạy chay, dạy học đơn điệu, độc thoại…hồn tồn khơng phù hợp với học viên tại Trung tâm GDTX nói chung và Trung tâm GDTX Đình Xun nói riêng. Việc dạy học cho học sinh cần phải hấp dẫn, đa dạng, phong phú,lớp học cần khơng khí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng và thân thiện. Học sinh cần được tạo điều kiện để hoạt động nhiều hơn, trao đổi với nhau nhiều hơn, được tham gia tích cực, chủ động hơn và được suy nghĩ nhiều hơn…nắm bắt được đặc điểm tâm lí này để giáo viên có phương pháp linh hoạt và mềm dẻo hơn trong khi giảng dạy cho học sinh, để học sinh cảm thấy được tơn trọng, được quan tâm từ đó dễ dàng tiếp thu bài học hơn. Chính vì vậy, ở mỗi giờ học người giáo viên phải ln tìm tịi sáng tạo ra những cơng cụ hướng dẫn học sinh học tập. Nhất là đối với môn Lịch sử - môn học cần nhiều năng lực tư duy trừu tượng. Phiếu học tập sẽ là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho học sinh giáo dục thường xuyên học tập tốt mơn học này. Từ việc tìm hiểu đặc điểm q trình nhận thức, nắm bắt tâm lí của đối tượng học sinh GDTX, khi thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử, người giáo viên cần chú ý đến vấn đề đáp ứng đúng đối tượng học sinh. Với đối tượng học sinh GDTX, phiếu học tập cần đảm bảo các yêu cầu như: nhiệm vụ học tập khơng q khó; nội dung của phiếu hết sức cô đọng, trọng tâm; số lượng phiếu học tập sử dụng trong một bài học, một tiết học không nên quá nhiều, ví dụ với một bài học thời lượng là 45 phút chỉ nên sử dụng 1 đến 2

phiếu học tập; sự chỉ dẫn của giáo viên đối với các nhiệm vụ học tập cần rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)