Sử dụng phiếu học tập kết hợp với các hoạt động học tập ở trên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 76 - 82)

1.2.1 .Mục đích khảo sát

2.5. Một số biện pháp hƣớng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập

2.5.2. Sử dụng phiếu học tập kết hợp với các hoạt động học tập ở trên lớp

2.5.2.1. Sử dụng phiếu học tập cho từng cá nhân (hoạt động độc lập)

Sử dụng phiếu học tập cho từng cá nhân có nghĩa là giáo viên giao cho từng học sinh những nhiệm vụ cụ thể. Phiếu học tập dùng cho từng cá nhân nhằm cá thể hóa hoạt động của học sinh, khuyến khích học sinh độc lập suy nghĩ và đưa ra ý tưởng riêng cho việc giải quyết vấn đề. Hình thức sử dụng này sẽ giúp học sinh thể hiện cá tính sáng tạo của mình, đồng thời cũng là những thông tin ngược đáng tin cậy để giáo viên nắm được khả năng thực tế của học sinh, từ đó có cách điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy với từng đối tượng học sinh.

Khi sử dụng phiếu học tập cho từng cá nhân thì sẽ kích thích được sự hoạt động của tư duy của học sinh, khắc phục được tình trạng ỉ lại, dựa dẫm vào người khác của một số đối tượng học sinh yếu kém hoặc lười học. Đồng thời, đối với những học sinh rụt rè, nhút nhát thì đây là cơ hội giúp các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình thơng qua những tờ phiếu.

Ví dụ: Khi dạy học mục 1. Những cuộc phát kiến địa lí (Bài 11 – Tây Âu thời hậu kì trung đại), giáo viên thiết kế một phiếu học tập dưới dạng bảng ghi chép Biết – Thắc mắc – Hiểu , cung cấp cho học sinh đầu giờ học để học sinh thực hiện các nhiệm vụ trong giờ học:

PHIẾU HỌC T ẬP

Họ và tên:……………………………………………………Lớp:……………

Ghi lại những gì em biết về “Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV – XVI”. Sau đó viết ra những câu hỏi cho những điều em muốn biết về “Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV XVI”. Khi hồn thành bài học hãy ghi lại những gì em đã học được.

Những điều em biết Những điều em thắc mắc Những điều em hiểu

Phiếu học tập trên sẽ được cung cấp tới mỗi học sinh đầu giờ học, học sinh sẽ hồn thành nó đến cuối giờ và nộp lại cho giáo viên. Thông qua đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực của học sinh, khơng chỉ qua tiết học đó mà cịn qua những hiểu biết của các em đối với những kiến thức có liên quan đến nội dung bài học thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Tuy nhiên, để phương thức hoạt động độc lập có hiệu quả thì giáo viên phải quan tâm tới các đối tượng học sinh khác nhau, phải sát sao, đôn đốc và kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn.

2.5.2.2. Sử dụng phiếu học tập cho nhóm nhỏ (hoạt động hợp tác)

Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những khó khăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nêu ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Thơng qua hình thức dạy học này, bài học sẽ trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau.

Sử dụng phiếu học tập cho nhóm nhỏ nghĩa là giáo viên chia lớp học thành từng nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm một hay một vài phiếu học tập, giao những nhiệm vụ nhất định. Các nhóm sẽ phải hồn thành nhiệm vụ trong một khoảng thời gian quy định trước bằng cách trao đổi, thảo luận với nhau. Hình thức này sẽ giúp các em nâng cao ý thức và kĩ năng làm việc tập thể, đồng thời sẽ có khả năng tập hợp được nhiều ý tưởng hơn về vấn đề đó.

Sử dụng phiếu học tập làm công cụ hỗ trợ cho hoạt động nhóm phù hợp với những bài học có tính chất tổng qt, ơn tập kiến thức. Với những dạng bài học này học sinh có thể hỗ trợ nhau cùng nhau hệ thống lại những kiến thức đã được học trong suốt quá trình. Tìm ra những quy luật phát triển trong tiến trình lịch sử, những đặc trưng của lịch sử từng khu vực từ các chủ đề và sự hướng dẫn của giáo viên thông qua phiếu học tập. Trong hoạt động nhóm có sự hỗ trợ của phiếu học tập, giáo viên nên cung cấp cho học sinh những tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động nhóm, điều này khơng chỉ thể hiện ở kết quả trong phiếu học tập mà nó cịn phụ thuộc vào ý thức, thái độ của từng học sinh tham gia trong quá trình hoạt động nhóm.

Ví dụ: Khi dạy bài 12: Ơn tập Lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại. Giáo Viên xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học để lựa chọn nội dung thảo luận. Sau đó xây dựng chủ đề thảo luận cho thảo luận nhóm như: So sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của xã hội phong kiến Châu Á và Châu Âu Với nhiệm vụ đó, giáo viên có thể chia lớp ra thành 5, 6 nhóm nhỏ, các nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ trên, cung cấp cho mỗi nhóm một phiếu học tập với nội dung hướng dẫn chi tiết để các em giải quyết nhiệm vụ thảo luận nhóm.

PHIẾU HỌC TẬP

Tên nhóm:……………………………………..Lớp:……………………………

Các em hãy lựa chọn những từ khóa cơ bản cho trước dưới đây để hoàn thành bảng so sánh những đặc điểm giống và khác nhau của xã hội phong kiến Châu Á (điển hình là Trung Quốc) và xã hội phong kiến Châu Âu (điển hình là Tây Âu)

Từ khóa: đầu cơng nguyên; phong kiến phân quyền; địa chủ và nông dân; thế kỉ XV - XVI; năm 476; lãnh chúa và nông nô, thế kỉ XVIII – XIX; quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền; nông nghiệp là chủ yếu; thương nghiệp phát triển sớm.

Đặc điểm Xã hội PK Châu Á Xã hội PK Châu Âu Nhận xét

Thời gian tồn tại

Điều kiện kinh tế

Cơ cấu xã hội

Thể chế chính trị

Thời gian hoàn thành: 7 phút

Bên cạnh đó, giáo viên nên cung cấp cho các em một mẫu phiếu ghi chép hoạt động nhóm để các em theo ghi chép q trình hoạt động của nhóm . Dựa vào đó, giáo viên đánh giá được mức độ tích cực của từng thành viên trong nhóm. Sau các nhóm đã hồn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian quy định, giáo viên gọi bất kì một thành viên trong mỗi nhóm trình bày sản phẩm nhóm và đặt thêm câu hỏi cho các thành viên cịn lại, các nhóm khác theo dõi và bổ sung, cuối cùng là giáo viên nhận xét, đánh giá.

Để hỗ trợ quá trình thảo luận hoặc trình bày sản phẩm thảo luận nhóm, giáo viên cần thiết kế các công cụ hướng dẫn học sinh tự đánh giá và nhận xét. Các công cụ này cần được giao cho học sinh ngay khi giao nhiệm vụ để học sinh có định hướng rõ ràng trong q trình thực hiện nhiệm vụ và cố gắng để thành công ở mức cao nhất. Sau mỗi lần thảo luận nhóm, giáo viên cần lấy ý kiến phản hồi từ phía học sinh về những nội dung học sinh muốn nghiên cứu sâu hơn, những câu hỏi cần giải đáp thêm, mức độ, hứng thú của học sinh đối với hình thức học tập này để từ đó điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.

Tuy nhiên, thành công của phương pháp hoạt động hợp tác còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của mỗi cá nhân. Cho nên giáo viên cần có sự hướng dẫn sát sao và có biện pháp kích thích các em phát huy sự sáng tạo và tinh thần hợp tác.

2.5.2.3. Sử dụng phiếu học tập kết hợp với phim tư liệu

Đặc thù của môn Lịch sử là những kiến thức thuộc về quá khứ, vì vậy giáo viên thường sử dụng phim tư liệu như một phương tiện dạy học nhằm tái hiện lại quá khứ một cách sinh động. Nhưng nếu giáo viên sử dụng phim tư liệu khơng đúng phương pháp thì sẽ khơng mang lại hiệu quả trong dạy học. Hiện nay, phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phim tư liệu để minh họa nội dung kiến thức, thiết nghĩ cách sử dụng này chưa thể mang lại hiệu quả cao. Phiếu học tập sẽ là một công cụ hỗ trợ tối ưu khi giáo viên sử dụng phim tư liệu trong dạy học.

Giáo viên có thể dùng phiếu học tập như một công cụ hỗ trợ khi sử dụng phim tư liệu trong dạy học. Phiếu học tâp được thiết kế như một nhiệm vụ đặt ra đối với học sinh khi xem phim, nghĩa là trước đây, học sinh xem phim chỉ để hiểu thêm về kiến thức mà giáo viên vừa giảng, cịn khi có phiếu học tập thì học sinh vừa xem phim vừa phải suy nghĩ, tư duy để hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập đưa ra. Như vậy, chúng ta có thể thấy hiệu quả học tập được nâng lên rất nhiều khi có sự hỗ trợ của phiếu học tập.

Ví dụ: Khi dạy về nội dung Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến (bài 5 – Trung Quốc thời phong kiến), thay vì yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa với số

lượng kiến thức rất dài, giáo viên sẽ thiết kế một đoạn phim nói về thành tựu văn hóa của người Trung Quốc thời phong kiến dài khoảng 5 phút và chiếu cho học sinh xem. Bên cạnh đó, giáo viên thiết kế một phiếu học tập yêu cầu học sinh hoàn thành bảng thống kê các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến khi xem phim. Sau khi xem phim giáo viên dành cho học sinh một khoảng thời gian để hoàn thành phiếu, giáo viên sẽ gọi bất kỳ một học sinh đứng dậy trả lời và cuối cùng giáo viên sẽ chốt kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:………………………………………………….Lớp:…………………

Mời các em xem đoạn phim tư liệu nói về Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến và hoàn thành bảng thống kê những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến theo mẫu dưới đây:

Lĩnh vực Thành tựu

Tôn giáo Sử học Văn học

Khoa học – kĩ thuật

Thời gian hoàn thành: 7 phút

Như vậy, chúng ta có thể thấy, nếu khơng sử dụng phiếu học tập, học sinh xem xong phim kiến thức lưu lại là rất ít, nếu có phiếu học tập kết hợp với phim tư liệu thì kiến thức được minh họa trên phim, qua tư duy của học sinh và hoàn thành

nhiệm vụ trong phiếu học tập thì kiến thức lưu lại trong đầu học sinh sẽ tăng lên rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)