Quy trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 68 - 73)

1.2.1 .Mục đích khảo sát

2.4. Quy trình thiết kế phiếu học tập trong dạy học lịch sử thế giới cổ đại và trung đại

trung đại

Muốn thiết kế một loại phiếu nào đó cũng cần phải bám sát vào mục đích, nội dung và đối tượng của nó. Do vậy, muốn thiết kế phiếu học tập trong dạy học, phải trải qua những bước sau đây:

Sơ đồ 2.1. Các bước thiết kế phiếu học tập 2.4.1. Xác định mục đích sử dụng

Trước khi tiến hành thiết kế phiếu học tập, giáo viên phải xác định được mục đích của việc thiết kế phiếu, hay nói cách khác là loại phiếu học tập phải phục vụ cho mục đích dạy học mà giáo viên đề ra trong quá trình dạy học. Mỗi loại mục đích sẽ quy định cách thức thiết kế, cách xây dựng yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh… Nếu mục đích của giáo viên xây dựng phiếu nhằm hướng dẫn học sinh tự học ở nhà thì nhiệm vụ của phiếu có thể khó hơn so với phiếu thiết kế cho học sinh làm trên lớp vì khi đó học sinh có nhiều thời gian và có điều kiện tìm kiếm nguồn tài liệu ngồi sách giáo khoa; nếu nhằm mục đích hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức thì nhiệm vụ đặt ra sẽ phải phù hợp với thời gian tiết học và thời lượng bài học. Ví dụ, khi dạy học bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào, giáo viên sử dụng phiếu học tập hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức nội dung các

Xác định mục đích

Xác định mục tiêu

Xác định nhiệm vụ

Xây dựng các nội dung

Viết mô tả chi tiết

giai đoạn phát triển của vương quốc Lào (mục 2 – Vương quốc Lào). Từ mục đích này, giáo viên sẽ xác đinh mục tiêu của phiếu học tập cần đạt.

2.4.2. Xác định mục tiêu học sinh cần đạt

Việc xây dựng phiếu học tập sẽ được giáo viên tiến hành ngay trong khi soạn bài. Điều đầu tiên là giáo viên cần xác định mục tiêu bài học, vì nếu khơng xác định được điều này thì những nhiệm vụ đặt ra trong phiếu học tập có thể xa rời bài học, như thế thì việc sử dụng nó trở thành vơ nghĩa.

Thơng thường việc xác định mục tiêu cho một nội dung cụ thể cần thể hiện ở 3 khía cạnh:

- Về kiến thức:

Mục tiêu kiến thức thường được chia thành 3 bậc khác nhau phù hợp với thang bậc nhận thức, thể hiện những yêu cầu ngày càng cao về mặt kiến thức mà học sinh phải đạt được, thực hiện được.

Ví dụ:

Mục tiêu bậc 1(nhớ) : yêu cầu học sinh trình bày, liệt kê, viết lại một nội dung kiến thức trong chương trình học, mục tiêu bậc 2 (hiểu) : yêu cầu học sinh phân tích được một nội dung kiến thức nào đó, và mục tiêu bậc 3(vận dụng, phân tích, ddasnhs giá) : yêu cầu học sinh đưa ra được những ý kiến bình luận, đánh giá về nhân vật hay sự kiện lịch sử…

Như vậy, với những bậc mục tiêu khác nhau, giáo viên sẽ phải đưa ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Điều này sẽ có tác dụng phân hóa năng lực của người học, đánh giá đúng và khuyến khích được khả năng sáng tạo của người học.

- Về kĩ năng:

Với mỗi nội dung, mỗi bài học có những yêu cầu về rèn luyện kĩ năng khác nhau. Có những nội dung sẽ chủ yếu yêu cầu học sinh rèn luyện và phát huy kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng khai thác thơng tin sách giáo khoa, hoặc có những nội dung

thì đặc biệt ưu tiên phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong việc hoàn thành những sản phẩm học tập…

Như vậy, với mỗi loại kĩ năng đưa ra trong mục tiêu, giáo viên cũng có những điều chỉnh, bố trí cho phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong phiếu.

- Về thái độ:

Thái độ là cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động trên cơ sở nhận thức vấn đề, thái độ luôn chứa đựng một ý thức rõ ràng về mục đích hành động của người học và có tác dụng chi phối nhất định hoạt động thực tiễn của người học.

Về mặt thái độ, giáo viên nên kết hợp cả trong quá trình học tập của học sinh, bằng những quan sát, đánh giá dựa trên thái độ tích cực, hăng hái trong việc tham gia các hoạt động học tập của học sinh.

Ví dụ: Khi đã xác định được mục đích của phiếu học tập sử dụng trong bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào là hỗ trợ học sinh khai thác kiến thức nội dung các giai đoạn phát triển của vương quốc Lào, giáo viên sẽ phải thiết kế mục tiêu cho phiếu học tập.

Về kiến thức: Học sinh trình bày tóm tắt được những đặc điểm chính trong 3 giai đoạn phát triển của lịch sử vương quốc Lào (TK XIV – XVIII).

Về kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng lập sơ đồ tổng hợp kiến thức.

Về thái độ: Giáo dục cho học sinh tình cảm yêu quý và trân trọng truyền thống lịch sử của nước láng giềng gần gũi với Việt Nam

Từ những mục tiêu đó, giáo viên sẽ đưa ra yêu cầu trong phiếu học tập – tức là nhiệm vụ học sinh sẽ phải thực hiện trong phiếu.

2.4.3. Xây dựng nhiệm vụ người học phải thực hiện

Với mỗi bài học, mỗi nội dung khác nhau giáo viên sẽ thiết kế những nhiệm vụ học tập khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra, phù hợp với điều kiện cụ thể và nhu cầu mong muốn của người học. Bên cạnh đó, nhiệm vụ học tập trong

mỗi phiếu học tập phải phù hợp với năng lực của người học, phù hợp với nội dung bài học và thời lượng tiết học.

Nhiệm vụ của phiếu học tập mà giáo viên đưa ra phải hướng đến mục tiêu bài học, hướng đến mục đích sử dụng của giáo viên. Nhiệm vụ đề ra trong phiếu học tập phải rõ ràng, hướng dẫn càng cụ thể học sinh càng dễ thực hiện nhiệm vụ và đạt được mục tiêu bài học và mục đích giáo viên đưa ra

Ví dụ cho bài Vương quốc Lào và vương quốc Cam – pu - chia, với mục đích và mục tiêu đã nêu, giáo viên sẽ đề ra yêu cầu cho phiếu học tập : Dựa vào nội

dung mục 2 – Vương quốc Lào (trang.52 – 53 SGK), em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào theo sơ đồ dưới đây:

TK XIV TK XV – XVII TK XVIII

Như vậy, với nhiệm vụ này, giáo viên đưa ra một sơ đồ trống góp phần gợi ý cho học sinh làm bài, nhiệm vụ rõ ràng như vậy học sinh có thể dễ dàng đạt được mục tiêu mà giáo viên đề ra.

2.4.4. Hoàn chỉnh phiếu và thử nghiệm

Khâu cuối cùng trong quy trình thiết kế phiếu học tập là khâu hoàn chỉnh phiếu và đưa vào thử nghiệm. Phiếu học tập hoàn chỉnh là đảm bảo được những nội dung phù hợp với mục đích giáo viên đưa ra. Bên cạnh đó, khâu hồn chỉnh phiếu là khâu giáo viên soát lại cả nội dung và hình thức của phiếu, xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp để điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót. Khi đã hồn chỉnh phiếu học tập, giáo viên nên có khâu thử nghiệm, tức là giáo viên sẽ sử dụng phiếu đó dạy học

trong một lớp, nếu hiệu quả, khả thi thì sẽ áp dụng vào các lớp cịn lại, nếu không khả thi hay có thiếu sót trong quá trình thử nghiệm thì điều chỉnh kịp thời để sử dụng hiệu quả hơn cho những tiết sau.

Ví dụ: Phiếu học tập thiết kế nhằm hỗ trợ học sinh khi tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào (Bài 9 – Vương quốc Cam – pu – chia và vương quốc Lào) được hoàn chỉnh như sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:………………………………………………….Lớp:…………………

Nhiệm vụ: Dựa vào nội dung mục 2 – Vương quốc Lào (trang 52 – 53 SGK), em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào theo sơ đồ dưới đây:

TK XIV TK XV – XVII TK XVIII

Thời gian hoàn thành: 7 phút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)