Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 42 - 45)

1.2.1 .Mục đích khảo sát

1.2.3. Kết quả khảo sát

Sau khi tiến hành phỏng vấn phát phiếu điều tra và khảo sát bằng phiếu đối với giáo viên và học sinh tại Trung tâm GDTX Đình Xuyên, tổng hợp kết quả thu được, qua phân tích chúng tơi khái qt như sau:

a)Ý kiến của giáo viên và học sinh về phương pháp dạyvà học trong dạy học Lịch sử

Qua phân tích kết quả điều tra cho thấy, giáo viên thường chọn phương pháp thuyết trình nội dung bài học kết hợp với vấn đáp trong giờ dạy Lịch sử. Có 7% ý kiến học sinh cho rằng giáo viên có sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn các em khai thác kiến thức. Điều này cho thấy, bước đầu giáo viên đã đưa phiếu học tập vào làm công cụ hỗ trợ cho giờ dạy. Tuy nhiên, những hình thức dạy học tích cực mới như hoạt động nhóm, trực quan chưa được giáo viên thường xuyên triển khai và chưa có hiệu quả.

Phƣơng pháp dạy học Ý kiến giáo viên (Tỉ lệ %)

Ý kiến học sinh (Tỉ lệ %)

Thuyết trình nội dung bài học 74% 80% Phát vấn(sử dụng câu hỏi) 90% 70.2%

Làm việc nhóm 30% 25%

Sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu)

28% 30%

Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu 46% 34,4% Hướng dẫn khai thác kiến thức với sự hỗ

trợ của phiếu học tập

10% 7%

Bảng 1.1. Bảng tổng hợp ý kiến giáo viên và học sinh về phƣơng pháp dạy học trong giờ học Lịch sử

Tất cả giáo viên đều cho rằng các công cụ/phương tiện dạy học đều có vai trị rất quan trọng trong dạy học. Tuy nhiên, khi hỏi họ có thường xuyên sử dụng cơng cụ/phương tiện hỗ trợ trong dạy học khơng thì có đến 95,2% lựa chọn ở mức thỉnh thoảng mới sử dụng. Những công cụ/phương tiện được giáo viên lựa chọn chủ yêu là tranh ảnh, bản đồ (97,1%) ngồi ra có 1 số rất nhỏ có sử dụng thêm phiếu học tập, tư liệu tham khảo.

Về tần suất triển khai, học sinh cho rằng giáo viên hiếm khi, hoặc chưa bao giờ tổ chức các hoạt động nhóm, sử dụng tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu trong các giờ dạy Lịch sử. Có tới 80,0% ý kiến học sinh cho rằng những hoạt động học tập mà các em được tham gia trong giờ học Lịch sử là nghe giáo viên thuyết trình và trả lời câu hỏi của giáo viên. Chỉ có 7 % ý kiến cho rằng giáo viên của các em hướng dẫn các em khai thác kiến thức với sự hỗ trợ của phiếu học tập.

Về mức độ sử dụng phiếu học tập: Khi được hỏi về mức độ sử dụng phiếu học tập trong giờ dạy Lịch sử được thể hiện qua biểu đồ sau:

1.1.Biểu đồ về mức độ sử dụng sử dụng phiếu học tập của giáo viên trong giờ Lịch sử

Qua kết quả trên cho ta thấy, mặc dù phiếu học tập đã là một phương tiện khá phổ biến nhưng vẫn cịn hơn 50% giáo viên khơng bao giờ sử dụng trong giờ dạy Lịch sử. Đối với những người có sử dụng đa số là ở mức hiếm khi sử dụng ( 31,1%), còn lại là sử dụng ở mức thỉnh thoảng (12,4%) và thường xuyên (5,1%).

Điều này cũng là một tín hiệu tốt, cho thấy giáo viên đã bắt đầu áp dụng công cụ này vào dạy học.

Đối với những giáo viên ít khi sử dụng phiếu học tập hoặc khơng sử dụng phiếu học tập, thì họ cho ý kiến rằng, khi thiết kế và sử dụng phiếu học tập vào dạy học, họ thường gặp những khó khăn như : Cảm thấy khơng hiệu quả; Không biết lựa chọn nội dung phù hợp; Lúng túng khi thiết kế; Sợ không đủ thời gian cho tiết học.

Về mục đích và cách thức sử dụng phiếu học tập: Phần lớn giáo viên sử dụng phiếu học tập để củng cố bài học (92,2%), giáo viên phát phiếu cho học sinh làm khi sơ kết bài học và thu lại khi hết giờ. Còn lại là sử dụng phiếu học tập để học bài mới. Giáo viên chưa quan tâm đến việc sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà và kiểm tra bài cũ. Những giáo viên sử dụng phiếu học tập trong dạy học đều nhận thấy đây là cơng cụ hữu ích trong dạy học, trợ giúp học sinh khai thác kiến thức và củng cố kiến thức dễ dàng hơn.

b) Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn học và các hình thức dạy học của giáo viên khi sử dụng phiếu học tập

Khi được hỏi về mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Lịch sử thì phần lớn học sinh khơng có hứng thú với mơn học Lịch sử: 87,1% ý kiến học sinh không hứng thú với môn Lịch sử; 2,1% ý kiến học sinh trả lời có hứng thú với mơn Lịch sử và cịn lại là bình thường.

Về mức độ hứng thú đối với các hình thức tổ chức dạy học của giáo viên trong giờ Lịch sử: 90% ý kiến khơng thích nghe giáo viên thuyết trình và trả lời câu hỏi trong giờ Lịch sử; phần lớn ý kiến rất thích hoạt động làm việc với phiếu học tập (45,2%) và xem phim tư liệu (89,3%).

Như vậy chúng ta có thể thấy, đối với những giáo viên có sử dụng cơng cụ/ phương tiện dạy học vào nhằm hỗ trợ bài dạy, đa số học sinh rất hứng thú, rất thích học theo hình thức mới đó. Bên cạnh đó, có nhiều học sinh cho rằng khi giáo viên sử dụng phiếu học tập trong dạy học, các em lại không hứng thú lắm bởi vì các em

chưa quen khi làm việc với nó. Với những học sinh có hứng thú với cách học có sự hỗ trợ của phiếu học tập (42,1%) thì cho rằng phiếu học tập đã giúp các em khai thác và củng cố kiến thức dễ dàng hơn, nhớ lâu hơn khi nghe giáo viên thuyết trình. Có những học sinh cịn đề xuất giáo viên nên thiết kế và sử dụng phiếu học tập với nhiều hình thức phong phú hơn, vì phần lớn những phiếu học tập giáo viên sử dụng chỉ là những câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu các em làm cuối giờ học. Đây là những ý kiến khá xác đáng, những đề xuất này sẽ góp phần giúp chúng tôi định hướng tốt hơn trong cách thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)