1.2.1 .Mục đích khảo sát
2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung của phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại
2.1.2. Nội dung của phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại
Nội dung cơ bản của khóa trình Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (lớp 10, chương trình chuẩn) bao gồm năm chương, chia làm 10 bài và được học trong 16 tiết, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Chương II: Xã hội cổ đại.
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đơng, địa bàn, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại, sự phân hóa xã hội với sự ra đời của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, tổ chức của nhà nước chuyên chế của nhà vua, những thành tựu về văn hóa phương Đơng.
- Nét khái quát về thiên nhiên và đời sống của cư dân Địa Trung Hải, những biểu hiện và nguyên nhân của sự phát triển nghề thủ công và thương nghiệp của các quốc gia cổ đại phương Tây; nội dung của chế độ chiếm nô, hiểu được đời sống vật chất và địa vị xã hội của các giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là thị quốc và nhưng biểu hiện của chế độ dân chủ cổ đại; quá trình chuyển biến từ thị quốc thành đế quốc với việc thể chế dân chủ bị bóp chết thay vào đó là nguyên thủ, một hoàng đế đầy quyền lực; những cuộc đấu tranh của chế độ nô lệ chống lại chế độ chiếm nơ; những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rơ-ma trên các lĩnh vực: Lịch và chữ viết, tốn học, văn học, nghệ thuật, kiến trúc.
Chương III: Trung Quốc thời phong kiến
Qúa trình hình thành xã hội phong kiến, những nét chính về tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến qua các triều đại, những bước phát triển về kinh tế và những thành tựu về văn hóa Trung Quốc, những điểm khác nhau, những tiến bộ trong tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách phát triển kinh tế qua các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Chương IV: Ấn Độ thời phong kiến
- Những nét khái quát về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí, truyền thống văn hóa của Ấn Độ; sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên ở Ấn Độ; sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đầu tiên ở Ấn Độ ven bờ song Hằng, sự thống nhất Ấn Độ dưới triều vua A – sô – ca (TK III TCN); sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp – ta (319 – 476) với sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ: Đạo phật tiếp tục được truyền bá, đạo Hin – đu ra đời, nhiều chùa hang
được xây dựng, chữ Phạn được hồn thiện…những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Ấn Độ đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Những nét chính lịch sử Ấn Độ dưới Vương triều Hồi giáo Đê- li (1206 – 1526) và Mô – gôn (1526 – 1707) về tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách thống trị và tơn giáo; qua đó thấy được sự khác nhau giữa hai vương triều này; vị trí của vương triều Đê – li và vương triều Mô – gôn trong lịch sử Ấn Độ; những cơng trình kiến trúc tiêu biểu trong thời kì này như: lăng mộ Ta – jơ Ma – han, lâu đài Thành Đỏ ( La Ki – la)…Ấn Độ trong tình trạng chia rẽ và khủng hoảng nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến
- Hiểu được những nét cơ bản về sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á: Chăm – pa, Phù Nam, Kê – da… Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, biết được tên gọi, địa điểm, thời gian hình thành các quốc gia phong kiến Đơng Nam Á.
- Trên cơ sở những nét khái quát cần nắm được một số quốc gia cụ thể ở đây là Vương quốc Lào và Cam – pu – chia. Đối với Vương quốc Cam – pu – chia cần tìm hiểu những nét về điều kiện tự nhiên, con người ở đây, sự phát triển rực rỡ của Vương quốc Cam – pu – chia dưới thời Ăng – co với những biểu hiện cụ thể; đối với Vương quốc Lào cần nắm được sự phát triển của Vương quốc Lào qua các thời kì, những thành tựu về văn hóa, sự sáng tạo, những nét độc đáo về văn hóa của hai dân tộc này.
Chương VI: Tây Âu thời trung đại
- Những nét chính về q trình hình thành các vương quốc của người Giéc – man. Tên các vương quốc đầu tiên được hình thành, những việc làm của người Giéc – man khi tràn vào lãnh thổ của Rơ – ma; q trình phong kiến hóa ở Vương quốc Phơ – răng, sự xuất hiện Lãnh chúa phong kiến và nông nô, địa vị về kinh tế và chính trị của Lãnh chúa và nơng nơ; hiểu được sự khác nhau về quá trình hình thành giữa các quốc gia phong kiến ở châu Á. Nắm được tổ chức kinh tế lãnh địa ở các
nước Tây Âu; những biểu hiện của nền kinh tế trong các lãnh địa, hiểu được đây là nền kinh tế tự cấp tự túc; những nét cơ bản về đời sống chính trị trong lãnh địa cũng như sinh hoạt của các lãnh chúa phong kiến; nắm được khái niệm: Lãnh địa? lãnh chúa phong kiến? nông nô? Nguyên nhân xuất hiện các thành thị trung đại, những hoạt động kinh tế của các thành thị trung đại, ý nghĩa của các tổ chức này; nắm được các khái niệm Phường hội? Thương hội? Hiểu được nguyên nhân vì sao văn hóa Tây Âu thời kì sơ trung đại khơng phát triển được.
- Hiểu được nguyên nhân và điều kiện cần thiết của các cuộc phát kiến địa lí; các cuộc phát kiến địa lí lớn của Đi – a – xơ, Va – xcô đờ Ga – ma, C.Cô – lôm – bô, Ph. Ma – gien – lan; hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí; nắm được khái niệm : phát kiến địa lí; q trình tích lũy ban đầu củu chủ nghĩa tư bản, số vốn đầu tiên mà thị dân Tây Âu tích lũy là do đâu? Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu, những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu; hiểu được khái niệm: Tích lũy tư bản nguyên thủy; Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Hiểu được hoàn cảnh dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng. Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của Cải cách tôn giáo ở Tây Âu; nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân ở Đức, hiểu được thế nào là cải cách tôn giáo.
- Ơn tập hệ thống hóa lại tồn bộ kiến thức phần lịch sử thế giới cổ - trung địa với ba thời kì lớn của xã hội lồi người: thời kì xã hội ngun thủy, thời kì cổ đại, thời kì phong kiến.
Với những nội dung cơ bản như trên, chúng ta có thể nhận thấy đây là một nội dung khó, lượng kiến thức lớn:
- Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều nội dung cần nhớ và hiểu sâu trong tiến trình Lịch sử thế giới, chính vì vậy, học sinh phải nhớ một lượng kiến thức tương đối lớn.
- Có nhiều khái niệm lịch sử quan trọng và khó nhớ trong nội dung này như: chế độ chuyên chế cổ đại, nền dân chủ cổ đại, lãnh địa phong kiến…
Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho giáo viên khi dạy nội dung này đó là phải tìm ra những phương pháp giảng dạy, những công cụ, phương tiện hỗ trợ tối ưu nhất cho học sinh khi tìm hiểu kiến thức, nội dung bài học.
Với những u cầu đó, chúng tơi xin đưa ra biện pháp giúp học sinh học tốt