Sử dụng phiếu học tập khi chuẩn bị bài ở nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 73 - 76)

1.2.1 .Mục đích khảo sát

2.5. Một số biện pháp hƣớng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập

2.5.1. Sử dụng phiếu học tập khi chuẩn bị bài ở nhà

Theo các nhà nghiên cứu, tự học của học sinh là một hoạt động hỗ trợ cho việc học tập trên lớp. Tự học ở nhà giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức, tạo điều kiện cho việc học bài mới dễ dàng hơn. Do vậy, nội dung tự học ở nhà của học sinh rất phong phú, bao gồm: nắm vững tài liệu đã học tập bằng cách: đọc sách

vở, làm bài tập, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, nghiên cứu các tài liệu tham khảo…; tự ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị bài học mới nhằm tái hiện và hiểu sâu kiến thức đã học.

Trong việc thực hiện hoạt động tự ơn tập ở nhà, học sinh hồn thành các bài tập do giáo viên đưa ra trước và sau mỗi giờ học . Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc hướng dẫn ơn tập ở nhà. Chúng ta có thể chia làm hai loại phiếu học tập theo hai hoạt động: phiếu học tập hướng dẫn ôn tập bài cũ và phiếu học tập hướng dẫn chuẩn bị bài mới. Phiếu học tập hướng dẫn ơn tập bài cũ giáo viên có thể thiết kế dưới dạng bảng thống kê nội dung, bảng so sánh hoặc tổng hợp kiến thức, việc này tùy thuộc vào nội dung của bài học và mục đích giáo viên muốn hướng đến.

Đối với việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài học mới, giáo viên thiết kế các phiếu học tập trong đó khơng chỉ định hướng những nhiệm vụ học sinh cần làm như: đọc và ghi tóm tắt nội dung bài học được viết trong sách giáo khoa, ghi lại những nội dung chưa hiểu mà quan trọng là định hướng ôn tập lại những sự kiện, khái niệm đã học có liên quan đến chủ đề sẽ học trong bài mới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho học sinh thu nhận kiến thức mới hiệu quả hơn. Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước bài học thường là ngắn gọn với mức độ : đọc sách, hoàn thành phiếu trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 10 – 15 phút). Nội dung phiếu học tập nhắm đến các mục tiêu nhớ, tái hiện kiến thức vì học sinh có thể tự học được và giáo viên không mất thời gian dạy lại trên lớp. Hoặc nội dung trong phiếu tập trung vào một đơn vị kiến thức quan trọng mà học sinh đã học nhưng liên quan đến bài mới. Ví dụ, phiếu học tập yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà khi học Bài 4 – “Các quốc gia cổ

đại phương Tây – Hy Lạp và Rô – ma” (học sinh hoàn thành phần đặc điểm của Các quốc gia cổ đại Phương Đông trong phiếu học tập):

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:……………………………………………………….Lớp:……………

Em hãy hoàn thành nội dung đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Đông trong bảng so sánh đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây theo mẫu dưới đây:

Đặc điểm Các quốc gia cổ phƣơng Đông Các quốc gia cổ phƣơng Tây Điểm khác biệt Thời gian ra đời

Thiên niên kỉ III – IV (TCN) Phương Đông ra đời sớm hơn phương Tây Điều kiện tự nhiên Địa hình bị chia cắt bởi núi và cao nguyên, đất đai ít màu mỡ. Kinh tế -Nông nghiệp lúa

nước là chủ yếu, thủ công nghiệp. -Ở phương Tây thương nghiệp phát triển sớm. Xã hội -Thống trị: chủ nô, chủ xưởng

- Bị trị: nô lệ, kiều dân Chính trị Nền dân chủ chủ nơ

Thời gian hoàn thành: 10 phút

Việc chuẩn bị trước các nội dung đã học (về các quốc gia cổ đại phương Đông), khi học bài mới học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra kiến thức về đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Tây và nhận xét được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mơ hình phát triển của xã hội cổ đại.

Khi tiến hành củng cố bài học trong mỗi tiết học, giáo viên thiết kế các phiếu học tập hướng dẫn học sinh ôn tập những kiến thức cơ bản của bài học. Ví dụ, phiếu học tập trên cũng có thể được sử dụng sau khi học xong bài 4, học sinh sẽ hoàn thành những nội dung của bài học mới (đặc điểm các quốc gia cổ đại phương Tây). Trong bài học tiếp theo (Bài 5 – Trung quốc thời phong kiến), học sinh có thể nêu lên các đặc trưng cơ bản của xã hội cổ đại, trên cơ sở đó học sinh tìm hiểu về những

đặc trưng của xã hội phong kiến (thể hiện qua lịch sử Trung Quốc)…Theo cách này, kiến thức của học sinh ln được kết nối có hệ thống.

Như vậy, phiếu học tập không chỉ là công cụ hỗ trợ việc tổ chức hoạt động học tập trên lớp mà cịn là cơng cụ hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Để đạt được hiệu quả, phiếu học tập cần được thiết kế đúng mục đích sử dụng và hướng đến mục tiêu bài học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)