Sử dụng phiếu học tập trong tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 82 - 85)

1.2.1 .Mục đích khảo sát

2.5. Một số biện pháp hƣớng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập

2.5.3. Sử dụng phiếu học tập trong tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Phiếu học tập không chỉ là công cụ tổ chức hoạt động học tập nhằm hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức mà nó cịn là cơng cụ hỗ trợ tối ưu trong quá trình tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Để đạt được hiệu quả, phiếu học tập cần được thiết kế đúng mục đích sử dụng và hướng đến mục tiêu bài học. Giáo viên cung cấp các tiêu chí đánh giá và học sinh có thể tự chấm điểm cho các phiếu học tập của bạn học hay của chính mình. Ghi chép của học sinh trong phiếu học tập là cơ sở để giáo viên đánh giá được việc học tập của học sinh.

Đối với những phiếu học tập hỗ trợ cho hoạt động cá nhân, sau khi học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trao đổi phiếu học tập cho nhau và tự chấm điểm cho nhau. Học sinh chấm điểm bài của bạn sẽ ghi lại những ý kiến đánh giá, nhận xét của mình về bài của bạn và đi đến kết luận chung đó là điểm số trong bài. Sau khi học sinh đã tự đánh giá kết quả lẫn nhau, giáo viên sẽ lấy một vài bài bất kỳ ra chấm chung tại lớp, cùng học sinh thảo luận và đi đến kết luận chung của vấn đề.

Ví dụ: Khi dạy xong bài 7 – Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập dưới đây:

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên:………………………………………………..Lớp:………………….

Nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành những chỗ trống dưới đây để khái quát tình hình

phát triển của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến.

- Khoảng……. năm TCN đến ………..TCN, hình thành một số nhà nước đầu tiên ở………. Ma- ga – đa là………………..

- Thế kỉ III TCN …………………………….trở thành một quốc gia hùng mạnh dưới thời vua A – sô – ca. Cuối thế kỉ thứ III………………………………….

- Từ thế kỉ VI đến thế kỉ thứ VII, Vương triều Gúp – ta ……………………Văn hóa truyền thống Ấn Độ……………………………

- Từ thế kỉ VII – XII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng……………………, …………………….phát triển rộng trên tồn lãnh thổ và ảnh hưởng ra bên ngoài. - Năm 1202 – 1526, ……………………thống trị Ấn Độ. Sự giao lưu hai nền văn minh đặc sắc giữa …………………………….

- Năm 1526 – 1707, thống trị Ấn Độ, thời vua A – cơ – ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới :………………………………………………………………………

Thời gian hoàn thành: 7 phút

Với phiếu học tập này, giáo viên có thể sử dụng để kiểm củng cố bài học, kiểm tra kiến thức chương VI - Ấn Độ thời phong kiến, hoàn thành được nội dung

phiếu học tập này học sinh sẽ khái quát được sự phát triển của lịch sử Ấn Độ thời phong kiến. Giáo viên cũng có thể sử dụng phiếu học tập này để kiểm tra bài cũ, phiếu học tập có thể phát cho từng cá nhân trong đầu giờ học, yêu cầu các em hồn thành, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi phiếu cho nhau để chấm bài. Cuối cùng giáo viên lựa chọn 1 đến 2 phiếu để chấm trước lớp. Như vậy, tất cả học sinh sẽ được kiểm tra bài cũ và tất cả học sinh sẽ được đánh giá kết quả của bạn học. Sau

đó tự đánh giá kết quả của mình khi giáo viên hướng dẫn chấm 1 đến 2 bài trước lớp.

Hoặc khi dạy bài 12 – Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và

trung đại, giáo viên hướng dẫn học sinh ơn tập về thời kì Xã hội nguyên thủy, một

trong những mục tiêu mà học sinh phải đạt được đó là Giải thích được nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy. Với mục tiêu và nội dung này, đối với học sinh

GDTX sẽ khó có thể đạt được nếu khơng có sự hướng dẫn của giáo viên. Để hỗ trợ các em học tốt nội dung ôn tập này, giáo viên sẽ thiết kế một phiếu học tập dưới dạng một sơ đồ chuỗi có thơng tin và để trống một phần thông tin, nhiệm vụ của học sinh là điền thơng tin vào sơ đồ đó:

PHIẾU HỌC TẬP

Họ và tên………………………………………………..Lớp…………………….

Nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành sơ đồ giải thích nguyên nhân tan ra của xã hội nguyên thủy dưới đây:

Thời gian hoàn thành: 5 phút

Hoàn thành sơ đồ này, học sinh không chỉ tổng kết được kiến thức của chương I (giải thích nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy) mà cịn liên kết

Cơng cụ lao động kim loại xuất hiện Xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp ra đời

được kiến thức mới sẽ học ở chương II (giải thích ngun nhân xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời sớm ở phương Đông cổ đại).

Với phiếu học tập này, khi ôn tập Phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, giáo viên phát cho từng học sinh để học sinh hồn thành sau đó có thể gọi học sinh lên bảng dựa vào sơ đồ để trình bày nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy .

Như vậy, với phiếu học tập này, giáo viên có thể kiểm tra kiến thức đã học ở những bài trước của các em đồng thời nó cịn là công cụ hỗ trợ các em ôn tập kiến thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)