Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 45 - 47)

1.2.1 .Mục đích khảo sát

1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Điều tra, khảo sát ý kiến giáo viên và học sinh không chỉ giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng dạy học Lịch sử nói chung , vấn đề sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử nói riêng mà cịn là cơ sở nêu ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học.

Thứ nhất, về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mơn Lịch sử, giáo

viên chủ yếu sử dụng các hình thức dạy học truyền thống như thuyết trình, vấn đáp mà chưa quan tâm nhiều đến đổi mới các phương pháp, hình thức dạy học. Kết quả là học sinh khơng hứng thú với môn học, không muốn học và kết quả học tập khơng cao. Có nhiều giáo viên đã chú ý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh như dạy học theo nhóm, trực quan những con số này rất nhỏ, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao.

Thứ hai, mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công cụ/phương tiện

hỗ trợ trong dạy học song, giáo viên vẫn chưa đưa vào áp dụng trong dạy học, ngay cả những đồ dùng dạy học có sẵn như tranh ảnh, bản đồ mà giáo viên cũng ít sử dụng.

Thứ ba, cũng có khá nhiều giáo viên biết đến phiếu học tập và áp dụng phiếu

học tập vào dạy học, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh vì phiếu học tập chủ yếu sử dụng vào một mục đích đó là củng

cố bài học; phiếu học tập được thiết kế còn đơn điệu, chủ yếu là các câu hỏi trắc nghiệm cho tồn bài. Chính vì vậy học sinh học máy móc, khơng được rèn luyện năng lực tư duy, kĩ năng làm việc nhóm…

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy, chúng ta có thể thấy phiếu học tập đã là một công cụ khá quen thuộc trong các giờ dạy Lịch sử, đa số giáo viên và học sinh hưởng ứng và đánh giá tốt hiệu quả của nó đem lại trong dạy học. Mặc dù chưa thể kiểm chứng một cách đầy đủ mức độ hiệu quả, nhưng cơ bản là chúng ta thấy được sự tích cực, sự ủng hộ của giáo viên và học sinh đối với công cụ hỗ trợ dạy học này.

Phiếu học tập là một công cụ hỗ trợ cần thiết đối với quá trình chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Phiếu học tập không chỉ hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh kiến thức trong quá trình học tập trên lớp mà phiếu học tập còn hướng dẫn học sinh cách học tập ở nhà. Ngồi ra, phiếu học tập cịn rèn luyện một số kỹ năng học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong môn Lịch sử.

Khảo sát thực trạng cho thấy, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử ở trung tâm GDTX Đình Xuyên hiện nay chưa được chú ý đúng mực. Giáo viên đã thiết kế và sử dụng phiếu học tâp để hướng dẫn học sinh học tập , tuy nhiên mục đích sử dụng và hình thức sử dụng chưa phong phú, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa thực sự hứng thú với công cụ hỗ trợ này dẫn đến hiệu quả dạy học chưa cao.

Những vấn đề trên là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung, các loại phiếu và hình thức sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử ở trung tâm GDTX Đình Xuyên

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trung tâm GDTX đình xuyên, gia lâm, hà nội (vận dụng qua phần lịch sử thế giới cổ đại và trung đại chương trình chuẩn) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)