1.2.1 .Mục đích khảo sát
2.6. Thực nghiệm sƣ phạm
2.6.5. Kết quả thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức và thăm dò ý kiến học sinh đối với giờ học thực nghiệm.
Về kiến thức:
Việc học sinh hiểu bài thể hiện ở kết quả bài kiểm tra qua số điểm giỏi và khá của lớp thưc nghiệm cao hơn lớp đối chứng, thể hiện ở bảng tổng hợp dưới đây:
Lớp Điểm Giỏi 9 - 10 Điểm Khá 7 – 8 Điểm TB 5 - 6 Điểm Yếu, Kém < 5 Lớp TN (37hs) Số lượng 6 18 18 1 Tỉ lệ % 16.2 48.6 32.5 2.7 Lớp ĐC (37hs) Số lượng 2 10 20 5 Tỉ lệ % 5.4 27.2 53.9 13.5
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC
Các bài đạt điểm giỏi là những bài trả lời đúng , đầy đủ các ý, đạt điểm số từ 9 đến 10.
Các bài đạt điểm khá là những bài trả lời đúng, nhưng chưa đủ các ý, có điểm số từ 7 đến 8.
Các bài đạt điểm trung bình là những bài trả lời đúng, chính xác một nửa số ý, có điểm từ 5 đến 6.
Các bài yếu, kém là những bài khơng có nội dung trả lời đạt 50% các ý đúng, có điểm số dưới 5.
Qua bảng 2.2, dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm đã thông qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tơi nhận thấy: chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm luôn cao hơn học sinh lớp đối chứng, thể hiện bằng các kết quả cụ thể như sau:
Ở lớp thực nghiệm hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đưa ra. Phần lớn các em đều đi đúng hướng, trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Trong khi làm bài, các em đã biết chọn lọc kiến thức cơ bản, sắp xếp logic, vận dụng kiến thức tốt. Vì vậy, tỉ lệ phần trăm đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm chiếm 24.3% (cao hơn tỉ lệ lớp đối chứng là 10.8%); tỉ lệ phần trăm điểm khá chiếm 48.6% (cao hơn lớp đối chứng
21.4%); tỉ lệ phần trăm điểm trung bình chiếm 32.5% (trong khi tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 53.9%); chỉ có 2.7% học sinh bị điểm kém (lớp đối chứng là 13.5%).
Để cụ thể hóa sự chênh lệch trong kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, ta có thể biểu diễn qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC
Như vậy, qua hai bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt của kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Ở lớp đối chứng, không sử dụng phiếu học tập hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh, phần lớn các em chưa lựa chọn được đáp án đúng và chưa khái quát được kiến thức cơ bản. Vì vậy, kết quả kiểm tra đạt được khơng cao: tỉ lệ phần trăm đạt điểm giỏi chiếm 5.4%, tỉ lệ phần trăm đạt điểm khá chiếm 27.2%, tỉ lệ phần trăm đạt điểm trung bình chiếm 53.9%, tỉ lệ phần trăm điểm yếu, kém chiếm 13.5%.
Chúng tơi áp dụng tính điểm trung bình của một lớp theo cơng thức:
(a x n1)+(b x n2)+(c x n3) + (d x n4)+(e x n5) +… Điểm TB =
A
Trong đó: a; b; c…. là: các con điểm mà HS đạt được
n1; n2; n3… là số học sinh đạt được của mỗi con điểm A: tổng số học sinh
Ví dụ:
(4x3)+(5x12)+(6x8)+(7x6)+(8x3)+(9x1)+(10x1)
ĐTB 10A1 = = 6.0 37
Chúng ta được điểm trung bình của lớp 10a1 là 6.0 điểm (điểm TB); cũng tính với cơng thức trên, điểm trung bình của lớp 10A2 là 7.45 điểm (điểm khá). Điều này chứng tỏ kết quả của bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm 10A2 cao hơn lớp đối chứng 10A1. Như vậy, với giáo án thực nghiệm – có sử dụng một số loại phiếu học tập đã cho kết quả cao hơn cách dạy thông thường. Với số điểm khá – giỏi cao hơn, chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm thu nhận được kiến thức chắc hơn, sâu hơn. Với sự hỗ trợ đắc lực của các loại phiếu học tập, học sinh có điều kiện nghiên cứu, chuẩn bị cho bài học một cách kĩ càng hơn, hiệu quả hơn. Ngồi ra học sinh cịn biết cách khai thác kiến thức bài học một cách hiệu quả hơn.Thông qua những mẫu phiếu học tập giáo viên cung cấp, học sinh sẽ tìm ra cho mình những loại phiếu học tập làm công cụ hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động học tập của mình ở những bài học, môn học khác.
Kết quả điểm kiểm tra cho thấy, với các phiếu học tập giáo viên chuẩn bị và cung cấp để hỗ trợ cho học sinh trong học tập đã tăng được tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Lịch sử. Các em đã hiểu bài, hiểu yêu cầu của đề kiểm tra và trả lời tương đối đầy đủ. Một số học sinh đạt điểm cao, khi được hỏi về phương pháp học tập, các em trả lời: do được làm việc với phiếu học tập bằng cách hoàn thành những nhiệm vụ trong phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên và
có sự trao đổi giữa các bạn trong nhóm với nhau nên tính tích cực tăng lên và nhớ được kiến thức lâu hơn.
Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, số học sinh đạt điểm trung bình vẫn cịn 32.5%, điều này cũng dễ hiểu bởi vì học sinh GDTX có những đặc điểm nhận thức khá riêng biệt so với học sinh THPT. Bởi vậy, khi áp dụng những phương pháp dạy học mới hơn so với bình thường, các em chưa thực sự quen. Điều này sẽ được khắc phục khi giáo viên thường xuyên sử dụng phiếu học tập trong các bài dạy của mình, giáo viên sẽ là người tập cho học sinh thói quen làm việc độc lập và tích cực, chủ động hơn.
Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng là một trong ba mục tiêu quan trọng nhất của một bài học. Với cách dạy thông thường ở lớp đối chứng phần lớn hoạt động của học sinh là theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi của giáo viên. Học sinh không được nhận xét, đánh giá kết quả học tập của bạn, của mình. Giáo viên khơng tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh tham gia. Chính vì thế học sinh trở nên thụ động, không phát huy được khả năng sáng tạo trong quá trình học. Chúng tơi áp dụng giáo án thực nghiệm với việc bổ sung những kĩ năng tích cực, cần thiết vào q trình học tập và cuộc sống của học sinh như: kĩ năng tự học, tự đánh giá, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể,kĩ năng sơ tổng hợp kiến thức, kĩ năng nhận xét, làm việc nhóm… Với những kĩ năng này học sinh sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học, hơn nữa với những loại phiếu học tập cịn giúp các em ơn tập kiến thức rất tốt, nhất là đối với kiến thức môn Lịch sử.
Qua phân tích, tổng hợp, chúng tơi thu được kết quả như sau: lớp đối chứng, chỉ có 11,62% ý kiến học sinh cho rằng được chủ động tìm kiếm, xử lí các tài liệu liên quan đến nội dung bài học, học sinh cảm thấy mình mạnh dạn hơn khi đứng trước tập thể để trình bày ý kiến. Ngồi ra, có 69,76% ý kiến học sinh cho rằng lớp học trầm, 55,16% ý kiến học sinh cho rằng mình khơng được tham gia vào các hoạt động học ở lớp do giáo viên tổ chức.
Ở lớp thực nghiệm, những con số hồn tồn ngược lại, có 81,25% ý kiến học sinh cho rằng được chủ động tìm kiếm, xử lý những nguồn tài liệu bổ sung cho nội dung bài học. Và đa số học sinh đều cho rằng có thể nắm và trình bày lại kiến thức thơng qua sơ đồ nội dung (79,16%). Đặc biệt, phần lớn học sinh đều đã ý thức được và tham gia tích cực vào q trình tự kiểm tra đánh giá kết quả của mình và quá trình tự kiểm tra đánh giá trên lớp (87,5% và 83,3%). Với cách tổ chức dạy học như vậy, cộng với sự hỗ trợ của các loại phiếu học tập đã làm cho tiết học trở nên sôi nổi (79,16%) và có rất nhiều học sinh được chủ động tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp (77,08%).
Tổng kết lại, ở lớp thực nghiệm, sự chủ động, tích cực của học sinh được phát huy nhiều hơn, học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập hơn. Qua đây chúng ta càng khẳng định được hiệu quả của phiếu học tập trong việc hỗ trợ học sinh và giáo viên trong q trình dạy học mơn Lịch sử.
Về thái độ:
Thái độ học tập tích cực chính là hệ quả của việc có hứng thú, lòng say mê học tập. Hơn 70% học sinh cho rằng giờ học được làm việc với phiếu học tập diễn ra rất sơi nổi, học sinh tích cực hoạt động. 93,2% học sinh cảm thấy bài học dễ hiểu, sinh động và hấp dẫn; 90.8% học sinh mong muốn được tiếp tục học tập những giờ Lịch sử có sự hỗ trợ của các phiếu học tập như đã thực nghiệm.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc với phiếu học tập, một số học sinh vẫn cịn gặp khó khăn trong việc lựa chọn những nội dung kiến thức cơ bản, thời gian để hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập cịn tương đối ít vì các em chưa kịp thích nghi.
Tiểu kết chƣơng 2
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại – SGK Lịch sử lớp 10 THPT, chúng tôi thiết kế và đưa ra định hướng sử dụng cho các loại phiếu học tập (thuộc phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại – Lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn).
Trong quá trình thiết kế phiếu học tập cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những mục tiêu đã đề ra, nội dung kiến thức bài học và kết hợp với đối tượng học sinh.Việc sử dụng các loại phiếu học tập là một việc làm cần được khuyến khích và nhân rộng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với giáo viên cần phải đầu tư, xây dựng những công cụ nhằm hỗ trợ hoạt động cho học sinh. Học sinh cần phải thay đổi cách tư duy và cách học theo hướng tích cực, chủ động.
Quá trình thực nghiệm sư phạm đã cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng các loại phiếu học tập vào học tập môn Lịch sử lớp 10 ở Trung tâm GDTX Đình Xuyên. Nếu như ở lớp đối chứng, học sinh không được giáo viên cung cấp các loại phiếu học tập, học sinh khơng có điều kiện học tập một cách chủ động, tích cực. Ở lớp thực nghiệm, với việc sử dụng các loại phiếu học tập, học sinh có điều kiện tiếp thu kiến thức một cách chủ động, tích cực, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Các loại phiếu học tập đã trợ giúp các em hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu bài học.
Bên cạnh đó, các kĩ năng cần thiết cho học tập và cuộc sống cũng được rèn luyện và phát huy thông qua việc thực hiện nhiệm vụ nhóm với sự hỗ trợ của phiếu học tập như: kĩ năng khái quát, lựa chon nội dung, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đặt mục tiêu…
Cũng với sự hỗ trợ của phiếu học tập, tính tích cực, chủ động của học sinh được thể hiện một cách rõ nét. Học sinh ý thức được vai trị của mình trong quá trình học tập. Quan niệm dựa và giáo viên dần dần bị xóa bỏ, thay vào đó là ý thức tự học, khám phá, tự đặt ra mục tiêu và phấn đấu đạt được dựa vào sự góp ý, chỉ dẫn của giáo viên và các công cụ hỗ trợ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Sau khi nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử ở Trung tâm GDTX Đình Xun, chúng tơi xin đưa ra một số kết luận sau:
1. Với xu hướng dạy học lấy người học làm trung tâm, các phương pháp dạy học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. Học sinh phải là trung tâm của quá trình dạy học, được tham gia vào các hoạt động học tập thật tích cực, chủ động. Vì thế, việc sử dụng những công cụ nhằm hõ trợ hoạt động học tập là đặc biệt cần thiết và phù hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay.
2. Việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập nhằm hỗ trợ trong học tập môn Lịch sử sẽ giúp giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập. Các cơng cụ này cịn tạo điều kiện cho học sinh tham gia một cách tích cực vô các hoạt động học tâp, học sinh sẽ được hoạt động thực sự, thay vào đó là những giờ học thuyết trình một chiều của giáo viên. Thông qua các loại phiếu học tập này, học sinh sẽ được học một cách chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
3. Trong quá trình thực nghiệm, bên cạnh hiệu quả của các loại phiếu học tập mang lại, chúng tơi cũng phát hiện một số khó khăn và hạn chế như sau:
- Đối với giáo viên: phải thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động học tập đa dạng cho hoc sinh tham gia, theo dõi q trình học tập của học sinh thơng qua việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Mặt khác giáo viên phải có những phản hồi kịp thời khi học sinh có những yêu cầu, thắc mắc.
- Đối với học sinh: phần lớn học sinh vẫn chưa quen với cách học này, sự thay đổi về cách tư duy, cách làm việc mới này có thể sẽ khiến học sinh bị áp lực và có tâm lí lo sợ.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả của quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, chúng tôi xin khuyến nghị một số vấn đề sau:
1. Đối với cấp ngành giáo dục: Tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng của những khóa học, đợt tập huấn cho cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên về thiết kế và sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập cho học sinh trong đó có phiếu học tập.
2. Đối với giáo viên: Giáo viên phải là người chủ động, đi đầu trong công tác đổi mới các hoạt động học tập, tạo ra hứng thú và sự chủ động cho học sinh trong quá trình dạy học. Mỗi giáo viên phải thực sự là người hỗ trợ, hướng dẫn tích cực, thực sự sáng tạo trong quá trình thiết kế, sử dụng những loại phiếu học tập nhằm hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh. Giáo viên nên thiết kế các loại phiếu học tập phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu và nguyện vọng của các em.
3. Sinh viên ngành sư phạm Lịch sử ở các trường đại học trong quá trình học nên đầu tư, nghiên cứu và xây dựng những công cụ hỗ trợ hoạt động học tập cho học sinh, đây sẽ là vốn kiến thức quan trọng để dùng trong quá trình dạy học sau này.
Tóm lại, đổi mới phương pháp dạy học phải thực sự gắn liền với đổi mới các hoạt động học tập, đổi mới cách tổ chức các hoạt động học tập ở trường phổ thông. Yêu cầu quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy học là người học phải được chủ động và tham gia một cách tích cực vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức - có như vậy, quan điểm lấy người học làm trung tâm mới thực sự được triển khai và góp phần vào việc đào tạo những con người mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Kim Anh (2004) “Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường
THPT”, Tạp chí Giáo dục, (48) tr. 34 – 36.
2. Nguyễn Văn Thái Bình (2010), “Thiết kế phiếu học tập trong dạy học hợp
tác bài giảng phương trình bậc 2 – đại số lớp 10”, Tạp chí giáo dục,(232), tr. 38 – 40.
3. Tôn Quang Cƣờng (2008) , Bài giảng Phương pháp công nghệ dạy học.
Khoa sư phạm, Trường ĐH Giáo Dục – ĐH QGHN.
4. Nguyễn Thị Côi (2008), Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy