Cácyếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 25 - 28)

1.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp được phản ánh trong vốn kinh doanh, lượng tiền mặt, ngoại tệ và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các yếu tố này doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn tương xứng để phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Nếu như cấu trúc vốn không hợp lý, quá nhiều vốn mà khơng có lao động hoặc ngược lại, q nhiều lao động mà khơng có vốn thì doanh nghiệp sẽ không phát triển được hoặc sẽ phát triển không cân đối. Vốn là một yếu tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh là yếu tố cần thiết trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Nó cũng là yếu tố khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu và phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc, chất lượng sản phẩm và sự hiện diện trên trường quốc tế. Nhà nước luôn đề ra các chính sách xúc tiến để tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đối với các doanh nghiệp khác trên thế giới, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư hiện tại cũng như trong tương lai. Đó cũng là một yếu tố rất thiết thực, bởi vì sức ép ngày càng lớn thì ngày càng trở nên khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong việc thâm nhập, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình.

16

Yếu tố về cơng nghệ trong sản xuất là rất cần thiết để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng. Yếu tố về cơng nghệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm q trình sản xuất. Hiện nay, máy móc cơng nghệ được sử dụng trong hầu hết các công đoạn sản xuất hàng dệt may. Cơng nghệ càng tiên tiến thì càng thuận lợi trong các hoạt động, kể cả hoạt động xuất khẩu, điều này giúp đẩy nhanh quá trình và giảm đi các yếu tố nhân cơng khơng cần thiết ảnh hưởng đến q trình sản xuất và gia cơng hàng hóa xuất khẩu. Yếu tố công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho thấy những lợi ích thiết thực, nó cho phép các nhà kinh doanh dệt may nắm bắt thông tin, xu hướng nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát sản phẩm xuất khẩu, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển lâu dài, cũng như nâng cao trình độ hiểu biết, giảm thiểu thời gian không cần thiết, ngày càng gần hơn với tri thức phát triển thế giới.

Chất lượng và giá cả của sản phẩm là hai phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may. Chất lượng của sản phẩm là tổng thể các chi tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện nhất định của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn. Cùng với chất lượng sản phẩm, giá cả ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của sản phẩm, khi giá thấp thì sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn, khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới lớn hơn, sẽ xuất khẩu được nhiều hơn.

Cơ cấu tổ chức công ty hợp lý sẽ phát huy được trí tuệ của mọi thành viên trong doanh nghiệp phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời vẫn đảm bảo các quyết định sản xuất kinh doanh được đưa ra nhanh chóng và chính xác. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp để giải quyết những vấn đề này, đáp ứng những thách thức biển đối của môi trường kinh doanh và nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ngoài ra, ban lãnh đạo doanh nghiệp là bộ phận đầu não của doanh nghiệp - nơi xây dựng các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, nhằm đề ra các mục tiêu và đồng thời giám sát việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược doanh nghiệp đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp và chỉ đạo điều hành giỏi của các cán bộ doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

17

Chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may. Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật khác nhau, từ đây cần sự hiểu biết, nắm bắt được hệ thống pháp luật của các quốc gia mình hợp tác. Điều này sẽ dẫn đến việc hình thành các khối kinh tế và chính trị của một nhóm các quốc gia, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu, đặc biệt là của các công ty dệt may. Luật pháp bao gồm các yếu tố chính như thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khấu.

Tỷ giá hối đoái thể hiện giá cả của ngoại tệ so với đồng nội tệ hay quan hệ so sánh giữa giá trị của đồng nội tệ và ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, do đó, việc tìm hiểu sự thay đổi của tỷ giá hối đối là rất quan trọng giữa đồng Việt Nam và đồng Đơ la Mỹ. Nếu tỷ giá hối đối cao hơn tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái thấp hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp nên thu hẹp quy mơ xuất khẩu. Để biết được tỷ giá hối đoái, các doanh nghiệp cần hiểu rõ cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó hàng ngày.

Yếu tố chính trị là một yếu tố rất quan trọng, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hiện tại mà nó cịn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong tương lai. Thơng thường xung đột về chính trị nói chung gắn liền với xung đột về ngoại giao và kinh tế. Hệ thống thể chế chính trị có thể tạo điều kiện hoặc tạo ra những rủi ro không lường trước được đối với sự tham gia của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế hay khi xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác. Một quốc gia có điều kiện chính trị ổn định thì đã là điều kiện thuận lợi để phát triển, đẩy mạnh sự giao thương và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hơn rất nhiều so với các quốc gia có nền chính trị khơng ổn định. Vì nó tạo cho các nhà kinh doanh một tâm lý tốt trong các hoạt động thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

18

Vì sản xuất các sản phẩm dệt may là một ngành đã có truyền thống lâu đời, việc đảm bảo khả năng sản xuất để xuất khẩu của nước ta mặt hàng này là tương đối ổn định. Nhưng với sự phát triển khơng ngừng của xã hội, có thể nói dệt may đang ngày một thay đổi về xu hướng, chất lượng, quy cách, mẫu mã; điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng nước ngoài. Vấn đề này quyết định khả năng cạnh tranh của các sản phẩm khi doanh nghiệp chào bán trên thị trường quốc tế. Nếu một quốc gia có trình độ khoa học phát triển, có thể tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tính thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp khi tham gia xuất khẩu trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)