Thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 37 - 42)

28

Hoa Kỳ được coi là thiên đường tiêu dùng, nơi mà bất kỳ cơng ty nào cũng có thể bày bán mọi sản phẩm với chất lượng và giá cả khác nhau đều có thể được chấp nhận vì ln có sẵn một nhóm người tiêu dùng phù hợp với loại sản phẩm đó. Với dân số hơn 330 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia đa chủng tộc, đa sắc tộc nên nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ rất đa dạng và phong phú. Từ hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ được tại thị trường này. Hàng dệt may cũng không phải là ngoại lệ.

Thị trường Hoa Kỳ hiện là nhà sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp dệt may đứng thứ 10 trong số các ngành công nghiệp của Hoa Kỳ. Mặt khác Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu hàng dệt và quần áo lớn nhất.

Người tiêu dùng

Thị trường Hoa Kỳ hội tụ khá đầy đủ các tiêu chuẩn lý tưởng đối với ngành dệt may: dân số cao thứ 3 thế giới (chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ), tỷ lệ dân số sống ở thành thị cao (75%), thu nhập bình quân đầu người là hơn 60.000 USD / người / năm, đã tạo điều kiện cho sự tiêu thụ hàng dệt may ở mức độ cao.

Người Mỹ rất thường xuyên mua sắm quần áo. Người Mỹ tiêu thụ sản phẩm này gấp 1,5 lần người châu Âu - thị trường tiêu dùng hàng dệt may thứ hai trên thế giới mỗi năm. Khi nói đến phong cách ăn mặc, người Mỹ thường chú ý đến các yếu tố tự nhiên và thông thường. Đối với người Mỹ, sự thoải mái trong trang phục là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, nam giới thường mặc những chiếc sơ mi và quần âu vải sợi bơng rộng thống trong khi nữ giới thì mặc váy với chất liệu co giãn trong khi làm việc. Còn trong cuộc sống hàng ngày, quần jean và áo thun là kiểu trang phục đặc trưng nhất. Ở mọi nơi trên đất Mỹ đều có thể bắt gặp phong cách ăn mặc này.

Đối tượng là thanh thiếu niên và thanh niên là nhóm có nhu cầu tìm kiếm và tiêu dùng nhiều về hàng may mặc, đặc biệt là các sản phẩm thời thượng và hàng hiệu. Ở Hoa Kỳ, nhóm tuổi này đang gia tăng nhanh chóng so với tỷ lệ gia tăng dân số. Mặc dù còn trẻ nhưng những người trẻ tuổi hiện nay đã có thu nhập cao hơn trước đây và chi tiêu cũng nhiều hơn. Ngồi ra, họ cũng là nhóm đối tượng tiềm năng cho việc mua sắm trực tuyến.

29

Nhóm đối tượng tiếp theo là nhóm tuổi trên 45, chiếm khoảng 35% dân số Hoa Kỳ. Những người trong độ tuổi này có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn mức họ tiêu dùng với mục đích là ni con, mua nhà, tiết kiệm để dành cho những khoản chi tiêu sau này. Tuy nhiên, đây vẫn là nhóm đối tượng chi tiêu nhiều cho mua sắm quần áo, nhưng đây là những sản phẩm có giá cả phù hợp với mức chi tiêu ước tính của họ và chất lượng đảm bảo. Họ không kén chọn yếu tố thời trang và "hàng hiệu" như lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nhóm đối tượng cuối cùng là những người trên 65 tuổi. Nhóm người này ít quan tâm đến thời trang mà quan tâm nhiều hơn đến sự thoải mái và tiện lợi theo lối sống và sinh hoạt của họ.

Phân đoạn thị trường

Sự phân hóa nhu cầu thành các phân khúc thị trường cụ thể cũng giúp cho các nhà sản xuất định hướng để tập trung phát huy lợi thế của mình. Thị trường dệt may Hoa Kỳ có thể được chia thành 3 phân khúc chính:

o Hàng cao cấp: dành cho tầng lớp thượng lưu ở Hoa Kỳ, đó thường là những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, giá rất đắt và chất lượng rất cao (thường là hàng có xuất xứ từ Đức, Pháp, Ý ...)

o Hàng trung: dành cho những người Mỹ trung lưu có phần đơn giản trong sở thích cá nhân, nhưng yếu tố mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả chấp nhận được vẫn là những yêu cầu hàng đầu.

o Hàng bình dân: đây là những sản phẩm có yếu tố giá rẻ được ưu tiên trên hết và có tính quyết định tiêu dùng đối với người dân Hoa Kỳ có mức thu nhập thấp.

Phân khúc hàng trung và bình dân chính là đối tượng tiêu dùng mà ngành dệt may Việt Nam nên hướng tới khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Hệ thống kênh phân phối

Hệ thống các cửa hàng bán lẻ và các công ty thương mại có thể được ví như cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhìn chung, có thể chia các cơng ty kinh doanh bán lẻ hàng may mặc Hoa Kỳ thành 5 nhóm theo sự lựa chọn sản phẩm, cụ thể như sau:

30

Cửa hàng bán lẻ chuyên dụng (Specialty Stores): chỉ bán một số lượng nhỏ

sản phẩm và người tiêu dùng có rất ít sự lựa chọn trong số những sản phẩm này. Ví dụ cửa hàng Body Shop chỉ bán đồ mỹ phẩm, Gap chỉ bán đồ thời trang, Athlete’s Foot chỉ bán giày dép. Loại cửa hàng bán lẻ này vẫn đang phát triển phổ biến ở Hoa Kỳ trong thời gian gần đây do nhu cầu thị trường ngày càng tập trung, phân khúc thị trường xuất hiện và chun mơn hóa sản phẩm ngày càng sâu rộng.

Cửa hàng bách hóa (Department Stores): bán nhiều loại sản phẩm khác nhau,

chủ yếu là quần áo, đồ trang trí, trang sức và đồ dùng trong gia đình; mỗi loại sản phẩm được bán tại một khu vực trong cửa hàng và được vận hành bởi những nhân viên am hiểu về loại hàng hóa đó. Ví dụ, cửa hàng bán lẻ Sears, Macy’s, Marshall Field’s….

Trong những năm gần đây, loại hình cửa hàng này đang bị lấn át bởi những cửa hàng bán lẻ chuyên dụng do hoạt động tập trung và linh hoạt hơn hoặc các cửa hàng bách hóa chiết khấu hoặc giá thấp. Tuy nhiên, những cửa hàng bách hóa như Nordstrom, Saks, Neiman Marcus và một số cửa hàng bách hóa cao cấp khác vẫn tiếp tục hoạt động tốt nhờ dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao của họ.

Siêu thị (Supermarkets): là loại cửa hàng quy mơ tương đối lớn, chi phí thấp,

lãi suất thấp, bán với số lượng lớn và chủ yếu là khách hàng tự phục vụ; chủ yếu bán các loại thực phẩm và các sản phẩm gia dụng, ví dụ: Kroger, Vons, Food Lion… Ngày nay, ở Mỹ loại cửa hàng này bán hàng tương đối chậm do tốc độ tăng dân số chậm, cạnh tranh từ các loại cửa hàng tiện ích (convenience stores), cửa hàng thực phẩm giảm giá, các cửa hàng lớn (superstores) và quan trọng nhất là do xu hướng ăn uống ở bên ngoài thay vì nấu ăn ở nhà ngày càng tăng lên.

Cửa hàng tiện lợi (Convenience stores): là những cửa hàng tương đối nhỏ nằm gần các khu dân cư sinh sống, mở cửa 7 ngày trong tuần, nhiều giờ trong ngày và chỉ bán một số các sản phẩm tiêu thụ nhanh với số lượng hạn chế với mức giá tương đối cao. Ví dụ, 7-Eleven, Stop-N-Go, Circle K…Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy hơn 60% thu nhập từ loại hình kinh doanh này đến từ việc bán xăng dầu; hơn 50% doanh thu từ các mặt hàng được bán trong cửa hàng là từ thuốc lá và đồ uống.

31

Trong những năm gần đây, những cửa hàng loại này mở ra quá nhiều và làm ăn kém hiệu quả do đối tượng khách hàng chủ yếu là những thanh niên trẻ, lao động tay chân ngày càng giảm dần. Vì vậy, nhiều cửa hàng cần được cơ cấu lại để thu hút thêm nhiều khách hàng nữ. Những logo theo kiểu “điểm dừng chân của các xe tải” phải được gỡ bỏ, và thay bằng bán chủ yếu bia, rượu, thuốc lá, tạp chí và các cửa hàng này bán cả những đồ thực phẩm tươi chế biến sẵn hoặc những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của các khu vực dân cư xung quanh đó.

Cửa hàng lớn (Superstores): là những cửa hàng lớn hơn nhiều so với siêu thị

và bán thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác với sự lựa chọn đa dạng. Những cửa hàng này cũng cung cấp những dịch vụ như là khô, bưu điện, rửa phim, chăm sóc thú cưng trong gia đình, bảo dưỡng xe ơ tơ, thanh tốn …. Các tập đoàn bán lẻ giảm giá lớn như Wal-Mart, Kmart, Target… đều có những cửa hàng kiểu này cung cấp cho khách hàng đủ mọi hàng hóa từ thực phẩm cho đến các loại hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, ở Hoa Kỳ còn bùng nổ một loại hình superstore mới mà thực chất là những cửa hàng bán lẻ chuyên dụng khổng lồ gọi là category killers bán một số sản phẩm với ít sự lựa chọn nhưng được trang bị bởi những nhân viên rất am hiểu về mặt hàng đó.

2.3.2. Xu hướng nhập khẩu hàng dệt may

Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và đa dạng với nhu cầu cao về nhiều loại hàng hóa vì đây là một quốc gia đa chủng tộc với GDP bình quân đầu người cao, đứng thứ 9 trên thế giới (lên đến hơn 60.000 USD /người vào năm 2020) và đặc biệt là người dân Hoa Kỳ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển.

Ngành dệt may của Hoa Kỳ đứng thứ 10 trong các ngành công nghiệp và đứng thứ 2 trong các ngành sản xuất hàng hóa ngắn hạn. Là quốc gia có ngành cơng nghiệp dệt may phát triển song Hoa Kỳ cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới về hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu vào Hoa Kỳ trong những năm gần đây đạt khoảng 100 tỷ USD/năm.

32

Bảng 2.1. Những mặt hàng dệt may nhập khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ 2020 - 2021 Chủng loại 2020 (Triệu USD) 2021 (Triệu USD) Tăng trưởng (%)

Áo sơ mi dệt kim 5430,886 7615,990 40,23

Quần âu 4793.717 6057.146 26,36 Áo dệt kim 4399,517 5836,847 32,67 Quần cotton 4312.196 5984.474 38,78 Váy 1913.884 2191.757 14,52 Trải sàn 1903.102 2544.188 33,69 Đồ lót cotton 1758.549 2446.679 39,13 Áo khoác 1734.707 1942.556 11,98 Khăn tơ tằm 1441.849 2033.501 41,03 Hàng dệt kim 1348.007 1761.613 30,68 Nguồn: https://otexa.trade.gov/

Có thể thấy, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục nhập khẩu những mặt hàng quen thuộc như áo sơ mi dệt kim, quần âu, áo dệt kim, … những mặt hàng mà dù ở tầng lớp nào cũng đều cần sử dụng.

Theo thống kê, năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ là 89,6 tỷ USD và tạo ra việc làm cho 529.600 lao động. Hoa Kỳ cũng là quốc gia nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu trên Thế giới. Vì vậy, các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, …. đều mong muốn có thể xuất khẩu lượng lớn hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ.

Năm nguồn nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu của Mỹ là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia, chiếm 60,42% tổng lượng (2021).

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)