Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 49 - 55)

2.5. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

2.5.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

40

Trước đây, do thuế suất còn cao nên hàng dệt may Việt Nam rất khó cạnh tranh được với hàng dệt may của các nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, khiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ thời kỳ này cịn thấp. Vì vậy trong thời gian này Hoa Kỳ chưa phải là thị trường lớn để xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.

Sau khi hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 và có hiệu lực vào tháng 12/2001, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng vọt, và hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.

Hiệp định thương mại được ký kết đã cho phép hai nước dành quy chế tối huệ quốc cho nhau, quan trọng hơn là hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ hơn. Ngoài ra, sau khi ký Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (TPP) Việt Nam đã tăng khả năng cạnh tranh của mình với mức thuế suất chỉ từ 0 - 5%, trong khi trước khi ký kết các Hiệp định thương mại mức thuế suất từ 40% - 80%.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này. Bởi sau khi ký kết các hiệp định thương mại, Việt Nam có vị trí ngang bằng với các nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có các hiệp định thương mại tăng lên mạnh mẽ.

41

Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính STT Thị trường 2018 2019 2020 2021 Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Hoa Kỳ 13,7 37,85 14,85 38,27 13,987 39,96 16,091 41,93 2 Nhật Bản 3,81 12,50 3,988 12,14 3,531 11,85 3,2 9,77 3 Hàn Quốc 3,3 10,82 3,35 10,2 2,855 9,58 2,951 9,01 4 Trung Quốc 1,54 5,05 1,6 4,87 1,368 4,59 1,344 4,10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng trên cho thấy rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác suy giảm trong giai đoạn 2018 - 2021, như kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 610 triệu USD (từ 3,81 tỷ USD năm 2018 xuống còn 3,2 tỷ USD năm 2021) hay Hàn Quốc giảm 349 triệu USD, Trung Quốc cũng giảm từ 1,54 tỷ USD (2018) xuống cịn 1,344 tỷ USD (2021) thì kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 2018 – 2021 tăng 2,391 tỷ USD (gấp 1,17 lần).

Trong tương lai sắp tới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể sẽ cịn tăng mạnh do Việt Nam đã kiểm sốt được tình hình dịch bệnh trong nước, khơi phục nền kinh tế.

Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tới hơn 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong quý I / 2022 tăng 22,5% so với cùng kỳ. Do đó, để tránh rủi ro, trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần tìm kiếm thêm các thị trường mới và tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác để tránh rủi ro khi xuất khẩu quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ.

42

Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ so với toàn ngành

Nguồn: Thống kê theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Do phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid - 19 mang lại khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2020 sụt giảm.

2.5.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới do Việt Nam có lợi thế về ổn định chính trị, chi phí nhân cơng vẫn thấp hơn so với các nước có cạnh tranh như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với người lao động đảm bảo và là thị trường có thể đáp ứng được sự đa dạng về các chủng loại hàng may mặc. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với các nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm mua và đặt hàng được nhiều chủng loại sản phẩm.

Tại thị trường Hoa Kỳ, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đang tiếp tục duy trì được sức cạnh tranh về sản phẩm và từng bước khẳng định được vị thế của mình ở nhiều mặt hàng, chứ khơng chỉ giới hạn ở một vài chủng loại hàng như trước đây (nói đến Việt Nam là người ta nghĩ ngay đến áo sơ mi). Hoa Kỳ cũng đã và đang nhập khẩu hầu hết các loại sản phẩm dệt may từ Việt Nam. Do đó, thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Mỹ được ghi nhận gia tăng ở tất cả các nhóm chủng loại mặt hàng.

13.7 14.85 13.987 16.091 36.2 38.8 35 40.3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2018 2019 2020 2021 Đơn vị: tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

43

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc sang Hoa Kỳ, trong khi vải mành và các loại vải kỹ thuật khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (dưới 2%). Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, nhiều nhất là các sản phẩm được làm từ bơng, sau đó là các sản phẩm từ sợi nhân tạo. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng tăng, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam như áo sơ mi, quần dài, váy len và sợi nhân tạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng. Các mặt hàng này khơng chỉ có đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Hoa Kỳ.

44

Bảng 2.5. Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2018 - 2021

Chủng loại 2018 2019 2020 2021 Kim ngạch (triệu USD) Kim ngạch (triệu USD) Kim ngạch (triệu USD) Kim ngạch (triệu USD) Áo dệt kim 1062,429 1142,751 1050,250 1258,330 Áo sơ mi dệt kim 757,296 908,287 848,037 952,918 Quần âu 1068,535 1168,917 1162,796 1287,212 Váy cotton 42,702 44,506 33,885 27,926 Áo len cotton 10,932 36,429 42,753 43,481

Váy len 3,967 4,314 1,714 1,326

Áo len, nam 0,888 4,087 6,302 4,001

Áo len, nữ 1,533 4,876 8,915 2,654 Quần len 23,366 26,511 10,386 9,299 Áo khoác 585,222 699,991 601,157 606,755 Áo khoác khác 537,615 664,599 591,950 636,452 Váy 616,314 600,795 436,002 383,122 Chân váy 106,782 99,312 79,469 83,202 Quần áo trẻ em 231,151 254,437 277,909 367,200 Nguồn: https://otexa.trade.gov/

Trong giai đoạn 2018 – 2021, mặt hàng áo len nam có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất (năm 2021 tăng 297,74% so với năm 2018), ngược lại mặt hàng quần len giảm tới 60,2 so với năm 2018. Trong năm 2020, hầu hết các mặt hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ đều giảm.

45

Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ năm 2021 là 3 mặt hàng áo dệt kim, áo sơ mi dệt kim và quần âu. Các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2021 có tốc độ tăng trưởng khơng đều, thậm chí có những mặt hàng có kim ngạch giảm so với 2020. Áo len nữ đã giảm tới 70,23% so với năm 2020, đây là một con số thấp kỉ lục, điều này cho thấy sự chuyển hướng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Qua thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng, chuyển đổi nhanh cơ cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như chuyển từ mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... sang trang phục bảo hộ lao động, sản phẩm dùng cho y tế, hàng dệt kim, sơ mi truyền thống.

Bên cạnh những mặt hàng chủ lực trên, Việt Nam cịn xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều loại hàng hóa có giá trị tương đối cao khác như: hàng dệt kim, quần áo trẻ em, áo khoác, các sản phẩm bông, sợi, ....

Trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực mở rộng sản xuất và xuất khẩu mặt hàng áo len khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2021 đã tăng trưởng đáng kể, góp một phần khơng nhỏ vào giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta vẫn nên duy trì việc xuất khẩu 3 mặt hàng chủ lực: áo dệt kim, áo sơ mi dệt kim và quần âu sang thị trường Hoa Kỳ.

Do đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu sản xuất các đơn hàng theo mẫu của đối tác nước ngồi nên tính sáng tạo trong thiết kế các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn cịn hạn chế, từ đó chiến lược xây dựng thương hiệu trở nên khó khăn và là thách thức lớn đối với ngành dệt may. Hiện đã có một số thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam được người tiêu dùng Mỹ biết đến như Sanciaro, Manhattan, TT - up, Việt Tiến, Việt Long, Camellia (Tổng Công ty may Việt Tiến); Molis (Công ty dệt Phong Phú), Fhouse (Công ty may Phương Ðông), Sanding (Công ty may Sài Gịn 2), Newera (Cơng ty may Ðức Giang), Silki (Công ty dệt Thái Tuấn), M10 Series, M10 Expert (Tổng Công ty May 10) …

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)