2.4. Tổng quan về xuất khẩu ngành hàng dệt may Việt Nam
2.4.1. Tổng quan về ngành hàng dệt may Việt Nam
33
Ngành công nghiệp dệt may đã tồn tại ở Việt Nam ít nhất một thế kỷ, nhưng các hoạt động thủ công truyền thống như thêu và dệt lụa thì đã có lịch sử lâu đời. Theo sử sách ghi lại, nhiều triều đại Việt Nam đã phải cống nạp những loại vải quý hiếm do người dân Việt Nam sản xuất ra sang Trung Quốc.
Ngày nay, một số làng nghề thủ công lâu đời như làng lụa Vạn Phúc (tỉnh Hà Tây), làng Triều Khúc (Hà Nội) và làng Mẹo (tỉnh Thái Bình) vẫn đang tồn tại và phát triển ở Việt Nam.
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp dệt may bắt đầu từ việc thành lập Nhà máy Dệt Nam Định vào năm 1897.
Ngành cơng nghiệp này đã phát triển nhanh chóng sau Thế chiến thứ hai với các quy mơ và hình thức khác nhau. Ở miền Nam, các doanh nghiệp được thành lập và sử dụng máy móc hiện đại của Châu Âu. Trong thời gian này, các doanh nghiệp nhà nước cũng được thành lập ở miền Bắc do Trung Quốc, Liên Xô cũ và Đông Âu cung cấp thiết bị máy móc. Năm 1954, sau khi miền Bắc giành được độc lập, Nhà máy Dệt Nam Định và Nhà máy lụa Nam Định được khôi phục và xây dựng lại cùng với một số nhà máy khác được xây dựng mới như Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Dệt may Thăng Long. Công ty May Chiến Thắng, Công ty May Nam Định, Công ty May Đáp Cầu. Sau khi Việt Nam thống nhất (tháng 4 năm 1975), Chính phủ tiếp quản một loạt các xí nghiệp ở miền Nam gồm Công ty Dệt Thắng Lợi, Công ty Dệt Việt Thắng, Công ty Dệt Phong Phú, … Sau đó, một số xí nghiệp quốc doanh trung ương như Công ty May Hà Nội, Công ty Dệt may Nha Trang, Công ty Dệt may Huế được xây dựng. Một số cơ quan cấp địa phương cũng thành lập các công ty dệt may.
Ngành công nghiệp này đã phát triển nhanh chóng để cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước. Ngành dệt may đã được xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh tế Đông Âu từ năm 1976. Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xơ cũ dưới hình thức ký kết hợp đồng phụ. Trong hợp tác này, Việt Nam nhận bông từ Liên Xô cũ và trả lại bằng thành phẩm. Năm 1979, Việt Nam đã mở rộng loại hình hợp tác này sang các quốc gia khác như Hungary, Tiệp Khắc và Đông Đức.
Năm 1986, Việt Nam đã ký một thỏa thuận hợp đồng phụ với Liên Xô cũ (được gọi là Thỏa thuận ngày 19 tháng 5) với khối lượng lớn. Theo thỏa thuận này, Liên Xô sẽ cung cấp tất cả nguyên vật liệu và các mẫu thiết kế, Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm gia công và chuyển lại các sản phẩm dưới dạng quần áo may sẵn và nhận hàng tiêu dùng.
34
Trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1990, ngành công nghiệp dệt may đã có bước phát triển vượt bậc. Các doanh nghiệp may mặc đã được thành lập trên khắp đất nước, thu hút hàng trăm nghìn lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Có thể nói, giai đoạn 1990 - 1992 là giai đoạn khó khăn nhất của ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp phải giảm mức sản xuất hoặc có nguy cơ phải đối mặt với việc phá sản. Trước tình hình đó, ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt với những thách thức lớn. Một khi ngành dệt may Việt Nam khơng cịn “làm thuê” cho các nhà sản xuất nước ngoài, bắt đầu sử dụng nguyên vật liệu được sản xuất trong nước và trang thiết bị hiện đại thì ngành này sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều và sẽ trở thành ngành công nghiệp hàng đầu cả nước.
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
● Thị phần ngành dệt may Việt Nam trên Thế giới
Theo thống kê của WTO, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tăng 6,4% vào năm 2020 với giá trị thị trường đạt 29 tỷ USD. Trong thập kỷ qua, thị phần xuất khẩu hàng may mặc trên thị trường toàn cầu của Việt Nam đã tăng vọt, trong khi thị phần của Bangladesh giảm 6,8% trong năm 2020.
Đại dịch Covid-19 khiến sản lượng hàng may mặc ở Bangladesh giảm mạnh. Nhiều nhà máy may mặc của nước này buộc phải đóng cửa do nhiều thương hiệu phương Tây hủy hợp đồng hoặc chậm thanh tốn.
Trong khi đó, Việt Nam đã thành cơng trong việc đa dạng hóa sản phẩm; không chỉ sản xuất các mặt hàng thời trang nhanh mà còn cả quần áo và phụ kiện ở phân khúc giá trung bình và cao cấp. Mặc dù thị phần giảm 7% vào năm 2020, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới với 31,6% thị phần và kim ngạch xuất khẩu đạt 142 tỷ USD.
Những yếu tố khiến Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hấp dẫn là do Việt Nam có cơ sở hạ tầng cung ứng tương đối tốt so với các nước như Ấn Độ và Bangladesh. Ngoài ra, đồng tiền Việt Nam ổn định so với đồng USD nên ít có biến động về giá. Một lợi thế khác là vị trí địa lý của Việt Nam gần với Trung Quốc nên việc mua nguyên liệu, máy móc dễ dàng hơn. Hơn nữa, một số thương hiệu thời trang quốc tế muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau đại dịch thay vì phụ thuộc vào Trung Quốc.
35
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hình 2.2. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên Thế giới trong năm 2020 2.4.2. Tổng quan về thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
● Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Dệt may là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam, có khả năng thu hút lượng lớn lao động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Khơng những là mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, dệt may cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và ổn định.
36
Bảng 2.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2018 – Q1/2022
Năm Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%) 2018 36.201 16,1 2019 38.800 7,3 2020 35.014 -9,8 2021 40.348 15,2 Q1/2022 8,837 22,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hầu như luôn tăng trong giai đoạn 2018 - 2021. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trung bình trong giai đoạn 2018 - 2021 là 2,86%. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2021 tăng 4,147 tỷ USD (gấp 1,11 lần) so với năm 2018.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu cho năm 2022 theo 3 kịch bản. Kịch bản khả quan nhất, đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 42,5 - 43,5 tỷ USD nếu tình hình dịch bệnh được kiểm sốt cơ bản trong quý I/2022. Kịch bản trung bình là đạt 40 - 41 tỷ USD nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát vào giữa năm. Kịch bản thấp nhất là đạt 38 - 39 tỷ USD với trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp kéo dài đến cuối năm 2022.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, quý I/2022 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt mức 8,837 triệu USD (tăng 22,5%) so với quý I/2021. Đây là một dấu hiệu khả quan cho ngành dệt may Việt Nam sau khi phải chịu những tổn thất lớn từ đại dịch Covid-19 mang lại. Việc đạt được mức kim ngạch xuất khẩu khả quan như vậy đã phần nào giúp chúng ta tự tin hơn trong việc đạt được mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, một bất lợi đối với sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là do chúng ta chưa tự chủ được nguyên phụ liệu nên nhiều công ty vẫn chủ yếu là gia cơng th cho nước ngồi. Do đó kim ngạch xuất khẩu mặc dù khá lớn, xong lợi nhuận chứa đựng trong đó lại chưa cao, phía Việt Nam vẫn chủ yếu là lấy công làm lãi.
37
Để sản xuất ổn định, hầu hết các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia cơng cho các đối tác nước ngồi, dù lợi nhuận khơng lớn. Vì trong q trình gia cơng, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn sản xuất theo hình thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), lợi nhuận cao hơn, nhưng họ phải vất vả tự tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu.
Ngành dệt may Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 48% nhu cầu nguyên phụ liệu, điều đó khơng có nghĩa là năng lực sản xuất của ngành thấp. Về cơ bản, nguồn nguyên phụ liệu trong nước có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa đáp ứng được, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngồi. Hiện nay Việt Nam cũng chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp.
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy, cả kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều tăng theo thời gian. Trong đó có thể thấy ngành hàng dệt may chiếm một tỉ trọng không hề nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
36.1 38.8 35.014 40.348 243.48 264.19 282.66 336.31 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2018 2019 2020 2021
38
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị: %
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam luôn nằm trong mức 12 - 15%. Điều này càng cho thấy vai trò quan trọng của hàng dệt may đối với nền kinh tế của Việt Nam.
● Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu
14.83 14.69 12.39 12 0 4 8 12 16 2018 2019 2020 2021 Tỷ trọng hàng dệt may
39
Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may của Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021 Chủng loại 2018 2019 2020 2021 Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng (%) Hàng may mặc 30.489 16,7 32.850 7,8 29.810 -9,2 32.753 9,9 Xơ, sợi dệt các loại 4.025 12,0 4.177 3,8 3.737 -10,5 5.612 50,2 Vải mành, vải kỹ thuật khác 530 25,5 589 11,2 456 -22,6 788 72,1 Nguyên phụ liệu dệt may 1.2 14,2 1.205 4,2 1.012 -16,0 1.994 18,2
Nguồn: VCCI, Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Có thể thấy mặt hàng thuộc nhóm hàng may mặc ln đạt mức kim ngạch lớn nhất (trên 29 tỷ USD), chiếm tỷ trọng trên 70%; các sản phẩm thuộc nhóm hàng vải mành, vải kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất (xấp xỉ 2%).
Năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo. Dưới tác động của đại dịch Covid- 19, ngành dệt may là một trong những ngành chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất. Sang tới năm 2021, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đã hồi phục, bứt phá và hồi phục nhanh chóng so với thời điểm trước dịch khi kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đều có tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng.
2.5. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
40
Trước đây, do thuế suất còn cao nên hàng dệt may Việt Nam rất khó cạnh tranh được với hàng dệt may của các nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, khiến tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ thời kỳ này cịn thấp. Vì vậy trong thời gian này Hoa Kỳ chưa phải là thị trường lớn để xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Sau khi hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 và có hiệu lực vào tháng 12/2001, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng vọt, và hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam.
Hiệp định thương mại được ký kết đã cho phép hai nước dành quy chế tối huệ quốc cho nhau, quan trọng hơn là hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may Việt Nam nói riêng có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ hơn. Ngoài ra, sau khi ký Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (TPP) Việt Nam đã tăng khả năng cạnh tranh của mình với mức thuế suất chỉ từ 0 - 5%, trong khi trước khi ký kết các Hiệp định thương mại mức thuế suất từ 40% - 80%.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này. Bởi sau khi ký kết các hiệp định thương mại, Việt Nam có vị trí ngang bằng với các nước đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Vì thế, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sau khi có các hiệp định thương mại tăng lên mạnh mẽ.
41
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính STT Thị trường 2018 2019 2020 2021 Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 1 Hoa Kỳ 13,7 37,85 14,85 38,27 13,987 39,96 16,091 41,93 2 Nhật Bản 3,81 12,50 3,988 12,14 3,531 11,85 3,2 9,77 3 Hàn Quốc 3,3 10,82 3,35 10,2 2,855 9,58 2,951 9,01 4 Trung Quốc 1,54 5,05 1,6 4,87 1,368 4,59 1,344 4,10
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan
Bảng trên cho thấy rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của thị trường Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác suy giảm trong giai đoạn 2018 - 2021, như kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 610 triệu USD (từ 3,81 tỷ USD năm 2018 xuống còn 3,2 tỷ USD năm 2021) hay Hàn Quốc giảm 349 triệu USD, Trung Quốc cũng giảm từ 1,54 tỷ USD (2018) xuống cịn 1,344 tỷ USD (2021) thì kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ từ 2018 – 2021 tăng 2,391 tỷ USD (gấp 1,17 lần).
Trong tương lai sắp tới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có thể sẽ cịn tăng mạnh do Việt Nam đã kiểm sốt được tình hình dịch bệnh trong nước, khôi phục nền kinh tế.
Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường chiếm tới hơn 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trong quý I / 2022 tăng 22,5% so với cùng kỳ. Do đó, để tránh rủi ro, trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần tìm kiếm thêm các thị trường mới và tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác để tránh rủi ro khi xuất khẩu quá nhiều vào thị trường Hoa Kỳ.
42
Biểu đồ 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ so với toàn ngành
Nguồn: Thống kê theo số liệu của Tổng cục Hải quan
Do phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid - 19 mang lại khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2020 sụt giảm.
2.5.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường thế giới do Việt Nam có lợi thế về ổn định chính trị, chi phí nhân cơng vẫn thấp hơn so