Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 65 - 66)

Thị trường dệt may Hoa Kỳ luôn là một thị trường lý tưởng cả về 1 quy mô lớn, nhu cầu đa dạng và sức mua ngày càng tăng. Vì vậy, việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ là một bước đi quan trọng của ngành dệt may Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn và góp phần thực hiện thành cơng cơng cuộc “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ cũng cần phải phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành dệt may đã được Chính phủ và Nhà nước ta đề ra.

Hiện các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt, đặc biệt là các sản phẩm từ Trung Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mơ nhỏ, chưa có thương hiệu và chủ yếu là gia cơng. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam đang phải chịu sức ép lớn do khoảng cách xa, chi phí vận chuyển và giao dịch cao lại không được hưởng các ưu đãi về thuế suất.

56

Do đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này phải đi đôi với việc nâng cao năng suất lao động, đưa vào sản xuất những sản phẩm có yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng khá và cao, tận dụng khả năng linh hoạt cao trong việc thực hiện các đơn hàng có quy mơ nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp dệt may cần thực hiện một loạt các biện pháp để giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung nâng cao tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa thơng qua hình thức FOB (mua ngun liệu, bán thành phẩm), ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng cường sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo lao động lành nghề để bổ sung nguồn nhân lực cho ngành bằng cách thực hiện các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu.

Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù chịu tác động của đại dịch Covid- 19 tới toàn cầu, những năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta vẫn đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra, ở mức 40,348 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020; trong đó Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của hàng dệt may Việt Nam, đạt 16,091 tỷ USD, chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ dự kiến đạt 42,5 - 43,5 tỷ USD vào năm 2022, tăng 5.33 - 7,81% so với năm 2021.

Sau khi hiệp định TPP được ký kết, về cơ bản các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đều được hưởng ưu đãi thuế quan. Về dài hạn, thuế suất có thể về 0%. Đây là một lợi thế để hàng dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn so với một số nước như Trung Quốc và Bangladesh - những nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới nhưng khơng phải là thành viên của TPP. Khi đó, hàng dệt may xuất khẩu sử dụng nguyên phụ liệu trong nước sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với thị trường các nước thành viên TPP, trong đó lớn nhất là Hoa Kỳ và kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)