Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 58 - 63)

phát từ nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như màu sắc nên các doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu của Hoa Kỳ rồi gia công theo mẫu mã của họ. Hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu theo hình thức này từ nhiều năm qua. Khi sử dụng hình thức gia cơng xuất khẩu, mặc dù lợi nhuận thu được sẽ không cao nhưng chúng ta sẽ không phải lo về vấn đề nguyên phụ liệu dệt may hay máy móc, thiết bị sản xuất.

Mua nguyên liệu, bán thành phẩm

Theo phương thức này, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động nguyên liệu đầu vào, tổ chức sản xuất theo thiết kế của đối tác và giao hàng đúng hạn. Đây là một phương pháp ưu việt hơn CMT và đang được Nhà nước và Chính phủ có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các Doanh nghiệp. Do những khó khăn trong vấn đề nguyên phụ liệu đầu vào và khó khăn trong chính sách thuế nên chỉ có một vài doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ theo phương thức này. Một số Cơng ty may uy tín và có kinh nghiệm như: Tổng Công ty may Nhà bè, Tổng Công ty may Đồng Nai, Tổng Công ty May 10, Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty Garmex Sài Gòn… chủ yếu thực hiện hình thức xuất khẩu FOB sang thị trường Mỹ.

Trong tương lai Việt Nam nên chuyển dần hình thức xuất khẩu từ gia cơng xuất khẩu sang hình thức xuất khẩu ủy thác khi trong nước hiện nay đã có rất nhiều cơng ty Logistics được thành lập hay sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp nhằm tăng mối quan hệ với các khách hàng tại Mỹ.

2.6. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trường Hoa Kỳ

49

Hoa Kỳ được xem là thị trường lớn mạnh và tiềm năng cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Ở thị trường này chúng ta sẽ gặp phải những thuận lợi và khó khăn cơ bản là giống nhau.

2.6.1. Thành tựu và nguyên nhân của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vào thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước tham gia tích cực vào thị trường tự do hóa thương mại trên thế giới. Do đó, hàng rào thuế quan của nước này có nhiều ưu đãi theo các khu vực mậu dịch tự do song phương và đa phương. Hầu hết các thỏa thuận này đều nới lỏng hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng hóa nhập khẩu. Với những lợi thế riêng như ổn định chính trị, giá nhân cơng thấp, ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng khẳng định được uy tín trên tồn thế giới và có những bước phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Từ đó, xuất khẩu hàng dệt may cũng đạt được những kết quả tăng trưởng ấn tượng.

Kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta sang thị trường Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng và thị trường Hoa Kỳ đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may quan trọng nhất và lớn nhất của Việt Nam. Giá trị kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh và bền vững, từ 36,201 tỷ USD lên đến 40,348 tỷ USD (2018 – 2021).

Bên cạnh đó, năng lực xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đang dần được cải thiện và hàng dệt may Việt Nam đang có vị trí trong thị trường Hoa Kỳ. Hàng dệt may của Việt Nam đã chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm của hàng dệt may Việt Nam đang dần được cải thiện. Các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp đầu tư theo chiều sâu vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều công nghệ mới, điều này cũng giúp tăng năng suất lao động và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Trình độ chun mơn kỹ thuật của lực lượng lao động khơng ngừng được nâng cao, trình độ quản lý của cán bộ được nâng cao rõ rệt. Hàng dệt may Việt Nam đang nỗ lực cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các sản phẩm truyền thống như: áo sơ mi, áo thun, áo len, đồ lót… đến nay đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, chất lượng theo hướng chun mơn hố cao…

50

Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ góp phần ổn định và phát triển sản xuất. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may nói chung đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho người lao động và có đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ năm 2021 chiếm 49,13% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, chiếm khoảng 4,78% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Những kết quả này cho thấy vai trò rất quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước.

Do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước nên ngành thương mại của Việt Nam nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng được hưởng mơi trường hoạt động thuận lợi. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam vào năm 1994 và việc 2 nước ký kết Hiệp định thương mại song phương vào tháng 7/2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Hoa Kỳ.

Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động và nhạy bén trong việc tìm kiếm đối tác và cơ hội kinh doanh. Nhà nước có nhiều các chính sách hỗ trợ trong việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân của xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vào thị trường Hoa Kỳ

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn bộc lộ một số điểm yếu.

Quy mô xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn quá nhỏ bé so với tiềm lực kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Hiện nay hàng dệt may từ Việt Nam chỉ chiếm 14,68% thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ.

51

Do chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam rất đa dạng và phong phú nên chúng ta chưa chú trọng đến chất lượng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm bình dân, cịn hàng chất lượng cao rất ít, như vậy sẽ khơng có được nhiều lợi nhuận. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm chất lượng trung bình phục vụ tầng lớp khách hàng trung lưu trở xuống như đồ lót, áo sơ mi, quần áo len ... Chúng ta vẫn còn thiếu những nhà thiết kế sáng tạo, mang tính độc đáo, riêng biệt… Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ tính đến việc thay đổi mẫu mã sản phẩm khi chu kỳ sống của sản phẩm đã bước vào giai đoạn thoái trào và sản phẩm khơng cịn tiêu thụ được nữa. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngồi ln thay đổi mẫu mã ngay cả khi sản phẩm vẫn còn đang ăn khách. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới nên tập trung vào các sản phẩm cao cấp. Như vậy vừa tạo cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn vừa tránh được nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với hàng dệt may.

Do chất lượng nguồn lao động cũng như trang thiết bị kỹ thuật sản xuất hàng dệt may Việt Nam còn thấp, năng lực quản lý và phân cơng lao động cịn hạn chế nên hàng dệt may Việt Nam chưa tạo được sức bật nâng cao năng lực cạnh tranh về giá để có thể cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường rất ít, trong khi Hoa Kỳ lại là một quốc gia có hệ thống luật pháp vơ cùng phức tạp, ngồi pháp luật của Liên bang cịn có pháp luật riêng của các bang. Hơn nữa, luật pháp ở các bang lại có sự khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Vì vậy nên phía Việt Nam thường bị thiệt hại trong trường hợp xảy ra tranh chấp do sự kém am hiểu về pháp luật tạo ra. Việc tuân thủ các quy định có tính chặt chẽ và nghiêm ngặt như vậy sẽ đặt ra nhiều thách thức cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là khi hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng. Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ kiểm soát rất chặt chẽ các sản phẩm nhập khẩu, cho phép phản ứng nhanh chóng nếu thấy ngành hàng của mình bị tổn hại. Những rào cản nguy hiểm đối với hàng dệt may Việt Nam hiện tại và trong tương lai tập trung chủ yếu ở tiêu chuẩn an toàn sản phẩm đối với các sản phẩm dệt may và các nguy cơ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ. Vì vậy, một vấn đề cần giải quyết trong thời điểm hiện tại là các doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những kiến thức về chống bán phá giá, nghiên cứu kỹ lưỡng luật pháp Hoa Kỳ để tránh được những vụ kiện có thể xảy ra và dần dần tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp của Hoa Kỳ.

52

Hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếu là hàng gia cơng. Ngun nhân và cũng chính là khó khăn, áp lực lớn nhất của ngành dệt may chính là sự phụ thuộc gần như hồn toàn nguyên liệu cho sản xuất vào nước ngoài. Mặc dù có kim ngạch lớn nhưng giá trị gia tăng ngành dệt may lại thấp do phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và nặng về phương pháp gia công. Đây cũng là tồn tại chung của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu. Vì vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam rất cao nhưng lợi nhuận thu về lại thấp.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu bông trong tháng 3 năm 2022 đạt 122,3 nghìn tấn, trị giá 329,9 triệu USD, giảm 7,9% về lượng nhưng tăng 40,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; Xơ sợi nhập khẩu là 100,7 nghìn tấn, giảm 9,6%, với trị giá 246,7 triệu USD tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nhập khẩu bông trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt 369,4 nghìn tấn, trị giá 949,7 triệu USD; Xơ sợi đạt 274,8 nghìn tấn, trị giá 679,8 triệu USD.

Có thể thấy ngành cơng nghiệp dệt may Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc nhiều vào nước ngồi. Vì vậy, để có thể sản xuất ổn định, hầu hết các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho các đối tác nước ngồi dù lợi nhuận thu được khơng cao. Bởi khi có hợp đồng gia cơng, phía đối tác sẽ cung cấp ngun phụ liệu kịp thời và đầy đủ. Còn nếu sản xuất theo dạng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), thì lợi nhuận dù có cao hơn nhưng bù lại phải tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu và đảm bảo rằng nguồn đó thực sự ổn định. Việc ngành dệt may Việt Nam phần lớn vẫn phải nhập khẩu ngun phụ liệu từ nước ngồi khiến chi phí đầu vào tăng cao, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tạo được kênh phân phối trực tiếp hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa có nhiều cơ hội tham gia xúc tiến, quảng bá. Đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp tại các hội chợ chuyên ngành lớn tổ chức ở Hoa Kỳ hay ở các thị trường khác. Trước đây, chi phí xúc tiến, quảng bá, giới thiệu ra nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp tự lo. Và chỉ có các cơng ty lớn mới có khả năng chi trả cho mức chi phí khá cao cho mỗi lần xúc tiến và tham gia hội chợ triển lãm.

Từ những điểm trên, trong thời gian sắp tới Việt Nam sẽ phải tìm ra những giải pháp hợp lý để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ - một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng chứa đựng khơng ít khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

53

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT

KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2025 - 2030

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 58 - 63)