Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ - một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may chiến lược và đầy tiềm năng của Việt Nam luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, làm thế nào để thâm nhập sâu rộng vào thị trường này một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động và những thay đổi trong chính sách thương mại, chính sách bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ đang là thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta. Điều đó địi hỏi các doanh nghiệp phải có những định hướng và giải pháp chiến lược lâu dài để hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ đạt được hiệu quả tối đa.
● Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hệ thống luật pháp, chính
sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ
Để có thể nắm bắt được cách thức làm ăn kinh doanh của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cần tìm hiểu và nghiên cứu luật pháp của Hoa Kỳ ở cả cấp liên bang và các tiểu bang. Phải biết rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật về thương mại vơ cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại UCC (Uniform Commercial Code) được coi là hệ thống xương sống của hệ thống pháp luật Thương mại Hoa Kỳ. Để xuất khẩu thành cơng hàng hóa vào thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải quan tâm đến luật về trách nhiệm sản phẩm. Theo luật này, các nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng của hàng hóa được bán ra trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng cần chú ý đến các đạo luật quy định cụ thể về an toàn sản phẩm và nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ, chẳng hạn như Luật liên bang về thành phẩm, về sợi dễ cháy, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng... Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không nắm rõ về pháp luật Hoa Kỳ, họ thậm chí có thể thuê luật sư của Hoa Kỳ để tư vấn, nhưng chi phí tư vấn thường rất cao. Các nhà xuất khẩu cũng có thể mua bảo hiểm Thương mại của các cơng ty bảo hiểm có uy tín để tránh gặp những rủi ro khó lường trước được khi kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ.
58
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nắm rõ các chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ để có thể đề ra được các phương án sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh hàng dệt may tại thị trường Hoa Kỳ một cách hợp lý và có hiệu quả. Phải biết rõ chúng ta có khả năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng gì vào thị trường Hoa Kỳ và hiểu rõ nhu cầu của thị trường để có thể đưa ra các chiến lược đúng đắn và hợp lý.
● Xây dựng và củng cố thương hiệu
Hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cần phải xây dựng thương hiệu để đưa vào các kênh phân phối độc lập và thực hiện giá trị gia tăng để tạo ra giá trị xuất khẩu cao. Thương hiệu gắn liền với sự tồn vong của doanh nghiệp. Củng cố thương hiệu là việc phải thực hiện ngay đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh lâu dài tại thị trường Hoa Kỳ. Doanh nghiệp nên xây dựng chính sách phát triển thương hiệu với mục tiêu rõ ràng (lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường); cần phải gắn liền thương hiệu doanh nghiệp với thương hiệu của các tổ chức (hiệp hội, tập đoàn) ...
● Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang
xuất khẩu trực tiếp
Cần lưu ý rằng, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục chủ yếu gia công hàng dệt may trong những năm tới, một phần do sự chuyển dịch xu hướng tất yếu của sản xuất ngành dệt may toàn cầu, và một phần do ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa đủ "nội lực" để xuất khẩu trực tiếp. Trong điều kiện hiện nay, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam còn yếu về tiếp thị, cung ứng nguyên phụ liệu, mẫu mã ... và đặc biệt là sự phối hợp của các khâu này để tung ra một sản phẩm mới. Gia cơng vẫn là một hình thức cần thiết và hiệu quả, là bước đi quan trọng để tạo dựng uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, với những lợi thế riêng biệt như: giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hẹn ... Đồng thời, thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu cơng nghệ của các nước khác, tích lũy đổi mới thiết bị và tạo cơ sở vật chất để từng bước chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.
● Tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp
Doanh nghiệp dệt may nên thực hiện một số biện pháp để giảm dần sự phụ thuộc vào các đơn hàng gia công, tập trung đầu tư nhiều hơn nữa vào chiến lược nghiên cứu thị trường và công tác thiết kế: tập trung nâng cao tỷ lệ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng), tăng cường sử dụng các nguyên phụ liệu tự nhiên được sản xuất trong nước.
59
● Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Để nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thì yếu tố con người là vấn đề không thể không chú trọng, bởi con người là nhân tố quyết định sự thành bại của sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay trình độ quản lý và lao động của các doanh nghiệp chưa cao, do hạn chế mà khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức và nâng cao tay nghề của nhiều doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong giai đoạn này và trong tương lai, ngay cả các doanh nghiệp có cơng nghệ hiện đại cũng không thể phát huy được tính ưu việt của sản phẩm, chứ chưa nói đến khả năng tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nếu không chú trọng đầu tư vào con người. Vì vậy, trong thời gian tới các nhà quản lý trong ngành phải chú trọng đến vấn đề đào tạo thường xuyên, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, năng lực làm việc, khả năng quản lý và tiếp thị của từng người, từng tổ. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đội ngũ nhân viên nghiệp vụ ngoại thương được đào tạo chính quy là điều kiện tiên quyết để thành công.
● Giải pháp về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất
Do đặc thù của các doanh nghiệp dệt may hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhưng khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu cũng như thực hiện các đơn hàng lớn. Giải pháp cho vấn đề này có thể là quan hệ đối tác sản xuất theo chiều dọc theo kiểu vệ tinh, nơi một công ty mẹ và nhiều công ty vệ tinh sản xuất ra cùng một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các Cơng ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới tên thương hiệu của một Công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định.
Cũng có thể phát triển hình thức sản xuất vệ tinh theo hướng tăng cường chuyên mơn hóa ngày càng cao, chia nhỏ các khâu trong sản xuất. Mỗi cơng ty, xí nghiệp sẽ chun mơn hóa sản xuất một khẩu trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng thiết bị, tạo sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao.
60
Phát huy vai trị của Tổng cơng ty Dệt may và Hiệp hội Dệt may trong việc phân cơng chun mơn hóa sản xuất, tránh trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà quá nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư sản xuất một mặt hàng ăn khách nhằm mục đích sinh lời tức thời, làm cung vượt cầu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh khơng lành mạnh trong nội bộ ngành. Mặt khác, việc chun mơn hóa dây chuyền sản xuất theo mặt hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo tính cạnh tranh của ngành về năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các Cơng ty Hoa Kỳ có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại các xưởng sản xuất chun dụng, được tổ chức chun mơn hóa, có đầy đủ thiết bị đặc biệt, có năng lực sản xuất tương đối lớn có chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng đáp ứng nhanh. Tùy theo điều kiện, một công ty có thể tổ chức nhiều xưởng, mỗi xưởng được chun mơn hóa về một loại mặt hàng khác nhau.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác liên doanh, liên kết giữa các công ty dệt may lớn với các doanh nghiệp địa phương để tận dụng thế mạnh của cả hai bên trong sản xuất hàng xuất khẩu.
Các đơn hàng dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ thường có giá trị cao, địi hỏi doanh nghiệp phải có trong tay một lượng hàng lớn để có thể kịp thời cung ứng. Lượng hàng lớn mà thời gian cung ứng ngắn khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn do khó có thể đảm đương hết. Bên cạnh đó, giá nhân công ở các thành phố lớn đang tăng cao, các nơi khác trong nước lại có nguồn lao động dồi dào, nguồn nguyên liệu và đất đai, nhà xưởng phù hợp để phát triển, nhưng lại thiếu thông tin thị trường, đối tác, đơn hàng, yếu về kĩ thuật, trình độ quản lý ... Kinh nghiệm cho thấy, một số địa phương tự xây dựng nhà máy nhưng do yếu và thiếu các yếu tố nói trên nên suất đầu tư lớn, máy móc chưa đồng bộ, kinh doanh kém hiệu quả nên việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ rất có lợi.
Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải sớm xem xét khả năng hợp tác với nhau, cùng đầu tư đồng bộ các trang thiết bị chuyên dùng để có thể sản xuất những lơ hàng có tiêu chuẩn giống nhau nhằm thực hiện được đơn hàng lớn từ Hoa Kỳ.
● Cần có chiến lược tăng cường chất lượng của hàng dệt may
Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để đảm bảo u cầu phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm giảm giá thành.
Đầu tư đồng bộ về công nghệ, lựa chọn thiết bị công nghệ tiên tiến, nâng cao tay nghề người lao động, tổ chức tốt hoạt động quản lý và kinh doanh, mở rộng quy mô đầu tư theo chiều sâu để sản xuất các lơ hàng có chất lượng cao. Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ cho biết hàng dệt may, dệt kim của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao tại thị trường Hoa Kỳ.
61
Nâng cấp thiết bị, đổi mới cơ bản về công nghệ dệt, công nghệ của các khâu kéo sợi và đi sâu vào cơng nghệ sau dệt và hồn tất sản phẩm: tẩy nhuộm, làm mềm, làm xốp vải… với công nghệ kỹ thuật tiên tiến đảm bảo cho chất lượng công nghiệp may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Loại bỏ những thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tăng thiết bị dệt không thoi hiện đại, giảm dần máy dệt có thoi, đặc biệt là các máy dệt khổ hẹp, thay thế các loại máy dệt kim cũ, lạc hậu. Đổi mới thiết bị và cơng nghệ nhuộm, hồn chỉnh các công nghệ mới như: làm mềm vải, chống nhàu ... với trình độ kỹ thuật ngày càng cao, vi tính hóa khâu thiết kế, tạo mẫu, hiện đại hóa khâu giặt, tẩy, ... đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, mẫu mã thay đổi nhanh chóng và nhạy cảm của thị trường.
● Các biện pháp đối phó với nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ
⮚ Minh bạch hóa để tránh rủi ro
Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải minh bạch và lưu giữ đầy đủ các chứng từ phù hợp là yếu tố cần thiết để chứng minh cho sự trong sạch của các doanh nghiệp Việt Nam trước các nhà điều tra đến từ Hoa Kỳ. Việc không lưu giữ các chứng từ cần thiết có thể dẫn đến việc doanh nghiệp đó phải chịu mức biên độ phá giá cao hay thậm chí là bị áp mức biên độ cấm bán phá giá. Vì vậy, điều rất cần thiết là việc cụ thể hóa các con số thống kê, ví dụ như mất bao lâu để đóng gói một kiện hàng, chi phí nhân cơng đóng gói lẫn vật tư là bao nhiêu… Thông thường những vấn đề này chưa được cụ thể hóa ở các doanh nghiệp Việt Nam. Việc nắm bắt các số liệu thống kê này giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thuyết phục được các nhà điều tra về chi phí và giá thành mà mình đưa ra.
⮚ Doanh nghiệp chuyển hướng trong sản xuất các mặt hàng dệt
may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
Trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng nên xem xét về mức độ cũng như tỷ trọng các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp nên hướng tới sản xuất các sản phẩm cao cấp và các dòng sản phẩm chuyên biệt như đồ vest, váy kiểu, áo sơ mi cao cấp… Thay vì sản xuất các sản phẩm rẻ tiền thì các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa khơng bị mang tiếng bán phá giá, lại giảm bớt việc phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc.
Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu kỹ càng về hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ để nếu thật sự có bị kiện bán phá giá thì chúng ta cũng khơng gặp phải những lúng túng và chịu thua thiệt khơng đáng có.
62
● Các giải pháp về vốn đầu tư
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có tính cạnh tranh cao giữa các nhà xuất khẩu hàng dệt may. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mà khả năng cạnh tranh sản phẩm còn thấp. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế nên việc xây dựng một chiến lược thu hút vốn đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động để nâng cao chất lượng và giá thành là vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
⮚ Huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước
Trước hết, doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực sẵn có trong cơng ty như khấu hao cơ bản, vốn có được bằng bán, khốn, cho th các tài sản khơng dùng đến, giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ cơng nhân viên…
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước, đây là biện pháp đã được nhiều công ty dệt may Việt Nam áp dụng thành công trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt cũng cần nghiên cứu khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư cho phát triển.
Các doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với các đối tác nước ngoài để nghiên cứu, lập dự án liên doanh liên kết có tính khả thi cao để tận dụng nguồn vốn nước ngoài.
⮚ Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư
Không chỉ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư cho ngành dệt may mà vấn đề sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Một trong những lý do khiến một vài doanh nghiệp tại Việt Nam làm ăn thua lỗ là do các doanh nghiệp này đã sử dụng vốn để đầu tư vào các trang thiết bị không hiện đại nên sản phẩm sản xuất ra kém chất lượng, không tiêu thụ được. Vì vậy, khi sử dụng vốn cần phải phân bổ hợp lý để đạt hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của cả nước cũng như địa phương.
63
o Phát triển ngành may dưới hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ là