3.3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp
68
Với tư cách là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc với những tổ chức như Hiệp hội dệt may từ các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới… nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, và cơng nghệ quản lý của doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ dệt may quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi về giá cả thị trường, xu hướng thời trang, quy định hải quan, các chính sách thương mại và đầu tư của Hoa Kỳ; giới thiệu nguồn nguyên liệu và vải chất lượng cao của Việt Nam sản xuất thông qua các showroom và từng bước tiếp cận với các nhà nhập khẩu trực tiếp của Hoa Kỳ.
Điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam là chưa đủ khả năng đáp ứng vải cho may quần áo xuất khẩu; số lượng và chất lượng sợi trong nước kém nên các doanh nghiệp dệt may vẫn phải nhập sợi từ Trung Quốc. Do đó, hàng dệt may của Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục chịu những thuế suất cao do tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh về giá chưa cao. Vì vậy, để sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có một chiến lược đầu tư lớn, đồng bộ cả về nguyên liệu lẫn thiết bị, công nghệ sản xuất và đổi mới cơng nghệ, máy móc để có khả năng sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, hoặc ít nhất cũng phải trên mức tối thiểu để tránh vi phạm Luật trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ, đồng thời tạo dựng uy tín và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường rộng lớn này.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ hệ thống pháp lý tại Hoa Kỳ để có thể đưa ra các định hướng chính xác hoặc các giải pháp linh hoạt khi có vấn đề phát sinh xảy ra. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Hoa Kỳ và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tịa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy, khi ký hợp đồng với đối tác Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam nên ký hợp đồng ngắn hạn, đảm bảo hợp đồng có thể tái ký kết và có thể sửa đổi các điều khoản; xác định chọn luật nào, trọng tài nào để xử lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Trước những tình huống dẫn đến kiện tụng, các doanh nghiệp cần bình tĩnh và nên tích cực hợp tác.
69
Để từng bước thâm nhập và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Hoa Kỳ, hơn bất kỳ thị trường nào khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của thị trường này. Một biện pháp an tồn và rất khơn ngoan là các doanh nghiệp Việt Nam nên tiến hành mua bảo hiểm cho các thiệt hại về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm trước khi tiến vào thị trường Hoa Kỳ. Khi các doanh nghiệp bị kiện về trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, thì dù luật sư có xuất sắc tới đâu thì họ vẫn phải tự mình ra hầu tịa ở Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp nên mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm quốc tế lớn. Nói cách khác, mua bảo hiểm khi bán sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ là điều bắt buộc nếu khơng muốn nhanh chóng bị phá sản.
Với các doanh nghiệp Việt Nam đã có hàng xuất sang Hoa Kỳ, nên tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng hóa về lâu dài và khơng nên áp dụng phương thức giảm giá do quy định về chống bán phá giá tại Hoa Kỳ và các cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ rất nghiêm ngặt. Họ thường xử phạt rất nặng đối với những doanh nghiệp xuất khẩu vi phạm. Thay vì làm những mặt hàng rẻ tiền thì các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa khơng bị mang tiếng bán phá giá, lại đỡ phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc. Hơn nữa, việc giao hàng đúng thời hạn cũng là một yêu cầu rất quan trọng đối với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và phù hợp thời trang là một trong những yếu tố quan trọng quyết định về tính cạnh tranh của mặt hàng này. Do vậy, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nghiên cứu, thiết lập hoặc thuê các kho ngoại quan tại Hoa Kỳ để luôn đảm bảo thời gian giao hàng với khách hàng nước ngoài, từng bước tiến tới việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu tiềm năng của khách hàng, đủ năng lực sản xuất những sản phẩm mới hợp thời trang tại thời điểm thích hợp nhất nhằm đạt được lợi nhuận cao và mở rộng thị trường tiêu thụ. Việt Nam cũng cần nhập khẩu nguyên liệu từ các nước được cơng nhận là có nền kinh tế thị trường, đồng thời có thể sử dụng các loại thùng đóng gói hàng bằng carton thay cho các chất liệu khác để giảm giá thành để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro về biên độ bán phá giá.
70
Để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ thì quảng cáo là giải pháp hàng đầu và quan trọng trong việc tung ra sản phẩm và tạo sự thu hút, chú ý của người tiêu dùng tại thị trường đó đối với sản phẩm, kích thích người mua sử dụng sản phẩm. Vì vậy, trước khi đưa bất kỳ hàng dệt may nào vào thị trường Hoa Kỳ, các nhà xuất khẩu hàng dệt may phải có những chính sách đúng đắn, phù hợp với tập quán văn hóa và thị hiếu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ. Muốn vậy cần phải nghiên cứu xem phương thức quảng cáo và phương tiện quảng cáo như thế nào là phù hợp nhất, thu hút được sự chú ý lớn nhất và kích thích được người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm ở mức cao nhất. Những phương thức quảng cáo trên vừa phải mang tính độc đáo vừa phải mang tính chân thực, phù hợp với những đặc điểm tâm lý cụ thể của người mua, đến đúng đối tượng và đúng thời điểm.
Ngành dệt may cần phân bổ các nhà máy ở khu vực nông thôn để tận dụng nguồn lao động dồi dào đang tồn tại ở các khu vực này do tình trạng thiếu hụt lao động ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy sự bấp bênh của việc sử dụng lao động 'bán công - bán nông'. Một số công ty đã chuyển nhà máy về khu vực nông thôn cho biết họ đang gặp một số khó khăn do lực lượng lao động ở đó thiếu các kỹ năng cần thiết. Vì vậy, việc di dời nhà máy sang khu vực nông thôn cần đi kèm với việc đào tạo năng lực chuyên môn cho người lao động để nâng cao năng lực sản xuất. Nếu khơng có những biện pháp cụ thể hơn nữa để đào tạo lao động ngành dệt may thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư phát triển ngành. Một giải pháp mang tính lâu dài để giải quyết vấn đề lao động của ngành dệt may Việt Nam, ngoài việc tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động, quan tâm giải quyết tới vấn đề nhà ở cho người lao động, ... thì cũng cần sự gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo nghề dệt may với các doanh nghiệp dệt may, để các cơ sở đào tạo nghề nắm bắt kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp mà phục vụ cho tốt, đồng thời tranh thủ được khả năng vật chất cũng như nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho việc đào tạo.
71
Để thâm nhập một cách hiệu quả vào thị trường có khoảng cách xa xơi về địa lý như Hoa Kỳ sao cho có hiệu quả và giảm chi phí trong bối cảnh hiện nay, giao dịch thông qua thương mại điện tử là một giải pháp đáng lưu tâm đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thay vì phải trực tiếp sang nghiên cứu thị trường và kết nối với các đối tác có nhu cầu - cơng đoạn mất thời gian và tốn kém thì doanh nghiệp chỉ cần trình bày năng lực và sản phẩm của mình, khách hàng sẽ tự động tìm đến với họ. Các website thương mại điện tử hiện nay đóng vai trị như bộ lọc, đưa các nhà sản xuất đến gần với các đối tượng có nhu cầu theo cách nhanh nhất. Khơng chỉ nhanh chóng, tiện lợi mà việc ứng dụng công nghệ thông tin khi xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ còn mang lại sự chuyên nghiệp và hiệu quả nhanh chóng cho các doanh nghiệp Việt Nam đối với các đối tác Hoa Kỳ. Do đó, việc tăng cường sử dụng internet, đầu tư vào phát triển thương mại điện tử là rất quan trọng đối với xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ nói chung, cũng như hội nhập kinh tế tồn cầu nói riêng.
Việc tìm hiểu, nắm vững thị trường và thực hiện tốt các giải pháp chiến lược sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từng bước chinh phục thị trường Hoa Kỳ. Đây khơng chỉ là cơ hội mà cịn là thách thức đối với các doanh nghiệp trong tương lai để khẳng định tên tuổi và xây dựng thương hiệu của mình, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ.
72
KẾT LUẬN
Trong xu thế tồn cầu hố nền kinh tế thế giới hiện nay, xuất khẩu được coi là hoạt động cơ bản và chiến lược, là phương tiện hữu hiệu trong công cuộc phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Hàng dệt may là mặt hàng chủ lực, đóng vai trị quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ giúp ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng dệt may Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế và góp phần thực hiện thành cơng sự nghiệp “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước.
Làm thế nào để thâm nhập sâu rộng vào thị trường Hoa Kỳ một cách hiệu quả, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nhiều biến động cùng những sự thay đổi trong chính sách thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ đang là những thách thức lớn đối với Nhà nước, Hiệp hội dệt may Việt Nam và các doanh nghiệp nước ta. Điều đó địi hỏi cần phải có những định hướng và giải pháp mang tính chiến lược, lâu dài để hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ không ngừng lớn mạnh và đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh những hiểu biết có được khi tìm hiểu về ngành dệt may Việt Nam, khóa luận vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế khơng thể tránh khỏi. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp khó có thể được đánh giá hết được một cách đầy đủ. Hơn thế, cũng trong bối cảnh nền kinh tế tồn cầu liên tục biến động, những thơng tin, dữ liệu thu thập được có thể chưa được cập nhật một cách chính xác nhất. Nội dung của các giải pháp hầu hết đều mang tính định hướng và kế hoạch hành động, chưa có chiều sâu. Em rất mong sẽ nhận được sự đánh giá, nhận xét của các thầy cô để đề tài được hồn thiện và có thể áp dụng hiệu quả vào thực tiễn.
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thương Mại (2003), Thông tư của Bộ Thương Mại Số 03/2003/TT-
BTM ngày 05 tháng 6 năm 2003 Hướng dẫn việc cấp visa hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ
2. Trần Thị Hịa Bình (2005), Luật thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
3. TS. Bùi Thuý Vân, PGS, TS Đào Văn Hùng (Đồng chủ biên), Kinh tế quốc
tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội
5. Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội
6. Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội
7. Bộ Công Thương, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2021, Nhà xuất bản Công Thương, Hà Nội
8. Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam, Báo cáo thống kê ngành xơ, sợi, Tháng 04 - 2022, tr 17 - 19
9. Phạm Văn Tài, Nguyễn Văn Nguyện, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Kinh tế - Văn hóa – Giáo dục, Số 22, tháng 7/2016, tr 47 -
49
10. Nguyễn Văn Dương, “Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Mục đích của quản lý
nhập khẩu bằng hạn ngạch”, Luật dương gia, https://luatduonggia.vn/han-ngach-
nhap-khau-la-gi-muc-dich-cua-quan-ly-nhap-khau-bang-han-ngach/ [06/01/2022]
11. Phạm Huân/VOV- Hoa Kỳ, “Năm 2021 khẳng định tính bổ trợ lẫn nhau
rất cao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”, Vovworld, https://vovworld.vn/vi-VN/khach-
moi-cua-vov/nam-2021-khang-dinh-tinh-bo-tro-lan-nhau-rat-cao-giua-viet-nam-va- hoa-ky-1059081.vov [23/12/2021]
12. Phạm Thị Thu Mai, “Đặc điểm và các yếu tố tác động đến hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may”, Vinabase, https://vinabase.com/Tài-liệu/Đặc-điểm-và-các-
74
13. Khánh Như, “Quy trình sản xuất quần áo, hàng may mặc, gia công dệt
may”, Haitrieu, https://haitrieu.com/blogs/quy-trinh-san-xuat-may-mac/#ii-quy-
trinh-san-xuat-quan-ao-hang-may-mac-tieu-chuan [08/11/2021]
14. Xuân Quảng, “Vinatex: Thị phần dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai
thế giới”, Vinatex, https://www.vietnamplus.vn/vinatex-thi-phan-det-may-viet-
nam-vuon-len-vi-tri-thu-hai-the-gioi/764610.vnp [23/12/2021]
15. Thy Thảo , “Xuất nhập khẩu bông, xơ sợi sôi động trong năm 2021, dự
báo tiếp tục tăng trưởng năm 2022”, Tapchicongthuong,
https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/xuat-nhap-khau-bong-xo-soi-soi-dong- trong-nam-2021-du-bao-tiep-tuc-tang-truong-nam-2022-86715.htm [23/01/2022]
16. “Các Quy Định Về Dán Nhãn, Đóng Gói Và Vận Chuyển Hàng Hóa Khi
Xuất Khẩu Vào Thị Trường Hoa Kỳ”, Advantage, https://advantage.vn/vi/tieng-
viet-cac-quy-dinh-ve-dan-nhan-dong-goi-va-van-chuyen-hang-hoa-khi-xuat-khau- vao-thi-truong-hoa-ky/ [09/05/2020]
17. “Các thị trường xuất khẩu chính của dệt, may Việt Nam”, Infographics,
https://infographics.vn/interactive-cac-thi-truong-xuat-khau-chinh-cua-det-may- viet-nam/62857.vna [03/02/2022]
18. “Đặc tính của sản phẩm dệt may”, Dankinhte,
http://www.dankinhte.vn/dac-tinh-cua-san-pham-det-may-2/
19. “Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành dệt may Việt Nam”,
Dankinhte, http://www.dankinhte.vn/diem-manh-diem-yeu-co-hoi-thach-thuc-cua-
nganh-det-may-viet-nam/
20. “Giới thiệu biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ”, Trungtamwto,
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/12649-gioi-thieu-bieu-thue-nhap-khau-hoa-ky
[14/02/2009]
21. “GDP của Hoa Kỳ”, Solieukinhte, https://solieukinhte.com/gdp-cua-hoa-
ky/
22. “Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (Phần 2)”, Nhadep,
https://www.nhadep.net/he-thong-phan-phoi-ban-buon-ban-le-o-hoa-ky-phan-2/
[18/07/2018]
23. “Ngành dệt may”, IDSVN, http://www.idsvn.com/2015/11/nganh-det-
75
24. “Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ 2 thế giới”,