gian tới
3.1.1. Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của Hoa Kỳ trong thời gian tới
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Hoa Kỳ và một số quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid - 19 và cuộc chiến tranh Nga - Ukraine.
Theo ý kiến của các chuyên gia, nền kinh tế Hoa Kỳ đã phục hồi một phần, thậm chí mức lợi nhuận đạt được trong quý 3/2021 còn cao hơn 21% so với mức trước đại dịch. Đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng công nghệ và - kết quả là - dường như đã thúc đẩy tăng năng suất lao động. Các dự báo trước đây của Deloitte cho rằng năng suất theo xu hướng thấp hơn 1%. Tuy nhiên, tăng trưởng năng suất vẫn mạnh mẽ một cách đáng kinh ngạc trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch, khoảng 2% trong bốn quý tính đến tháng 12/2021. Việc Nga xâm lược Ukraine khơng có khả năng làm chệch hướng sự phục hồi của Mỹ, nhưng nó sẽ đẩy lạm phát lên cao trong ngắn hạn.
Việc nền kinh tế Hoa Kỳ khơng cịn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19 và cuộc chiến tranh Nga - Ukraine cũng đã phần nào tác động tới sức mua hàng hóa của thị trường, trong đó có hàng dệt may.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 14,68% thị phần hàng dệt may Hoa Kỳ (theo Hiệp hội Dệt may Hoa Kỳ). Do đó, đây là cơ hội lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nói riêng để tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, hàng dệt may Việt Nam hồn tồn có thể giành được thị phần của mình tại thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới nếu các doanh nghiệp của ta năng động.
Ở Hoa Kỳ ngày nay, thanh thiếu niên đang trở thành một lực lượng tiêu dùng lớn do họ có thu nhập cao hơn và tỷ lệ chi tiêu cho việc mua sắm quần áo lớn hơn. Họ quan tâm nhiều đến thời trang, nhãn hiệu hàng hóa, … đây là tín hiệu tốt cho các cơng ty tiếp thị thương hiệu. Các nhà cung cấp muốn bán được sản phẩm của mình thì phải bỏ ra một chi phí rất lớn để trực tiếp hoặc thơng qua các công ty tiếp thị tạo ra một nhãn hiệu riêng được người tiêu dùng chấp nhận, nếu khơng thì họ phải chấp nhận gắn thương hiệu đã có uy tín trên thị trường.
54
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn khơng chỉ của Việt Nam mà cịn của tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may khác vào Hoa Kỳ với lợi thế phong phú về chủng loại hàng hóa, giá thành rẻ và năng động trong việc đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu luôn thay đổi của thị trường. Các nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, các nước ASEAN (Indonesia, Campuchia) là những nước xuất khẩu lớn với thị trường tiêu thụ sẵn có. Mặc dù giá nhân cơng cao hơn Việt Nam nhưng họ lại có lợi thế hơn về công nghệ, quản lý và năng suất lao động so với Việt Nam và tự túc được nguyên liệu vải và phụ liệu may cao cấp nên đã góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm.
Bên cạnh đó, các nước Bắc Hoa Kỳ (Canada, Mexico) và các nước vùng Caribe là những nước đang có lợi thế trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ do đã có thỏa thuận về tự do hóa thương mại riêng với Hoa Kỳ và đã có quan hệ thương mại từ lâu.
Ngồi ra, cịn có áp lực cạnh tranh đáng kể từ phía các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Do phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn trong những năm gần đây, các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ đã thực hiện một số biện pháp như thay đổi cơ cấu hoạt động thông qua mua lại hoặc sáp nhập để tập trung vốn, tăng thị phần, tăng hiệu quả sản xuất do quy mơ lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào những lỗ hổng trên thị trường, hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ và cùng sử dụng hệ thống đáp ứng nhanh bằng hệ thống thông tin tự động định hướng nhằm tăng thêm tính linh hoạt và đồng bộ trong sản xuất và phân phối. Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các nhà sản xuất Hoa Kỳ so với các đối thủ châu Á là nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhanh.
3.1.3. Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Với dân số hơn 330 triệu người, thị trường Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Do tác động của xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới, xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ, lượng nhập khẩu từ ngành dệt may của nước này ngày càng gia tăng.
55
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã nắm bắt cơ hội rất tốt và sử dụng mọi thế mạnh của mình để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nên sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, không hề thua kém gì so với các nước trong khu vực (may Việt Tiến, dệt may Hà Nội - Hanosimex, dệt Phong Phú, dệt may Việt Nam - Vinatex...). Kết quả là, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên nhanh chóng và ổn định trong những năm gần đây. Mặc dù chúng ta ngày càng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nước xuất khẩu hàng dệt may khác, nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt chiến lược phát triển mạnh hơn nữa ngành dệt may, nâng cao kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 và từng bước khắc phục những điểm yếu thì chắc chắn dệt may Việt Nam sẽ tăng được thị phần trên thị trường Hoa Kỳ.