Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 32 - 37)

2.2.1. Các quy định về thuế suất

Mức thuế suất chung (Cột 1): Còn được gọi là thuế suất đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại bình thường (NTR) với Hoa Kỳ. Mức thuế này nằm trong khoảng từ dưới 1% đến gần 40%, trong đó hầu hết các mặt hàng chịu mức thuế suất từ 2% đến 7%. Mức thuế MFN theo giá trị nói chung trung bình khoảng 3,2%.

Mức thuế suất Cột 2 (Non - NTR) được áp dụng cho hàng hóa từ các nước không được hưởng NTR, với thuế suất từ 20% đến 110%, cao hơn nhiều lần so với thuế suất NTR.

Mức thuế suất đặc biệt (Special cột 1): áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được hưởng chương trình thuế quan đặc biệt của Hoa Kỳ, bao gồm các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), tiêu chuẩn GSP và các chương trình khác.

23

Hình 2.1. Biểu thuế nhập khẩu Hoa Kỳ (2022)

Nguồn: USITC (2022)

2.2.2. Các quy định của hải quan Hoa Kỳ

Những quy định về các sản phẩm dệt

Các quy định về tem, mác, mã được quy định tại "Textile Fiber Products Identification", trừ khi được miễn trừ.

Một số quy định tại "Textile Fiber Products Identification":

Điều 70b: Sản phẩm sợi dệt sai nhãn hiệu và quảng cáo sai sự thật

(a) Nhận dạng sai hoặc lừa đảo

(b) Tem, thẻ, nhãn hoặc các loại chứng nhận khác; nội dung (c) Quảng cáo sai hoặc lừa đảo

(d) Thông tin bổ sung được phép (e) Ghi nhãn bao bì

(f) Vải được cắt rời khỏi bulong, mảnh và cuộn vải

(g) Quảng cáo sản phẩm dệt may bằng cách sử dụng tên hoặc biểu tượng của động vật mang lông thú

24

(i) Danh mục đặt hàng qua thư hoặc tài liệu quảng cáo (j) Vị trí của tem, thẻ, nhãn hoặc các loại chứng nhận khác (k) Ghi nhãn của một số sản phẩm bít tất nhất định.

Quy định về xuất xứ hàng hóa

Hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về kê khai nguồn gốc xuất xứ. Có hai tờ khai xuất xứ: tờ khai xuất xứ đơn và tờ khai xuất xứ kép. Tờ khai xuất xứ đơn được sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ một quốc gia hoặc chỉ được gia công tại một quốc gia với các nguyên liệu được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc từ một quốc gia khác mà nó được sản xuất. Cịn tờ khai xuất xứ kép được sử dụng khi nhập khẩu hàng dệt may mà được sản xuất hay gia cơng và/hoặc có chứa các nguyên liệu từ nhiều quốc gia khác nhau.

Quy định về dán nhãn và đóng gói

- Quy định về dán nhãn

Một số sản phẩm có yêu cầu ghi nhãn bắt buộc. Việc ghi nhãn sản phẩm khơng chính xác hoặc thiếu có thể dẫn đến việc bị từ chối nhập cảnh tại cảng hoặc tệ hơn là bị phạt do vi phạm các quy định về ghi nhãn của Hoa Kỳ. Việc quản lý và kiểm tra các quy định về ghi nhãn được ban hành và giám sát bởi một số cơ quan chính phủ khác nhau, bao gồm Ủy ban Thương mại công bằng (FTC), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (CPSC), và nhiều cơ quan khác, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa.

- Đóng gói

+ Các yêu cầu đóng gói: Việc đóng gói lơ hàng an tồn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà xuất khẩu. Nếu lô hàng đến nơi trong tình trạng hư hỏng do đóng gói khơng phù hợp, nhà nhập khẩu sẽ khơng chấp nhận và và có thể quyết định khơng tiếp tục đặt hàng nữa. Hơn nữa, thiệt hại do vận chuyển trong bao bì khơng phù hợp khiến cho hàng hóa hỏng hóc sẽ khơng được bảo hiểm hàng hóa chi trả.

+ Nhãn vận chuyển: Nhãn vận chuyển phải ở khổ lớn, rõ ràng và không thấm nước, thông tin vận chuyển cần đầy đủ.

Quy định an toàn sản phẩm tiêu dùng

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008.

25

Theo đạo luật này, một số quy định mới và được cải tiến áp dụng cho hàng dệt may và da giày khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ là: Quy định về tính bắt cháy của vải; Quy định về hàm lượng chì cho phép trong sơn của giày dép, trong nguyên phụ liệu của các đồ dệt may như phéc-mơ-tuya, khuy, trang sức… và quy định cấm dùng giải rút để bo cổ và bụng áo của trẻ em… Nếu vi phạm những quy định này hàng hóa sẽ khơng được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Đạo luật này vẫn sẽ được Hoa Kỳ tiếp tục sửa đổi và bổ sung. Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi một cơ quan đánh giá độc lập do Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC – Consume Product Safety Community) công nhận. Giấy chứng nhận này phải kèm với sản phẩm hay lô hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hải quan Mỹ kiểm tra nếu cần thiết.

2.2.3. Hạn ngạch nhập khẩu

a. Hạn ngạch nhập khẩu

Đối với các nhà xuất khẩu muốn xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng dệt may sang Hoa Kỳ, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên đặt ra là liệu hàng hóa của họ có bị hạn chế khơng hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thơi.

Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và hạn ngạch thuế quan (tariff – rate quota).

Hiện nay hạn ngạch tuyệt đối vẫn được Hoa Kỳ áp dụng cho một số loại hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên nó khơng được áp dụng thường xun.

Hạn ngạch thuế quan vẫn được Hoa Kỳ áp dụng đối với các mặt hàng như: chổi, chổi rơm, rượu etylic, sữa và kem, ... tại Hoa Kỳ. Ngồi ra cịn có các mặt hàng như: vải len dệt kim, vải cotton chỉ dành cho các nhà nhập khẩu có giấy phép. Hoa Kỳ cịn áp dụng hạn ngạch với mặt hàng: thức ăn chăn nuôi, socola, bột cacao, bơng, sữa, ... với các nước tham gia GATT Vịng đàm phán Uruguay….

b. Visa hàng dệt may

Visa là một loại tem xác thực trên hóa đơn hoặc trên "giấy phép kiểm soát nhập khẩu", được cấp bởi cơ quan trực thuộc Chính phủ của quốc gia có sản phẩm dệt may được xuất khẩu sang Hoa Kỳ cấp. Theo Hiệp định về visa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có thị thực để có giấy phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thị thực được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam (cụ thể ở Việt Nam là Bộ Công Thương và các Sở Thương mại). Ngày cấp visa là ngày người có thẩm quyền ký xác thực, người ký visa phải là người được Chính phủ Việt Nam ủy quyền cho phép.

26 Một visa hợp lệ phải bao gồm các nội dung:

- Số VISA theo mẫu tiêu chuẩn gồm chín ký tự, bắt đầu là một ký tự bằng chữ số là số cuối cùng của năm xuất khẩu, tiếp đó là 2 ký tự bằng chữ cái VN là chữ viết tắt của từ Việt Nam, ký tự thứ tư bằng chữ số là ký hiệu chỉ số Phòng Quản lý xuất nhập khẩu và năm ký tự tiếp theo bằng số là ký tự chỉ số thứ tự của lơ hàng (Ví dụ: 3VN100001)

- Ngày, tháng, năm: là ngày, tháng, năm cấp VISA do các Phịng Quản lý xuất nhập khẩu ghi (Ví dụ: 15 May 2022)

- Chữ ký và họ tên của người cấp VISA

- Chủng loại hàng (Ví dụ: Cat. đơi 340/640 hoặc Cat. đơn 340)

- Số lượng và đơn vị (Ví dụ Quantity: 200, unit of quantity: DPR - tá đơi). Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa được ghi trong visa thì hàng hóa đó sẽ khơng được phép nhập khẩu.

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trên thị thực thì hàng hóa vẫn có thể được nhập khẩu và số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu sẽ được trừ vào hạn ngạch áp dụng. Khoản chênh lệch sẽ khơng được tính cho các lơ hàng khác.

Visa được coi là không hợp lệ nếu số visa, ngày cấp visa, chữ ký, tên người ký, Cat., số lượng hoặc đơn vị tính bị thiếu, khơng chính xác hoặc bị tẩy xố. Nếu hải quan Hoa Kỳ không làm thủ tục nhập khẩu cho lơ hàng vì visa khơng hợp lệ, cần xin visa khác thay thế tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực.

Hải quan Hoa Kỳ sẽ không trả lại visa khơng được chấp thuận sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu, nhưng sẽ cung cấp bản sao hợp lệ của hóa đơn thương mại đã được cấp visa.

2.2.4. Chính sách thương mại của Mỹ đối với nhập khẩu hàng dệt may

Chính sách thương mại đã được xác định là một thành phần chính có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống chính sách đối ngoại và kinh tế của Hoa Kỳ. Mọi quyết định tăng hay giảm thuế quan, áp đặt hạn ngạch nhập khẩu hoặc các quyết định khác của chính sách thương mại mà Hoa Kỳ đưa ra đều có tác động trực tiếp đến lợi ích của Hoa Kỳ. Với việc nhiều nước xuất khẩu một lượng lớn hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ đã đặt ra các chính sách thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ để bảo vệ ngành dệt may của mình.

27

Việc điều tiết nhập khẩu thông qua tác động đến lượng và giá là hai đặc điểm chính nổi bật nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Chúng sẽ được áp dụng một cách linh hoạt theo từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại dệt may và xu thế phân công lao động quốc tế. Về quan hệ thương mại, chính sách nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ có hai nội dung chiến lược:

o Hạn chế các nước xuất khẩu thông qua các hiệp định dệt may song phương hay các thỏa thuận khống chế số lượng.

Trước 1/1/2005, Hoa Kỳ đã có tới 46 Hiệp định khác nhau để kiểm soát lượng hàng dệt và may mặc mà các đối tác thương mại của Hoa Kỳ được phép xuất khẩu vào thị trường này. Sau 1/1/2005, thời điểm hạn ngạch được bãi bỏ đối với các nước thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), các biện pháp kiềm chế chỉ còn được Hoa Kỳ áp dụng đối với Việt Nam (đến năm 2007), Trung Quốc (như hạn ngạch tạm thời mà Mỹ áp dụng nhằm kiềm chế sự tăng nhập khẩu hàng dệt từ quốc gia này ở mức 7,5%) và các nước không phải là thành viên của WTO.

o Sử dụng các ưu đãi về hàng dệt may để đàm phán trong các thỏa thuận ưu đãi thương mại, các Hiệp định thương mại tự do song phương hoặc khu vực. Hoa Kỳ chủ trương liên minh với các quốc gia ở khu vực Châu Mỹ thông qua các chương trình ưu đãi thương mại và một số đối tác bên ngồi Châu Mỹ thơng qua các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), bao gồm cả ưu đãi đối với hàng dệt may và quần áo. Theo quan điểm này, các ưu đãi của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm dệt may từ các quốc gia khác sẽ được đổi lại bằng ưu đãi của các nước đó đối với những sản phẩm xuất khẩu sở trường của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu thụ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu hàng dệt may là hệ thống luật pháp vô cùng phức tạp ở Hoa Kỳ. Các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu rất nghiêm ngặt để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như bảo hộ nền sản xuất trong nước. Các quy định này khá nghiêm ngặt, do đó, các nhà xuất khẩu cần chủ động liên hệ với người mua để có những thơng tin cần thiết, tránh phát sinh thêm nhiều chi phí và thiệt hại do hiểu sai và khơng đầy đủ các quy định về hàng dệt may của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Tên đề tài xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào thị trường hoa kỳ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)