Tháng 2/1992, cuộc viện trợ đầu tiên của Hoa Kỳ dưới hình thức cứu trợ cho các nạn nhân hứng chịu bão đã được thực hiện. Ba tháng sau, Washington bãi bỏ cấm vận thương mại đối với các mặt hàng y tế và nông nghiệp để đáp ứng đủ cho nhu cầu của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng xóa bỏ những hạn chế đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận Mỹ. Tháng 2/1993, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố nới lỏng cấm vận Việt Nam. Vào tháng 7/1993, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không tiếp tục cấm IMF và các tổ chức đa quốc gia khác cho Việt Nam vay. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton đã tun bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Với mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tơn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký với nhau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ vào ngày 13/07/2000 tại Washington, D.C. Hiệp định bao gồm các quy định về Thương mại hàng hóa; Quyền sở hữu trí tuệ; Thương mại dịch vụ; Phát triển quan hệ đầu tư; Tạo thuận lợi kinh doanh; Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện; Những điều khoản chung.
Ngày 11/1/2007 tại Geneva, Việt Nam chính thức được Tổ chức Thương mại thế giới WTO tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức. Việt Nam mong muốn được gia nhập WTO vì mục tiêu thúc đẩy tự do hàng hóa thương mại với thế giới, khơng chỉ vậy, WTO cịn có các hình thức hỗ trợ khác như: Giảm thuế quan, xóa bỏ những rào cản phi thuế quan (hạn ngạch, cấp phép xuất nhập, khẩu), xóa bỏ đi trợ cấp, mở cửa thị trường kinh doanh với các nước, tạo một sân chơi bình đẳng cho hầu hết doanh nghiệp trong và ngoài nước, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo đảm quyền trí tuệ và bản quyền sáng tạo.
22
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian qua đã tăng trưởng với tốc độ ấn tượng. Trong hai năm vừa qua (2020 - 2021) đã có những bước phát triển đáng kể bất chấp đại dịch Covid-19 và xung đột thương mại toàn cầu. Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục vươn lên là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Hoa Kỳ. Riêng trong năm 2021, kim ngạch hai chiều đã lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD. Đây là một thành tựu rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn ra và những gián đoạn, xáo trộn trong chuỗi cung ứng và các hoạt động logistics, không chỉ trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, mà cả quan hệ kinh tế và thương mại nói chung. Theo số liệu thống kê chính thức của Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt mức tăng trưởng hơn 24%, trong khi xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng trưởng gần 14%.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh hay tình hình kinh tế với giá cả tăng cao tại Hoa Kỳ, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực từ cả hai phía, hai kênh, trước hết về mặt chính sách, các cơ quan của cả hai bên cần tiếp tục duy trì kênh đối thoại, trao đổi thông tin, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, để có thể nhanh chóng phát hiện và phối hợp xử lý các vấn đề nảy sinh một cách thuận lợi. Đồng thời với đó, trong kênh thị trường thì các doanh nghiệp cũng phải nắm bắt các cơ hội, đặc biệt là cơ hội từ nền kinh tế Hoa Kỳ đang phục hồi mạnh mẽ.