Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động của TCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT phù ninh, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 81 - 84)

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động TC Mở trƣờng THPT Phù Ninh, huyện Phù Ninh,

3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch hoạt động của TCM

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc lập kế hoạch hoạt động TCM nhằm mục tiêu:

- Dự kiến nội dung các công việc cần làm, các biện pháp thực hiện, các nguồn lực cần thiết về con ngƣời, CSVC, trang thiết bị dạy học… phải sử dụng để thực thi công việc.

- Giúp nhà quản lý có thể lựa chọn những phƣơng án tốt nhất, tiết kiệm các nguồn lực để hoạt động TCM đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lƣợng dạy- học và các HĐGD của nhà trƣờng.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung

- Hoàn thiện những qui định cụ thể về lập kế hoạch hoạt động của TCM. Trong đó, chú trọng yêu cầu: Bản kế hoạch TCM vừa cụ thể, chi tiết, vừa phù hợp và đảm bảo tính khả thi để định hƣớng cho hoạt động TCM trong cả năm học. Đồng thời, căn cứ vào các mục tiêu đã đề ra trong bản kế hoạch hoạt động TCM, TTCM chỉ đạo để các thành viên trong TCM cùng cộng đồng trách nhiệm, phấn đấu thực hiện hƣớng tới mục tiêu. Vì vậy, đổi mới cơng tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động TCM sẽ giúp TCM chủ động thực hiện hiệu quả các mục tiêu, các công việc cụ thể trong từng học kỳ và cả năm học; BGH, TTCM chủ động trong công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động chuyên môn của các TCM và GV để tránh đƣợc sự chồng chéo và giữ đƣợc sự ổn định trong hoạt động chuyên môn của các TCM nhà trƣờng.

- Xây dựng các mẫu kế hoạch chung cho TCM và kế hoạch cá nhân đảm bảo tính thống nhất về nội dung và hình thức thể hiện đƣợc những yêu cầu của lộ trình đổi mới GD.

* Cách thức thực hiện:

- HT tổ chức tập huấn cho TTCM- chủ thể có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch TCM; Thống nhất với TTCM về những loại kế hoạch TCM phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện, bao gồm: Kế hoạch năm học của TCM; Kế hoạch đổi mới PPDH và KTĐG; Kế hoạch kiểm tra chuyên môn; Kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ GV của TCM; Kế hoạch tổ chức các cuộc thi dành cho GV và HS trung học.

- TTCM thống nhất những nội dung công việc cần tập trung để chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động TCM. Trong đó chú trọng việc thu thập, xử lý thông tin: Thu thập, tổng hợp và phân tích một số loại thơng tin từ các văn bản chỉ đạo công tác chuyên môn, chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt TCM của các cấp QLGD và những định hƣớng lớn của nhà trƣờng trong năm học đƣợc đặt ra trong kế hoạch năm học; Những thông tin về HS, về đội ngũ GV, về CSVC, TBGD; Thông tin về thực tế hoạt động TCM và công tác quản lý hoạt động TCM nhà trƣờng (đã làm đƣợc gì? chƣa làm đƣợc gì? nguyên nhân?).

việc cần làm từ đầu năm học đến kết thúc năm học. Nội dung công việc phải cụ thể, thiết thực, phù hợp với thực tế về đội ngũ, về đối tƣợng học sinh, về CSVC thiết bị DH; Xác định rõ mục tiêu: Quản lý, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu gì? Mỗi mục tiêu đó cần đạt đến đâu (chỉ tiêu cụ thể)?; Xác định biện pháp thực hiện: Để đạt đƣợc các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra cần làm nhƣ thế nào?; Xác định rõ các bƣớc và lộ trình thực hiện, chỉ rõ: Thời gian tiến hành công việc, ngƣời thực hiện, ngƣời phối hợp thực hiện; điều kiện thực hiện; dự kiến những khó khăn, cản trở và hƣớng giải quyết thế nào? và chỉ đạo TTCM và thành viên trong TCM nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu cơ bản của nhà trƣờng. Chú trọng đến tính khả thi của từng mục tiêu.

- Nắm vững quy trình xây dựng kế hoạch TCM gồm 05 bƣớc:

+ Bƣớc 1: TTCM lập dự thảo kế hoạch năm học.Trong đó lƣu ý đến các việc cụ thể: Thu thập, xử lí thơng tin; Xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cho năm học mới; Xây dựng yêu cầu và các chỉ tiêu; Xác định các biện pháp thực hiện; dự kiến bố trí cơng việc và thời gian thực hiện.

+ Bƣớc 2: Thơng qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể.

+ Bƣớc 3: Điều chỉnh, hoàn thiện, chỉnh lý dự thảo kế hoạch. + Bƣớc 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho HT phê duyệt.

+ Bƣớc 5: Công bố và thực hiện kế hoạch.

Đồng thời, triển khai thực hiện kế hoạch theo lộ trình thời gian, cơng việc đã đƣợc xác định; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch theo tiến độ; Phân tích đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân trong TCM để lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

- GV xác định những việc TTCM chỉ đạo để chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân, bao gồm: Kế hoạch hoạt công tác năm học; Kế hoạch công tác chủ nhiệm; Kế hoạch thực hiện các chuyên đề đổi mới PPDH và KTĐG; Kế hoạch bồi dƣỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém; Kế hoạch sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, tự làm đồ dùng dạy học. Để công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân GV có hiệu quả, GV cần tham gia hội nghị quán triệt các chỉ thị thực hiện nhiệm vụ, các văn bản hƣớng dẫn của Bộ, của Sở, kế hoạch phát triển chiến lƣợc của nhà trƣờng nhằm xác định đƣợc mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch. Thống nhất quy trình, các bƣớc, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với

TTCM, TPCM, nhóm trƣởng bộ mơn. (Có những mẫu thống kê, đăng ký cụ thể). Tiến hành tổ chức khảo sát đánh giá chất lƣợng đầu năm học, xem xét đến kết quả của năm học trƣớc, trên cơ sở kết quả đạt đƣợc của từng khối lớp mà xây dựng chỉ tiêu phấn đấu về chất lƣợng dạy học và giáo dục HS từng khối lớp. Từ đó, GV cam kết thực hiện chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch. Kế hoạch cá nhân GV phải đƣợc TTCM và HT phê duyệt.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

- HT phổ biến đầy đủ các văn bản, các tài liệu về hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện đổi mới giáo dục của Bộ, Sở GD&ĐT cho các TTCM để tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện; Ban hành qui định mẫu kế hoạch TCM và GV đảm bảo phù hợp về nội dung và hình thức, đảm bảo tính khoa học: Không bị trùng lặp về thời gian tổ chức hoạt động, về chức năng, lãnh chỉ đạo của của CBQL, của mỗi bộ phận trong bộ máy quản lý; Ủng hộ các kế hoạch của TCM và cá nhân GV; Tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đồng thời đảm bảo nguồn kinh phí để kế hoạch của TCM và cá nhân GV có tính khả thi và sát với thực tế. Đông thời, kế hoạch hoạt động của TCM phải thống nhất với kế hoạch hoạt động chung của nhà trƣờng và phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ; CSVC, TBGD; đặc điểm, điều kiện của HS nhà trƣờng để đảm bảo tính khả thi cao.

- TTCM phải đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản về kế hoạch, hiểu và nắm đƣợc các kế hoạch hoạt động trong QLGD và biết xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM, đồng thời hƣớng dẫn mọi thành viên xây dựng kế hoạch cá nhân và kiên trì thực hiện kế hoạch đã vạch ra. Phải rèn thói quen làm việc có kế hoạch cho mình và cho mọi thành viên trong tổ chức.

- HT quản lý việc thực hiện kế hoạch của tổ, nhóm CM qua việc phân cơng nhiệm vụ, quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của từng ngƣời; chỉ đạo thông qua nội dung sinh hoạt CM hàng tuần; thƣờng xuyên kiểm tra giám sát việc sinh hoạt chun mơn của các tổ và có hƣớng điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT phù ninh, huyện phù ninh, tỉnh phú thọ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)