Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 28)

1.2. Quy trình xuất khẩu

1.2.6. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Sau khi đã kí kết hợp đồng xuất khẩu, cơng việc quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình kí kết. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm:

 Kiểm tra ban đầu về tiền thanh toán

Có ba phương thức thanh tốn trong thương mại quốc tế là thanh toán bằng điện chuyển tiền, nhờ thu và thanh tốn tín dụng chứng từ.

+ Thanh tốn bằng thư tín dụng (L/C)

Hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh tốn bằng thư tín dụng doanh nghiệp xuất khẩu phải đơn đốc người mua phía nước ngồi mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C đó.

15

-Nếu L/C khơng đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại, rồi ta mới giao hàng.

-Sau khi giao hàng phải nhanh chóng thu thập bộ chứng từ, chính xác phù hợp với L/C về nội dung và hình thức.

+Thanh tốn bằng phương thức nhờ thu.

Hợp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền của đối tác.

Chứng từ thanh tốn cần được lập hợp lệ, chính xác phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã lập, nhanh chóng chuyển cho ngân hàng, nhằm chóng thu hồi vốn.

 Xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa

Xin giấy phép xuất khẩu trước đây là một công việc bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hoá sang nước ngoài. Nhưng theo quyết định số 57/1998/NĐ/CP tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được quyền xuất khẩu hàng hố phù hợp với nơị dung đăng kí kinh doanh trong nước của mình khơng cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu tại bộ thương mại. Quy định này không áp dụng với một số mặt hàng đang còn quản lý theo cơ chế riêng (cụ thể là những mặt hàng gạo, chất nổ, sách báo, ngọc trai, đá quí, tác phẩm nghệ thuật, đồ sưu tầm và đồ cổ).

 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Đối với các doanh nghiệp tự chủ sản xuất hàng hóa, dịch vụ, đây là khâu vô cùng quan trọng và cần thiết. Hàng hóa xuất khẩu cần phải được chuẩn bị về số lượng cũng như chất lượng, cần chú ý rằng buôn bán quốc tế cần giữ uy tín và đây là yếu tố quan trọng thu hút đối tác. Chất lượng sản phẩm phải đúng theo yêu cầu hợp đồng quy định. Giao hàng đúng chất lượng và đúng thời gian là hai yếu tố bắt buộc khi doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài với các cơng ty nước ngồi.

 Thuê phương tiện vận chuyển

Nếu hợp đồng xuất nhập khẩu qui định người bán phải thuê phương tiện để chuyên chở hàng hố đến địa điểm đích (nếu điều kiện giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF, CFR, CPT, DES, DEQ, DDU, DDP, DAF) thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải.

Nếu hợp đồng qui định giao hàng tại nước người xuất klhẩu thì người nhập khẩu phải thuê phương tiện chuyên chở về nước (nếu điều kiện giao hàng là EXW, FCA, FAS, FOB).

16

Tiến hàng thuê phương tiện vận chuyển, đặt chỗ cho container, làm hợp đồng thuê với các điều kiện lưu trữ hàng hóa phù hợp với yêu cầu.

 Mua bảo hiểm

Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo hiểm hàng hố đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Hợp đồng bảo hiểm có hai loại: hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến.

Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, cần nắm vững các điều kiện bảo hiểm, có 3 điều kiện bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C).

 Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của nhà nước, để ngăn chặn xuất nhập khẩu lậu qua biên giới, để kiểm tra giấy tờ sai sót giả mạo, để thống kê số lượng về hàng xuất nhập khẩu. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm 3 bước chủ yếu sau: Khai báo hải quan  Kiểm tra hàng hóa và tính thuế  Thông quan.

Hiện nay, khai báo hải quan điện tử là hình thức phổ biến nhất vì tiết kiệm thời gian và chi phí.

 Giao hàng lên tàu

Doanh nghiệp sau khi đăng kí vị trí xếp container với hãng tàu sẽ tiến hàng giao hàng cho hang tàu chuyên chở hoặc trực tiếp vận chuyển và giao cho các cán bộ công nhân viên của cảng xếp hàng và đúng vị trí như đã đặt và lấy vận đơn. Có hai loại vận đơn là vận đơn đã xếp hàng lên tàu và vận đơn đã nhận hàng để xếp.

 Làm thủ tục thanh tốn

Sau khi hồn tất mọi thủ tục, nếu khơng có khiếu nại xảy ra, thanh toán là bước cuối cùng của hợp đồng ngoại thương. Bên nhập khẩu tiến hành thanh toán khoản tiền trong thời gian được quy định trong hợp đồng. Có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau như chuyển tiền, hối phiếu,…

 Giải quyết khiếu nại và tranh chấp (nếu có)

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, một trong hai bên xảy ra lỗi sai sót thì nên cùng hữu nghị đưa ra phương án bồi thường, giải quyết hịa giải để giữ gìn mối quan hệ hợp tác lâu dài.

17

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)