Khái quát quan hệ thương mại Việt Nam và EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 39 - 42)

Trong suốt hai thập kỷ qua, Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Với chặng đường hơn 30 năm quan hệ ngoại giao, hai bên đã có những bước đột phá quan trọng. Năm 1990 thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU. Năm 1992, hai bên ký Hiệp định Dệt may. Đến năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển với EU. Vào năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA). Ngày 30/6/2019, EVFTA đã chính thức được Việt Nam và EU ký kết. Hiệp định EVFTA đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác liên doanh sản xuất sản phẩm cao su khi thuế nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị vào Việt Nam giảm dần đến mức 0%, tạo điều kiện khai thác dịch vụ tại các khu công nghiệp trên đất cao su. Theo các sản phẩm của ngành, thúc đẩy ngành cao su tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất thành phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trong thời gian qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã có những bước phát triển vượt bậc.

29

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – EU năm 2000-2021

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Số liệu TCTK; Bộ Ngoại giao

Theo các chuyên gia, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU đã khởi sắc hơn trong năm 2021 do các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt hơn các ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Bên cạnh đó, sau hai năm bùng phát dịch Covid-19, tuy xuất khẩu của cả hai nước đều chững lại nhưng cả Việt Nam và EU đều đang ngày càng thích ứng tốt hơn với đại dịch và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng các mũi cơ bản. Nhờ đó, phục hồi kim ngạch xuất khẩu của cả hai bên. Có thể nói, mối quan hệ hai bên đạt được như ngày hôm nay là kết quả của một sự chuyển biến năng động trong hợp tác hai bên từ các lĩnh vực truyền thống như chính trị - ngoại giao, thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác như khoa học – công nghệ, an ninh- quốc phịng, nơng lâm ngư nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như trong nhiều khn khổ đa phương quan trọng, góp phần ngày càng nâng cấp chất lượng hợp tác của Việt Nam – EU.

30

 Về xuất khẩu

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU 7T/2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường EU trong 7 tháng đầu năm 2021 là điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử; giày dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may. Đáng chú ý, trong số 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá cao nhất thì chỉ có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại tăng trưởng ở mức cao. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, điện thoại các loại và linh kiện đạt 3,9 tỷ USD,chiếm 17,67% so với tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU.

 Về nhập khẩu

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ khối thị trường EU trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 6,53 tỷ USD. Hàng hóa của Việt Nam được nhập khẩu từ nhiều các thị trường thành viên như Ai Len, Đức, Italia, Pháp, Hà Lan,… Các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU trong 7 tháng đầu năm 2021 là máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, sản phẩm hóa chất, thức ăn gia súc, nguyên phụ liệu dệt may. Trong 7T/2021, mặt hàng máy vi tính và sản phẩm điện tử được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường EU đạt 2,6 tỷ USD trên tổng sản phẩm nhập khẩu chiếm 27,67%.

31

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ thị trường EU 7T/2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)