Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 53 - 58)

là các loại cao su nguyên liệu có yêu cầu chất lượng cao nhưng giá xuất khẩu lại cao hơn nhiều so với các loại cao su nguyên liệu thông thường. Để phát triển hơn nữa xuất khẩu sang EU, trong thời gian tới cần đầu tư công nghệ chế biến để vừa năng cao chất lượng và đáp ứng đươc nhu cầu về chủng loại đối với các nhà nhập khẩu. Ngồi ra, thị trường EU có địi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp nên các doanh nghiệp cần làm tốt công tác thu thập thông tin về các quy định kỹ thuật và rào cản thương mại để tận dụng được mọi cơ hội thâm nhập sau hơn vào thị trường này.

Các nước thuộc EU có nhu cầu cao về nhập khẩu các loại săm lốp ô tô, săm lốp xe máy và các sản phẩm cao si phục vụ cho ngành y tế. Tùy nhiên để xuất khẩu được vào thị trường này thị các sản phẩm trên phải có thương hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động liên doanh, kết hợp hoặc thu hút đầu tư của các nhà sản xuất săm lốp nổi tiếng của Châu Âu, qua đó mà tăng kim ngạch và nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Đối với mặt hàng cao su, nhờ có Hiệp định EVFTA, cao su tổng hợp và các chất dẫn xuất sẽ khơng có lợi thế mới vì thuế suất đã đang là 0%. Tuy nhiên, các loại ống ghép nối bằng cao su và lốp cao su được miễn thuế ngay lập tức từ mức 3% - 4,5%. Băng tải, băng truyền, hoặc đai tải bằng cao su sẽ được giảm theo kỳ hạn 5 năm từ 6,5%. Đây là động lực thúc đẩy xuất khẩu cao su và sản phẩm từ cao su. Cao su chính là một trong số các mặt hàng nước ta có sự tăng trưởng xuất khẩu cao nhất sang thị trường EU. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận hoặc kế thừa công nghệ hiện đại từ các nước Châu Âu như Đức, Hà Lan, Italia là các nước có tỷ lệ chuyển giao cơng nghệ cao khi hợp tác gia cơng xuất khẩu mặt hàng này, có cơng nghiệp hiện đại hơn để cải tiến được chất lượng sản phẩm và giúp cao su Việt Nam khẳng định được thương hiệu của mình. Hơn nữa, phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên EU phần nào hạn chế sự phụ thuộc của cao su Việt Nam vào thị trường nước láng giềng.

2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường EU EU

2.5.1. Nhân tố bên ngoài

2.5.1.1. Nhu cầu nhập khẩu cao su từ EU

Thị trường EU có ngành cơng nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ đặc biệt là sản xuất ô tơ, máy bay, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành

43

chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ của EU đối với mặt hàng cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp ( SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20.

Sau sự bùng phát của đại dịch Covid-19 phần nào đã làm thay đổi chính sách của các nước thành viên cũng như thói quen tiêu dùng của người dân EU, khiến người tiêu dùng EU đòi hỏi cao hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân hạn chế mua sắm những mặt hàng xa xỉ mà tập trung vào sản phẩm thiết yếu. Đặc biệt, người dân ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong khối EU để đảm bảo hơn về chất lượng của hàng hóa.

Sau thời gian tạm lắng trong mở rộng gần đây và sự suy giảm của đại dịch Covid-19, nhu cầu cao su tự nhiên đã vượt quá mức trước khi đại dịch và theo đà tiếp tục tăng trưởng. EU có thể coi là một trong những liên minh kinh tế thành công nhất thế giới. Mặc dù khoảng cách kinh tế giữa các nước thành viên của khối là tương đối lớn nhưng đây vẫn là thị trường tiềm năng của Việt Nam với dân số hơn 500 triệu dân tương đương với dung lượng thị trường lớn, mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều so với mặt bằng chung các quốc gia trên thế giới.

Trên thị trường thế giới, nhu cầu tiêu dùng cao su hiện đang ở mức thấp do đại dịch Covid-19 khiến ngành sản xuất ô tơ gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhà máy tại Châu Mỹ, Châu Âu và một số nhà máy sản xuất lốp xe tại Châu Á, Thái Bình Dương vẫn đóng cửa. Sản xuất xe hơi suy giảm dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, cùng với giá dầu trong xu thế giảm cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu cao su của thế giới.

2.5.1.2. Quy định pháp luật và đặc điểm nhu cầu thị trường EU

Các rào cản kỹ thuật thương mại (TBT) là cá tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà EU áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo vệ nhưng lợi ích quan trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh,… Các biện pháp này phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp đinh TBT của WTO. Một số rào cản kỹ thuật EU thường áp dụng: yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa, yêu cầu đăng ký đối với nhà nhập khẩu, yêu cầu về ủy quyền, yêu cầu về đóng gói, yêu cầu về thử nghiệm, các loại giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa, hạn chế một số chất trong sản phẩm, … Đây là thách thức đối với các nhà xuất khẩu, cần phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn để có thể tồn tại. Khơng đáp ứng các tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc hàng hóa khơng thể lưu thơng tại thị trường này. Nhìn chung, rào cản kỹ thuật của các nước EU có thể xếp vào 4 loại chính: Tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội.

44

Thứ nhất, tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng sản phẩm là chìa khóa của sự

thâm nhập thành công vào thị trường EU. Đặc điểm then chốt của các quy định hiện tại của EU là hàng thủy sản nhập khập từ các nước thứ 3 ( không phải thành viên EU) vào EU cần phải được chế biến, đóng gói, bảo quản, chuẩn tại các cơ quan mà EU cho phép hoạt động.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn so với doanh nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận.

Thị trường EU sử dụng nhiều biện pháp kiểm định đánh giá dựa vào giấy tờ kê khai thơng tin đối với hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc qua các bộ phận kiểm định, chứng nhận. Điều này thể hiện rõ tính minh bạch trong áp dụng hàng rào kỹ thuật của EU đối với nơng sản nhập khẩu nói chung, hồn tồn phù hợp với nguyên tắc của Hiệp định TBT của WTO.

Thứ hai, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Việc áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP- Hazard Analysis Critical Control Point) rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Yêu cầu về nhiệt độ bảo quản trong quá trình vận chuyển các sản phẩm thủy sản. yêu cầu về những thành phần phụ gia được phép sử dụng trong chế biến thủy sản do Văn phòng Thú y Liên Bang (OVF- Federal Veterinary Office) quy định.

Hiện nay, EU đã ban hành đạo luật Hiện đại hóa an tồn thực phẩm (FSMA). Đạo luật này quy định chặt chẽ và kiểm sốt dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên hàng nhập khẩu. Đặc biệt, đạo luật đề ra các quy định đối với những sản phẩm rau, quả tươi không được sản xuất tại EU. Theo đó, nước xuất khẩu xây dựng mức dư lượng tối đa cho phép đối với các hóa chất và bảo vệ thực vật, sau đó gửi hồ sơ kỹ thuật cho phía EU xem xét chấp nhận. Nếu trái cây nhập khẩu vào thị trường EU bị phát hiện có chưa hóa chất Difenoconazole, carbendazim, iprodione, cyperme-thrin và chlorothalonil sẽ bị từ chối cho phép nhập khẩu ( Sở NN&PTNT Hà Nội, 2015).

Thứ ba, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hóa có

liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định ( nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế cơng nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP- Good Agricultural Practices) và các nhãn hiệu sinh thái ( Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ cách đánh giá cấp độ khác nhau

45

về môi trường. Ngồi ra, các cơng ty phải tn thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn SA 8000 ( The Social Accountability 8000) là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội sẽ càng trở nên quan trọng trong tương lại.

Thứ tư, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội: Ủy ban Châu Âu đình chỉ hoạt động các xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hóa mà q trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như lao động tù nhân, lao độnh trẻ em,… đã được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105. Nhiều cơng ty Châu Âu có thể yêu cầu các nhà cung cấp tuân thủ quy tắc ứng xử hoặc ký các tuyên bố của nhà cung cấp để đảm bảo tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành, tiêu chuẩn tối thiểu của ngành, Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO) và Công ước Liên Hợp Quốc.

2.5.1.3. Lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) là một hiệp định thương mại thế hệ mới tập trung vào cải cách thể chế diện rộng. Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày 01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Ngày 26/06/2018, một bước đi mới của EVFTA được thống nhất. Theo đó, EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), đồng thời chính thức kết thúc q trình rà sốt pháp lý đối với Hiệp định EVFTA.

Hiệp định EVFTA sau khi được thực thi, ngoại trừ một số ít mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan, mặt hàng cao su được hưởng mức thuế suất ưu đãi sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cao su tổng hợp và các chất dẫn xuất sẽ khơng có lợi thế mới vì thuế suất đã đang là 0%. Tuy nhiên các loại ống ghép nối bằng cao su và lốp cao su sẽ được miễn thuế ngay lập tức từ 3% - 4,5%. Băng tải, băng truyền hoặc đai tải bằng cao su sẽ được giảm theo kỳ hạn 5 năm từ 6,5%.

Hiệp định EVFTA tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác liên doanh sản xuất sản phẩm cao su khi thuế nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị vào Việt Nam giảm dần đến mức 0%, tạo điều kiện khai thác các dịch vụ tại các khu công nghiệp trên đất cao su. Theo đó, phát triển cơng nghiệp chế biến sản phẩm cao su để nâng cao giá trị gia tăng cũng như đa dạng hóa các sản phẩm của ngành, thúc đẩy ngành cao su tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất thành phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

46

2.5.1.4. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN là các quốc gia Thái Lan, Malaysia, Indonesia đây là ba nước có nguồn cung cao su lớn nhất khu vực Đông Nam Á cho thị trường EU. Trong thực trạng lượng cầu cao su tự nhiên cao nhưng không đáp ứng kịp nhu cầu của nhà nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu để bắt kịp xu thế thị trường. Thái Lan và Malaysia là hai nước có sản phẩm cao su xuất khẩu đạt chất lượng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cao su vào thị trường EU những năm gần đây.

2.5.2. Nhân tố bên trong

2.5.2.1. Môi trường bên trong các hộ tiểu điền và doanh nghiệp xuất khẩu

Nguồn cung cao su, bao gồm cả cao su thiên nhiên và gỗ cao su tương đối đa dạng, bao gồm cung từ nguồn tiểu điền, các công ty cao su và từ nguồn nhập khẩu. Theo thống kê của Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRG), diện tích cao su Việt Nam năm 2021 đạt gần 939.00 ha, trong đó phần diện tích tiểu điền chiếm khoảng một nửa. Phần cịn lại là diện tích của các cơng ty, với diện tích của các doanh nghiệp chiếm gần 40%, công ty tư nhân chiếm gần 10%. Khâu chế biến cao su có sự hiện diện đông đảo của các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Để giúp các hộ cao su tiểu điền tăng năng suất và chất lượng mủ cao su, các doanh nghiệp cũng phải chủ động nghiên cứu và cung ứng cho họ các loại giống chuẩn, chất lượng, năng suất, lợi nhuận cao cho người dân tiểu điền. Qua đó, giúp doanh nghiệp tạo vùng nguyên liệu ổn định, quản lý được chất lượng thì tiến tới xuất khẩu. Bởi vì, nguồn ngun liệu chính là trọng tâm của sản xuất và xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam.

2.5.2.2. Nhu cầu thị trường về sản phẩm hợp pháp và bền vững

Với mục tiêu trọng tâm vào xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Lượng tiêu thụ trong nước đối với cao su ít hơn nhiều so với lượng xuất khẩu. Hội nhập thị trường thế giới đồng nghĩa với việc các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU phải tuân thủ các quy định tại đó. Ở thị trường khó tính hơn, như EU, các u cầu về tính hợp pháp và bền vững đối với các sản phẩm ngày càng chặt chẽ hơn cả từ khía cạnh quản lý và thị trường.

Nhu cầu của thị trường về các sản phẩm đạt chứng chỉ FSC, bao gồm các sản phẩm từ Việt Nam hiện nay rất lớn. Thông điệp này từ thị trường đã được nhấn mạnh tại nhiều nơi, bao gồm Hội thảo khách hàng mà Hiệp hội cao su Việt Nam,

47

Sáng kiến Sản xuất cao su thiên nhiên bền vững. Nhận thức được nhu cầu của thị trường hiện nay và trong tương lai, VRG đã xây dựng phương án quản lý rừng cao su bền vững. Ngồi ra cịn phối hợp với VRA để soạn thảo tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cao su bền vững năm 2020.

2.5.2.3. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng

Môi trường tự nhiên là một yếu tố lợi thế của Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh cao su. Mơi trường khí hậu và sinh thái là một trong các yếu tố nhà nhập khẩu EU quan tâm bởi những thay đổi không dự báo trước được từ thiên nhiên, sinh thái khi tác động rất nhiều đến tính khả thi của một hợp tác xuất nhập khẩu. Nước ta có đất cùng khí hậu nhiệt đới vơ cùng thích hợp cho việc trồng cây cao su. Khơng chỉ trồng và khai thác cao su, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng các rừng cao su đã quá độ tuổi để khai thác và chế biến gỗ. Gỗ cao su ép hiện nay cũng là một trong các sản phẩm từ cao su được ưa chuộng tại Châu Âu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)