Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 48 - 53)

2.4. Thực trạng xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn

2.4.2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường

38

Bảng 2.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường EU và tỷ trọng trong tổng xuất khẩu giai đoạn 2017 – 2021

Năm

Xuất khẩu sang EU Tổng xuất khẩu % trong tổng xuất khẩu Sản lượng ( tấn) Kim ngạch xuất khẩu ( nghìn USD) Sản lượng (tấn ) Kim ngạch xuất khẩu ( nghìn USD) Sản lượng (%) Kim ngạch (%) 2017 102.339 172.633 1.380.257 2.248.567 7,41 7,68 2018 93.524 128.365 1.564.124 2.092.020 5,98 6,14 2019 85.609 113.767 1.701.664 2.301.912 5,03 4,94 2020 66.291 92.564 1.749.701 2.384.073 3,79 3,88 2021 100.01 175.010 1.955.357 3.278.852 5,11 5,33 Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm 2018, sản lượng xuất khẩu đạt 93,524 tấn, giảm 8,61% về lượng so với năm 2017, kim ngạch giảm 25,64% so với năm 2017. Năm 2019, xuất khẩu cao su sang thị trường EU đạt 85.609 tấn, trị giá 113,8 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 11,37% về trị giá so với năm 2018 do giá cao su thế giới giảm. Năm 2020, xuất khẩu cao su đạt 66,2 nghìn tấn, trị giá 92,5 triệu USD, giảm 22,57% về lượng và 11,64% về trị giá so với năm 2019. Đại dịch Covid-19 bùng phát kể từ cuối năm 2019 ảnh hưởng khiến nhu cầu về cao su tự nhiên dùng trong ngành sản xuất lốp xe giảm mạnh, kéo theo nhu cầu về cao su từ thị trường này giảm đi. Trong năm 2021, nước ta xuất khẩu sang thị trường EU khoảng 100 nghìn tấn, tương đương với 175,01 nghìn USD. Đây là khối lượng cao su xuất khẩu nhiều nhất trong lịch sử ngành cao su Việt Nam.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho thị trường EU, với 39,02 nghìn tấn, trị giá 68,49 triệu USD, tăng 82,5% về lượng và tăng 122,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của EU chiếm 4,2% tăng so với mức 2,9% của năm 2020. Năm 2021, xuất khẩu cao su tăng trở lại là do nhu cầu gang tay cao su

39

trên tồn cầu đã có mức tăng kỷ lục trong lịch sử, tăng hơn 20% trong năm lên đến 360 tỷ chiếc, nhu cầu lớn đến từ Châu Âu do đại dịch Covid-19.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mặt hàng cao su đứng vị trí thứ hai trong tổng cơ cấu mặt hàng nơng sản chính gồm cà phê, cao su, hạt điều, rau quả, hạt tiêu, gạo cà chè xuất khẩu sang EU trong năm 2021. Sự thành công của xuất khẩu cao su trong năm 2021 có nguyên nhân rất quan trọng là do nhu cầu cao su trên thế giới phục hồi và ở mức cao hơn so với sản lượng.

Theo lãnh đạo phịng cơng nghiệp của Tập đoàn Cao su Việt Nam, cho biết rằng khi sử dụng các sản phẩm cao su nội địa, các nhà sản xuất nước ngoài phải sử dụng thêm nhiều công nghệ và phụ gia để ổn định chất lượng. Chất lượng của cao su Việt Nam được đánh giá là không đồng đều và ổn định đó là lý do mà các sản phẩm cao su của nước ta lại có giá xuất khẩu thấp hơn so với các nước khác.

Do đó, muốn coi ngành cao su là yếu tố then chốt để tăng trưởng bền vững xuất khẩu, các nhà sản xuất cao su cần có định hướng tới chất lượng sản phẩm là điều kiện chính để thúc đẩy chiến lược kinh doanh của mình. Mủ cao su của các tiểu điền ( gia đình) được mua gom và cung cấp cho các nhà máy chế biến. Mủ cao su của các công ty cao su được nhà máy của công ty tự thu gom về chế biến. Hình thức thu gom mủ của các công ty ở các khâu sản xuất, thu gom mủ và chuyển đến nhà máy chế biến. Các nhà máy sản xuất sau khi thu mua cao su thiên nhiên từ trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài sẽ sử dụng những nguyên liệu này để sản xuất các sản phẩm như: Săm lốp, băng tải, chấn cao su, nệm,… Nhiều công ty đang đẩy mạnh áp dụng các quy trình kinh doanh hiện đại, thân thiện với môi trường, đáp ưng các yêu cầu và quy định cơ quan có thẩm quyền. Chất lượng cao su cần được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và được công nhận theo quy định của pháp luật hiện hành. Toàn bộ hệ thống vận hành được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, ngày càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm cao su Việt Nam.

40

2.4.2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam vào các nước thành viên thị trường EU

Bảng 2.5. Sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam sang một số quốc gia tại thị trường EU giai đoạn 2018 - 2021

Đức Italy Tây Ban Nha Hà Lan Pháp

Lượng (tấn) 41,655 14,716 12,257 300 4,732 Trị giá (USD) 66,292 22,918 18,04 529 7,766 Lượng (tấn) 36,362 12,652 11,647 6,265 0,717 Trị giá (USD) 53,388 17,568 15,439 9,459 7,244 Lượng (tấn) 31,348 9,755 9,308 5,834 4,626 Trị giá (USD) 47,372 15,01 13,346 8,728 7,577 Lượng (tấn) 40,578 14,605 13,899 5,671 4,482 Trị giá (USD) 84,251 30,589 27,841 12,218 10,066 2019 2020 2021 Thị trường 2018 Nguồn: Trademap.org

Trong số các thị trường thành viên EU, cao su Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức, Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan. Nhìn chung, sản lượng và trị giá cao su xuất khẩu cao su sang các nước thuộc khối EU đều có dấu hiệu tăng nhẹ. Trong đó, nước Đức vẫn là nước chiếm lượng nhập khẩu cao su nhiều hơn với sản lượng năm 2021 là 40,578 tấn, tương đương với 84,251 USD. Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lướn thứ 10 cho Đức trong năm 2021, tăng 29,4% về lượng và tăng 77,7% về trị giá so với năm 2020. Đức là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở Châu Âu.

Đứng thứ hai trong khối Liên minh Châu Âu là thị trường Italy với sản lượng xuất khẩu là 14,605 tấn, tương đương 30,589 USD trong năm 2021. Italy nhập khẩu cao su tự nhiên thuộc nhóm HS40012910, nước này nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia, Cotdivoa và Việt Nam.

Pháp chủ yếu nhập khẩu cao su tự nhiên định chuẩn kỹ thuật HS 400122. Kim ngạch trong năm 2021 là 10,066 USD tương đương với 4,482 tấn. Bên cạnh đó, Pháp nhập khẩu nhiều cao su mủ tờ xơng khói hơn chủ yếu là từ thị trường Thái

41

Lan, Indonesia, Camorun,… Trong khi đó nhập khẩu cao su mủ Latex chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su tự nhiên của nước này.

Năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa ổn định và diễn biến phức tạp nên lượng xuất khẩu cao su vào các nước thành viên EU bị giảm hơn so với năm trước. Vì dịch tăng cao buộc thị trường EU phải áp dụng các biện pháp phịng dịch, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế khu vực và nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân. Bên cạnh đó, các quốc gia ưa chuộng mặt các mặt hàng đã qua chế biến hơn nguyên liệu thô. Xuất khẩu nguyên liệu thô sang thị trường có nhu cầu về mặt hàng chế biến đã khiến lượng xuất khẩu vào các thị trường này còn thấp.

2.4.2.3. Thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường EU

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của EU chiếm 2,2% tăng nhẹ so với mức 1,5% của 11 tháng năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam tại EU đã dần được cải thiện, nhưng mới chỉ chiếm thị phần thấp. Do đó, cao su của Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa xuất khẩu vòa thị trường EU.

Biểu đồ 2.8. Thị phần xuất khẩu cao su của Việt Nam vào thị trường EU năm 2020

Nguồn: Theo số liệu của Statista.com

Năm 2020, 28% nhập khẩu cao su của Liên minh Châu Âu đến từ Indonesia. Nhà sản xuất cao su thứ hai vào EU là Bờ Biển Ngà với 23% kim ngạch nhập khẩu. Thứ ba là Thái Lan với 21% kim ngạch nhập khẩu. Malaysia đứng thứ 4 với 11% kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam vẫn đóng một phần kim ngạch nhập khẩu vào EU với 7 %. Cameroon chiếm 1% kim ngạch nhập khẩu vào EU và các nước còn lại chiếm 9%.

42

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 48 - 53)