3.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường EU trường EU
3.1.1. Cơ hội
- Ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng thế giới ( sản xuất máy bay, ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng,…) ngày càng phát triển và nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào là cao su ngày càng cao.
- EU là một thị trường tiêu thụ lớn, nên Việt Nam cần tận dụng các lợi thế sẵn có để có thể xuất khẩu sang thị trường này.
- Việt Nam có điều kiện thiên nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai phù hợp cho phát triển ngành cao su tự nhiên và từ lâu trong nước đã hình thành các vùng trồng cao su tập trung quy mô lớn như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ,…
- Ngành Cao su tự nhiên đã được Chính phủ xác định là một trong những ngành kinh tế cần tập trung phát triển mạnh và nhận được nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ, với quy hoạch phát triển theo các vùng, miền.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) được coi là cú hích quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU. Bên cạnh thương mại điện tử, việc thay đổi quy trình sản xuất và đáp ứng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cũng là những yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội từ Hiệp định này.
3.1.2. Thách thức
- Rủi ro của sản phẩm thay thế là cao su tổng hợp, bởi sản phẩm cao su của Việt Nam chủ yếu là cao su tự nhiên dưới dạng thô.
- Sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu cao su ngày càng gay gắt về cả chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm cao su xuất khẩu, một điểm mà ngành cao su Việt Nam vẫn còn hạn chế.
- Rủi ro bất khả kháng từ thảm họa thiên nhiên tại các vùng gieo trồng cao su. - Các rào cản thuế quan đối với cao su và các sản phẩm liên quan cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu của các Doanh nghiệp Việt Nam.
52