Đánh giá chung về xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường EU

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 58 - 62)

2.6.1. Thành tựu

Thông tin từ Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su. Kinh tế thị trường ở thị trường EU đang dần hồi phục lại sau khủng hoảng của đại dịch Covid-19 nên nhu cầu nhập khẩu có xu hướng tiếp tục tăng đây là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su của Việt Nam. Năm 2021 là năm đầy thành công trong xuất khẩu cao su của Việt Nam khi thiết lập 2 kỷ lục mới cả về lượng và về giá. Chính những biến động lớn do dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành cao su, trong tình huống khó khăn lại chứa nhiều cơ hội cho ngành cao su Việt Nam phát triển.

Thị trường EU hiện đang là nước nhập khẩu cao su lớn thứ 3 của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, bằng cách qua các nước thành viên trong EU. Từ đó giúp tăng được thị phần cao su Việt Nam trên thị trường này. Nước ta đã tận dụng và tiếp cận cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến thương mại của Chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam đã giúp EU trở thành một thị trường tiềm năng cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Tại thị trường EU, ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn,

48

đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp ( SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20. Các mặt hàng này được dự báo sẽ được đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Cao su ln nằm trong nhóm những mặt hàng nơng sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU. Đặc biệt, nhiều sản phẩm chế biến từ ngành công nghiệp cao su như xăm lốp, gang tay, gioăng cao su,… đã chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu ngành cao su.

2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân

 Hạn chế

Xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường EU dự báo có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, song vẫn cịn một số khó khăn.

- Dù Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su nhưng vẫn đang phải đối mặt với một số áp lực để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu cho các sản phẩm cao su thiên nhiên. Các công ty cao su Việt Nam vẫn cần nỗ lực hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn để mở rộng thị trường xuất khẩu. ( thách thức).

- Các yêu cầu về tính hợp pháp và bền vững tại thị trường EU đối với các sản phẩm ngày càng chặt chẽ hơn cả từ khía cạnh quản lý và thị trường. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường EU, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất cao su bền vững theo tiêu chuẩn của FSC ( đây là hệ thống các tiêu chuẩn về chứng nhận nguồn gốc gỗ cho các nhà khai thác). Lý do là bởi tiêu chuẩn này được nhiều thị trường và khách hàng chấp nhận, có thể đem giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm, trong khi đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về môi trường và xã hội.

- Giá cao su tự nhiên trong năm 2022 cịn có thể tăng do nguồn cung thiếu hụt theo mùa. Các yếu tố hỗ trợ cho giá cao su gồm: điều kiện thời tiết bất lợi có thể làm khan hiếm nguồn cung trong những tháng tới; tốc độ tăng trưởng doanh số bán ô tô khả quan ở các nền kinh tế lớn; nhu cầu gang tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng. Dù vậy, vẫn còn thách thức ảnh hưởng đến nhu cầu cao su như: thiếu chất bán dẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất ơ tơ, giá dầu thơ tăng cao, khủng hoảng địa chính trị, tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thơng quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, triển vọng xuất khẩu cịn bị hạn chế bởi giá cước vận tải biển tăng cao. Giá cước container leo thang đến năm thứ 3 do ảnh hương bởi dịch Covid-19. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm container rộng đã đẩy doanh nghiệp Việt Nam vào cảnh rất khó th tàu và dự báo tình trạng này sẽ còn kéo dài đến sang năm 2023.

49

- Hệ thống quản lý doanh nghiệp chưa tốt, chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa ổn định. Vẫn có trường hợp lơ hàng cao su xuất khẩu sang và bị hoàn về do kiểm định chất lượng kém chưa đạt tiêu chuẩn của thị trường EU. Bên cạnh đó, cơng nghiệp cao su là ngành công nghiệp phụ trợ, lệ thuộc nhiều vào các nhà lắp ráp, máy móc,… nhưng nước ta chưa được chú trọng đầu tư cơng nghệ máy móc.

- Mặt hàng cao su Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt hơn với mặt hàng cao su của các nước Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Canada,… khi thị trường Mỹ thu hẹp. Trong đó 3 nước Thái Lan. Malaysia, Indonesia là 3 nước hiện có nguồn cung cao su lớn nhất Đông Nam Á cho thị trường EU. Trong thực trạng lượng cầu cao su tự nhiên cao nhưng cung không đáp ứng kịp nhu cầu của nhà nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cần có những chiến lược đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu đạt chất lượng cao.

 Nguyên nhân:

Thứ nhất, bất cập của ngành cao su Việt Nam là chỉ mới có tiêu chuẩn quốc gia về sản phẩm cao su tự nhiên đầu ra, chưa có tiêu chuẩn quốc gia đối với nguyên liệu đầu vào, nên chưa có cơ sở pháp lý để ngăn chặn việc pha trộn tạp chất vào nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến chất lượng của các nhà máy sơ chế mủ cao su. Trong khi đó, thị trường EU đã đưa cao su tự nhiên vào danh sách “ hàng hóa nguyên liệu đặc biệt quan trọng” và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo nguồn cung an tốn, bền vững, giá cả phải chăng cho ngành cơng nghiệp tại EU. Cao su thiên nhiên là nguyên liệu thô sinh học duy nhất được đưa vào danh sách 27 loại mạnh. Danh sách này bao gồm các nguyên liệu thô được đề xuất với EU để đánh giá và phê duyệt, theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe & cao su Châu Âu ( ETRMA). Việc đưa cao su thiên nhiên vào Danh mục sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngành cao su và thúc đẩy sản xuất cao su thiên nhiên. Nó cũng sẽ nâng cao nhận thức về những rủi ro tiềm ẩn của nguồn cung cấp nguyên liệu thô và hỗ trợ Ủy ban Châu Âu đàm phán các Hiệp định thương mại.

Thứ hai, do biến động rủi ro của đại dịch Covid-19, nhu cầu tiêu dùng cao su trong ngành sản xuất xe hơi hiện đang hồi phục chậm lại khiến cho việc sản xuất xe hơi ở quốc gia này đang cịn vướng nhiều khó khăn. Các nhà máy tại châu Âu đang mở cửa lại và thích nghi, kiểm sốt được tình hình dịch bệnh. Các quốc gia có nhu cầu lớn về cao su phục vụ cho ngành sản xuất xe hơi và dụng cụ gia dụng có thể kể đến là Pháp, Đức, Italia, Hà Lan,… Trong bối cảnh kinh tế châu Âu đang hồi phục trở lại, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su cần có các chính sách mới để thúc đẩy mặt hàng cao su vào thị trường này.

50

Thứ ba là tình hình thời tiết thay đổi tại các khu vực khai thác cao su. Các cơn mưa trái mùa tại Việt Nam đã làm cho hiện tượng rụng lá sinh lý ở cây cao su đến sớm hơn, điều đó làm ảnh hưởng đến sản lượng sẽ bị giảm trong thời gian tới. Trong khi nhu cầu cao su trên thế giới đang có xu hướng tiếp tục tăng lên bởi việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế. Đặc biệt là ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng tại thị trường Liên minh Châu Âu đang hồi phục trở lại nhưng nguồn cung lại đang bắt đầu thiếu hụt so với cầu.

51

Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 58 - 62)