2.4. Thực trạng xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2.4.1. Quy trình xuất khẩu cao su sang thị trường EU
Đối với mặt hàng cao su, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU thì hình thức chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp. Theo đó, bên nhập khẩu là EU và bên xuất khẩu là Việt Nam sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương trực tiếp với nhau. Trong hình thức này, các doanh nghiệp Việt có thể ký kết hợp đồng với nhà nhập khẩu EU thơng qua văn phịng đại diện. Các văn phịng đại diện của Việt Nam có chức năng liên lạc, tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và xây dựng các dự án hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, văn phịng đại diện cịn có trách nhiệm thúc đẩy việc thực hiện các hợp đồng thỏa thuận về trình tự thủ tục cần thiết và tính phù hợp với pháp luật Việt Nam. Đây là hình thức chính để các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thâm nhập vào thị trường cao su của EU.
Đức, Italia, Hà Lan, Pháp là các nước nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất trong EU. Khi nghiên cứu thị trường cần phải xác định rõ thị trường trọng tâm của doanh nghiệp là thị trường nào. Đối với nghiên cứu thị trường xuất khẩu cao su, các doanh nghiệp Việt Nam liên hệ với Đại sứ quán quốc gia thị trường mục tiêu như Đức, Pháp, Italia cũng là một cách để lấy được những thông tin cũng như các tập quán kinh doanh của thị trường đó dễ dàng hơn.
37
Một hình thức khác mà Việt Nam áp dụng xuất khẩu cao su nhưng ít hơn là hình thức xuất khẩu gián tiếp qua trung gian. Đây là hình thức phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa mạnh về tài chính cũng như khả năng tiếp cận thị trường quốc tế còn non yếu.
Thủ tục nhập khẩu cao su gồm
Cao su có mã HS thuộc chương 40 ( Cao su và các sản phẩm bằng cao su) - Mã HS code 4001 ( Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa chicle và các loại nhựa tự nhiên tương tự ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải)
- 4001.22 ( Cao su tự nhiên được định chuẩn về kỹ thuật TSNR) - Thuế xuất khẩu 0%
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu: - Commercial Invoice ( hóa đơn thương mại) - Packing List ( phiếu đóng gói)
- Bill of Lading ( vận đơn)
- Phytosanitary Certificate ( giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật) - Fumigation Certificate ( giấy chứng nhận hun trùng)
- Certificate of Origin ( C/O – nếu có) - Các chứng từ liên quan khác
Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.