Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường thế giới

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 42 - 47)

2.3.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao su

Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng, năng suất cây cao su tại Việt Nam năm 2017- 2021 Năm Tổng diện tích (nghìn ha ) Sản lượng (nghìn tấn ) Năng suất (kg/ha/năm) 2017 971,6 1.094,5 1.676 2018 961,8 1.137,7 1.660 2019 941,8 1.182,5 1.669 2020 932,4 1.226,1 1.675 2021 938,8 1.260,1 1.682

32

Biểu đồ 2.1. Diện tích và sản lượng cao su tự nhiên tại Việt Nam năm 2017- 2021

Nguồn: Thống kê từ Hiệp hội cao su Việt Nam

Năm 2017, tổng diện tích cao su cả nước đạt 971,6 nghìn ha, với sản lượng đạt 1.094,5 nghìn tấn. Đến năm 2018, tổng diện tích cao su là 961,8 nghìn ha giảm 9,8 nghìn ha so với năm 2018, sản lượng năm đạt 1.137,7 nghìn tấn. Đến năm 2019, tổng diện tích đạt 941,3 nghìn ha, sản lượng đạt gần 1,2 nghìn tấn,năng suất vẫn giữ ở mức trung bình 1,6 kg/ha/năm.

Trong năm 2020, tổng diện tích trồng cao su trên tồn quốc đạt 932 nghìn ha, giảm 9,4 nghìn ha so với cùng kì năm 2019. Cây cao su tại Việt Nam vẫn được trồng chủ yếu ở miền Nam, chiếm 55.7% tổng diện tích trồng cây cao su trên cả nước. Trong đó có một số tỉnh trồng nhiều cây cao su như: tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Gia Lai. Doanh nghiệp Nhà nước mà chủ yếu là các công ty thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) hiện đang nắm giữ khoảng 38,4% trong tổng diện tích, các hộ gia đình nắm giữ 51,9% và phần cịn lại 9,7% là phần diện tích của các cơng ty tư nhân. Hàng năm, lượng cung cao su thiên nhiên từ Việt Nam đạt khoảng 1,1 triệu tấn, trong đó lượng cung từ các hộ tiểu điền chiếm khoảng 60%. Lượng cung còn lại 33% là từ các công ty cao su nhà nước và từ công ty tư nhân 7%.

Năm 2021, diện tích cao su đạt 938,8 nghìn ha, tăng 0,7% so với năm trước, sản lượng năm đạt 1.260,1 nghìn tấn, tăng 2,8%. Diện tích cây cao su tăng chủ yếu do được trồng mới trên đất lâm nghiệp và do chuyển đổi từ diện tích được trồng xen trong các vườn cây lâu năm kém hiệu quả từ trước đó. Đây là một năm thời tiết khá thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, năng suất có sự tăng trưởng. Mặc

33

dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng lĩnh vực trồng trọt vẫn tăng trưởng ổn định.

Cao su tự nhiên: Sau khi liên tục tăng, diện tích trồng cao su đã chững lại nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng nhờ vào cải thiện năng suất. Các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước chỉ tập trung vào sản xuất những chủng loại cao cấp có giá bán cao như SVR 3L, SVR- CV 50, SVR-CV 60 mà ít sản xuất đầu tư dây chuyền sản xuất SVR 10, SVR 20. Chủng loại cao su SVL 3L trong cơ cấu ngành cao su thiên nhiên Việt Nam chiếm đến gần 50% do chênh lệch giá giữa SVR 10, SVR 20 với SVL 3L.

Những năm qua, ngành cao su Việt Nam đã có những bước phát triển cả về năng suất, diện tích và sản lượng. Việt Nam là nước đứng thứ 3 về sản xuất cao su trên thế giới, chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng toàn cầu và khoảng 5,6% tổng diện tích trồng cao su trên thế giới. Trong tổng sản lượng cao su thiên nhiên khai thác và nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là xuất khẩu, còn lại là phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.

2.3.2 Cơ cấu mặt hàng cao su xuất khẩu

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu sản lượng xuất khẩu theo loại cao su của Việt Nam

Nguồn: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm “ hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp” (mã HS 400280). Nhóm này chiếm 66% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

34

Hiện nay, Việt Nam có các chủng loại xuất khẩu phổ biến đó là:

- Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp chiếm 66% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, chiếm phần trăm xuất khẩu nhiều nhất.

- Mủ Latex chiếm 10,6% sau hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

- SVR chiếm khoảng 16,4% khối lượng xuất khẩu. Trong dó chủ yếu là loại SVR thường có hạng sản phẩm 3L, CV 60,…

- Cao su tờ xơng khói ( RSS3) chiếm khoảng 3,4% khối lượng xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các loại cao su như SVR10, SVR20, RSS, Crepe đang được ưa chuộng trên thị trường quốc tế thì tại Việt Nam chỉ sản xuất được một khối lượng hạn chế. . Mủ cao su SVR10, SVR20, có nhu cầu nhập khẩu cao tại các thị trường như Ba Lan, Italia, Tây Ban Nha, Hoa Kì,… nhưng do cao su Việt Nam chưa đáp ứng được nên lượng cao su xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Việt Nam xuất khẩu cao su thiên nhiên dạng nguyên liệu ( như cao su khối, cao su ly tâm cô đặc, cao su tờ xơng khói,…) và các sản phẩm cao su tinh chế/ hồn chỉnh ( như lốp xe, linh kiện cao su, găng tay, băng tải, nệm gối, dụng cụ y tế, đế giày,…)

2.3.3 Cơ cấu thị trường cao su xuất khẩu

Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và Hoa Kì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong đầu năm 2022.

Bảng 2.3. Sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam sang các thị trường hàng đầu

Thị trường

5 tháng đầu năm 2021 So với cùng kỳ năm

2020(%) Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá

(USD) Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Tổng cộng 550.949 927.750.263 59,45 94,89 100 100

Trung Quốc 375.842 605.049.621 63,06 96,85 68,22 65,22

EU 29.983 54.661.256 53,01 93,2 5,44 5,89

Ấn Độ 27.500 50.239.049 66,69 102,84 4,99 5,42

35 Mỹ 14.453 25.844.778 71,08 112,51 2,62 2,79 Thổ Nhĩ Kỳ 12.363 23.612.387 53,16 89,77 2,24 2,55 Đài Loan 12.697 23.253.540 68,73 108,44 2,3 2,51 Đức 10.872 20.600.812 48,26 86,63 1,97 2,22 Sri Lanka 6.613 13.385.942 182,61 267,1 1,2 1,44 Indonesia 6.022 11.436.829 39,92 70,55 1,09 1,23 Các nước còn lại 38.313 68.709.497 1.184.68 2.024.54 6,97 7,39

Nguồn: Theo báo cáo Thông tin thị trường cao su tổng hợp TCHQ

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam 5 tháng đầu năm 2021

Nguồn: Tổng hợp dựa trên số kiệu của Tổng cục hải quan

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 đjat 550.949 tấn với trị giá 927,75 triệu USD tăng mạnh 59,5% về lượng và tăng 94,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.

Cao su của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, chiếm 68% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của cả nước và chiếm 65% trong tổng kim ngạch, với khối lượng 375.842 tấn, tương đương 605,06 triệu USD. Ngoài thị trường chủ đạo Trung Quốc, cao su Việt Nam còn xuất khẩu sang EU 29,983 tấn, trị giá 54,66 triệu USD, tăng 93% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 6% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đạt 27.500 tấn, trị giá 50,24 triệu USD, tăng 66,7% về lượng và tăng 102,8% về kim ngạch. Đây là 3 thị trường lớn nhất xuất khẩu cao su của Việt Nam sang.

36

Việt Nam vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhập khẩu cao su tự nhiên từ các thị trường Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam. Hiện nay các nhà máy cao su Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất, do đó nhu cầu cao su tăng lên. Trong khi đó nguồn cung từ nước sản xuất hàng đầu như Thái Lan đang thắt chặt bởi thiếu hụt lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vừa qua, điều này cũng đã phần nào thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc tăng thêm.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)