Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 30)

1.3. Giới thiệu sản xuất và xuất khẩu cao su

1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su

1.3.2.1. Nhân tố bên ngồi

Chính trị và pháp luật

Chính trị là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Khi nền chính trị ổn định thì sẽ là động lực để thúc đẩy phát triển ngành kinh tế của cả quốc gia đó. Ngành xuất khẩu cũng từ đó là phát triển. Việc phát triển ngành xuất khẩu sẽ khiến cho quốc gia đó tăng cường ngoại giao và hợp tác với nhiều quốc gia khác nhau. Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu sẽ đem lại nguồn ngoại tệ lớn ( hay nguồn vốn lớn) để các quốc gia phát triển kinh tế và xã hội.

Văn hóa và xã hội

Ngồi sự chi phối hệ thống luật pháp, chính trị, cơng cụ chính sách, các nhà kinh doanh xuất khẩu cịn phải ln quan tâm đến sự khác biệt của các yếu tố văn hóa, xã hội như phong tục tập quán của địa phương, quốc gia hợp tác kinh doanh. Thị yếu trong yếu tố văn hóa của người tiêu dung sẽ định hướng nhu cầu của người dân đi theo hướng nào, là cơ sở để quyết định mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Ở các thị trường khác nhau, dân cư sẽ có nhu cầu riêng biệt khiến xu hướng tiêu dung khác nhau.

Dựa vào thị hiếu cũng như sở thích của người dân mỗi khu vực, mỗi quốc gia là khơng giống nhau, chính vì vậy các nhà xuất khẩu cần hiểu rõ được tâm lý của người tiêu dùng để đưa ra các phương án xuất khẩu và tiếp cận khách hàng sao cho phù hợp.

Môi trường kinh tế

Cũng như những mặt hàng xuất khẩu khác, cao su cũng chịu tác động mạnh mẽ bởi xu hướng hội nhập của nền kinh tế. Một trong những cơ hội lớn nhất khi gia nhập WTO và các tổ chức kinh tế khác là thị trường rộng mở, tạo khả năng cho xuất khẩu tăng trưởng mạnh.

Tỷ giá hối đối là cơng cụ của Nhà nước dùng để điều chỉnh thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ giá được điều chỉnh theo q trình lạm phát có liên quan. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm thay đổi cán cân thương mại, ảnh hưởng đến sự di chuyển của các dịng vốn quốc tế và

20

qua đó ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia. Cho nên, tỷ giá hối đối mà càng cao thì càng thúc đẩy cho xuất khẩu cao su nói riêng và hàng hóa nói chung tăng nhanh, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cao su.

Lạm phát cũng là một trong những yếu tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp. Lạm phát cao gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu. Cùng một lượng ngoại tệ, doanh nghiệp xuất khẩu thu được lượng nội tệ ít hơn so với trước khi lạm phát cao. Ngoài ra, lạm phát cao cũng làm tăng chi phí xuất khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Ngân hàng là nguồn cung cấp vốn đối với các doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Lãi suất cho vay vốn của Ngân hàng tác động lượng tiền vốn mà doanh nghiệp có thể vay, sau đó đầu tư sản xuất hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp. Khi lãi suất ngân hàng cao, các doanh nghiệp thiếu vốn khả năng cạnh trạnh sụt giảm. Dẫn tới mất các đơn hàng tốt, lâu dần khơng có vốn ln chuyển đầu tư sản xuất, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ đi đến phá sản.

Thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế hiện nay, thuế quan chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung nguồn thu ngân sách.

Quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu (GDP)

Quy mơ nền kinh tế nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia. Tức là, GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ cho thấy nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên. Tuy nhiên, khi GDP của một quốc gia tăng cho thấy khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng theo. Vì thế cơ hội cạnh tranh của sản phẩm ngoài nước với sản phẩm trong nước sẽ càng gay gắt. Không chỉ vậy, mức cầu nước nhập khẩu của một quốc gia là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của từng loại hàng hóa khác nhau.

Khoa học công nghệ

Với sản phẩm cao su, yếu tố khoa học cơng nghệ đóng một vai trị cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Mặt hàng cao su xuất khẩu cần chú trọng đến các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu xem có phù hợp với tiêu chuẩn của họ hay khơng. Qua đó, nước xuất khẩu có thể quyết định tiến hành sản xuất, do vậy có thể tăng năng xuất, sự uy tín về sản phẩm trên thị trường quốc tế.

21

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định mức độ cạnh trạnh của các quốc gia. Với những quốc gia chậm và đang phát triển, khoa học cơng nghệ phát triển chậm, cịn lỗi thời, lạc hậu, cạnh tranh về giá và chất lượng có tính quan trọng như nhau. Đối với những quốc gia phát triển, áp dụng trình độ khoa học kỹ thuật cao, hiện đại vào sản xuất, giúp làm giảm chi phí sản xuất, khi đó diễn ra cuộc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm được sản xuất từ khoa học kỹ thuật cơng nghệ cao có chất lượng và giá trị cao hơn so với những sản phẩm đến từ trình độ thấp.

Hiện này, cơng nghệ tiên tiến đã ra đời và không ngừng cải tiến, tạo ra các cơ hội cũng gay ra nguy cơ đối với tất cả các ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Với việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất hàng xuất khẩu, các thành tựu khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho việc xuất khẩu tạo ra được nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn, giá thành rẻ, hợp thị yếu tiêu dùng.

Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia

Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cước phí vận chuyển hàng hóa cũng như rũi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nói chung và cao su nói riêng. Khi khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng nhiều đến thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng,.. do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường xuất khẩu. Khoảng cách địa lý là lý do khiến các quốc gia thường chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đường biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực. Thêm vào đó, khoảng cách về địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa.

1.3.2.2. Nhân tố bên trong

Điều kiện tự nhiên

Cao su là một loại nơng phẩm mang tính mùa vụ rõ nét, do vậy yếu tố về điều kiện tự nhiên gây ra những áp lực nhất định cho việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ cho mặt hàng này. Các yếu tố thuộc về mơi trường tự nhiên như thời tiết, khí hậu,… ảnh hưởng đến tình hình cung cao su. Các nhà chiến lược khôn ngoan thường có những quan tâm đến mơi trường khí hậu và sinh thái.

Tiềm lực tài chính

Tài chính đóng một vai trị rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, bởi nó cho doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hóa các kế hoạch kinh doanh, cũng như khả năng đối phó với rủi ro. Nếu có khả năng về tài chính, nước xuất khẩu có thể đầu tư cho máy móc, thiết bị sản xuất, đào tạo nâng cao trình

22

độ người lao động để thích ứng nhanh hơn với hoạt động chuyển giao qua đó nâng cao được năng suất lao động và đạt được hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Cam kết trong các hiệp định thương mại

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và cao su nói riêng của một quốc gia. Khi xuất khẩu hàng hóa sang một nước nào đó nghĩa là mặt hàng đó đã xâm nhập vào một thị trường khác và nhà xuất khẩu sẽ phải đối mặt với những rào cản như thuế nhập khẩu hay vấn đề về hạn ngạch nhập khẩu. Các rào cản này là chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ kinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Sự hòa nhập và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự tham gia vào các tổ chức thương mại như FTA, WTO sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu. Việc Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế - chính trị đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển hợp tác giao lưu trao đổi hàng hóa, dịch vụ trình độ quản lý kinh tế mà cịn nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Công nghệ và cơ sở kỹ thuật

Công nghệ sản xuất và cơ sở kỹ thuật quyết định năng suất lao động và dung lượng sản xuất của nhà máy. Độ phát triển, hiện đại của cơ sở vật chất, máy móc thiết bị và hệ thống quản lý sẽ phản ảnh vị trính của doanh nghiệp trong quan hệ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải, hệ thống đại lý,…

Ngày này, trong nền kinh tế thị trường, cơng nghiệp hiện đại hóa, sức cạnh tranh, vị thế của một doanh nghiệp thể hiện ở độ hiện đại, tiên tiến của máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất. Với quy trình sản xuất tinh gọn, hiệu quả, hiện đại, giúp làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao giá trị sử dụng. Các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu cần tìm kiếm và ưu tiên nguồn lực đầu tư để hiện đại hóa cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ.

Hệ thống thông tin

Các doanh nghiệp muốn đưa ra một quyết định về việc có nên xuất khẩu sang một thị trường hay khơng thì cần phải dựa vào lượng thơng tin chính xác mà doanh nghiệp của mình có được thơng qua hệ thống thu thập thông tin. Với một công nghệ xử lý thông tin tốt cũng sẽ là một điểm mạnh của doanh nghiệp trong việc có được những thơng tin chính xác. Thực tế, hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát

23

triển và phổ biến nên khâu nghiên cứu thị trường đã trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều.

1.4. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan trong việc xuất khẩu cao su

1.4.1. Kinh nghiệm xuất khẩu cao su từ Thái Lan

Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 1/3 sản lượng cao su toàn cầu mỗi năm, chiếm tới 40% nguồn cung toàn cầu. Việc trồng cây cao su ở Thái Lan kể từ đó đã trở nên phổ biến do có sự giám sát hỗ trợ cao của Chính phủ kết hợp với khí hậu nhiệt đới của đất nước Thái Lan. Hai yếu tố này đã tạo nên lợi thế so sánh của Thái Lan trong việc trồng cao su, giúp cho ngành cao su của nước này tăng trưởng nhanh. Xuất khẩu cao su của Thái Lan sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu cao su trong ngành cơng nghiệp ơ tơ tồn cầu và gang tay y tế, trong khi tồn kho cao su tại cảng Thanh Đảo ( Trung Quốc ) ở mức thấp.

Cục Xuất Nhập khẩu ( Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan cho biết năm 2020, Thái Lan xuất khẩu được 4,6 triệu tấn cao su ( mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005) trị giá 192,5 tỷ Baht, tương đương 6,41 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng và giảm 5,6% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 58,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 2,68 triệu tấn, trị giá 109,51 tỷ Baht, tương đương với 3,65 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2019. 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Thái Lan đã tăng hơn 50% so với cùng kì năm ngối. Giá trị xuất khẩu là 70,34 tỷ Baht, tăng 50,8% so với 46,65 tỷ Baht cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu tăng từ 1,17 triệu tấn năm 2021 lên đến 1,39 triệu tấn. Năm thị trường xuất khẩu cao su hàng đầu của Thái Lan là: Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Đối với thị trường EU trong năm 2021, cao su Thái Lan xuất khẩu sang với trị giá 700 triệu USD chiếm 5,3% tỷ trọng các nước xuất khẩu và tăng 13,5% so với năm 2020.

Các doanh nghiệp cao su ở Thái Lan bao gồm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty sản xuất lớn. Các doanh nghiệp cao su quy mô vừa và nhỏ thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh trồng trọt, khai thác mủ và sơ chế cao su thiên nhiên, chủ yếu là các hoạt động đầu nguồn của chuỗi cung ứng. Sau khi khai thác mủ, các DNVVN hoặc nông dân trồng cao su bán cao su của họ cho thị trường trung gian thuộc các công ty sản xuất hoặc chế biến cao su lớn. Các tập đoàn lớn trong ngành cao su ở Thái Lan được chia thành hai loại chính là chế biến cao su và

24

sản xuất các sản phẩm từ cao su. Các tập đoàn chế biến cao su chủ yếu sản xuất các sản phẩm cao su thiên nhiên như cao su tấm hun khói có gân, cao su khối hoặc cao su STC, cao su cô đặc và cao su hỗn hợp. Mặt khác, các công ty sản xuất cao su chủ yếu tạo ra các sản phẩm từ nguyên liệu cao su tự nhiên như phụ kiện xe hơi, săm lốp, gang tay và vô số các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày. Trong số các loại cao su thiên nhiên với đối tác thương mại lớn của Thái Lan là thị trường Trung Quốc.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một trong những nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu của Thái Lan tăng cao. Thái Lan đã có 13 hiệp định thương mại tự do với 18 quốc gia và cùng lãnh thổ, trong đó 14 nước khơng cịn áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm cao su của Thái Lan bao gồm cả Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Nhật Bản, Úc, New Zealand, Peru và Hồng Kong. Bốn quốc gia còn lại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Chile đang duy trì mức thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm cao su.

Để tăng cường thế lực xuất khẩu cao su, chính phủ Thái Lan cịn thành lập Khu cơng nghiệp cao su với mục tiêu xúc tiến việc chế biến sâu cao su thành sản phẩm cao su nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu cao su và nâng chất lượng cao su Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cao su.

Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) được thành lập dựa trên sự hợp nhất của 3 đơn vị bao gồm Viện nghiên cứu Cao su ( Rubber Research Institute); Tổ chức cao su đại điền ( gọi tắt là REO: Rubber Estate Organization), Văn phòng quỹ tài trợ tái canh cho cao su ( gọi tắt là ORRAF: Office of the Rubber Replanting Aid Fund) . Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan cũng chịu trách nhiệm tham gia vào việc phân tích, nghiên cứu, phát triển và phổ biến thông tin liên quan đến cao su, cũng như đảm bảo rằng giá cao su ổn định và thúc đẩy trồng trọt.

Hiệp hội cao su Thái Lan được thành lập vào tháng 5/1951 với tên gọi là “Hiệp hội các nhà buôn bán cao su Thái Lan”. Hiệp hội là một tổ chức các nhà sản xuất và các công ty buôn bán cao su trong đàm phán với Chính phủ hoặc các tổ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)