1.3. Giới thiệu sản xuất và xuất khẩu cao su
1.3.1.3. Đặc điểm về cao su
Đặc điểm sinh thái học
Cây cao su phát triển trong điều kiện khí hậu vùng nhiều đới xích đạo u cầu khí hậu nóng và ẩm. Đất là đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m khơng bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so với mực nước biển. Cao su ưa đất hơi chua, độ PH thích hợp là từ 4.5 – 5.5, nếu PH > 6.5 đất quá nhiều bazơ có thể độc hại cho cây. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23oC – 30oC, có thể chịu được nhiệt độ thấp 10oC – 15oC. Cây cao su có thể thích nghi được trong điều kiện nắng hạn khoảng từ 4 đến 5 tháng, nhưng năng suất mủ sẽ giảm.
Đặc điểm thực vật học
Thân: Thân cao có hình trụ trịn và thẳng đứng, độ phân cành cao từ 2 – 3m. Cây cao trung bình 20 - 30m,cây mọc hoang có thể cao tới 50m,vành thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng. Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước
18
và hút dinh dưỡng. Tán lá rộng tới đâu thì rễ bàng mọc ra đến đó, có thể rộng ra tới 6 – 10m. Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đơng tập trung ở những vùng có mùa khơ rõ rệt. Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình trịn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn.