Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan trong việc xuất khẩu cao su

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 34)

1.4.1. Kinh nghiệm xuất khẩu cao su từ Thái Lan

Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 1/3 sản lượng cao su toàn cầu mỗi năm, chiếm tới 40% nguồn cung toàn cầu. Việc trồng cây cao su ở Thái Lan kể từ đó đã trở nên phổ biến do có sự giám sát hỗ trợ cao của Chính phủ kết hợp với khí hậu nhiệt đới của đất nước Thái Lan. Hai yếu tố này đã tạo nên lợi thế so sánh của Thái Lan trong việc trồng cao su, giúp cho ngành cao su của nước này tăng trưởng nhanh. Xuất khẩu cao su của Thái Lan sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu cao su trong ngành cơng nghiệp ơ tơ tồn cầu và gang tay y tế, trong khi tồn kho cao su tại cảng Thanh Đảo ( Trung Quốc ) ở mức thấp.

Cục Xuất Nhập khẩu ( Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan cho biết năm 2020, Thái Lan xuất khẩu được 4,6 triệu tấn cao su ( mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005) trị giá 192,5 tỷ Baht, tương đương 6,41 tỷ USD, giảm 4,4% về lượng và giảm 5,6% về trị giá so với năm 2019. Trong đó, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 58,38% tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2020 với 2,68 triệu tấn, trị giá 109,51 tỷ Baht, tương đương với 3,65 tỷ USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 0,1% về trị giá so với năm 2019. 5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su của Thái Lan đã tăng hơn 50% so với cùng kì năm ngối. Giá trị xuất khẩu là 70,34 tỷ Baht, tăng 50,8% so với 46,65 tỷ Baht cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu tăng từ 1,17 triệu tấn năm 2021 lên đến 1,39 triệu tấn. Năm thị trường xuất khẩu cao su hàng đầu của Thái Lan là: Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Đối với thị trường EU trong năm 2021, cao su Thái Lan xuất khẩu sang với trị giá 700 triệu USD chiếm 5,3% tỷ trọng các nước xuất khẩu và tăng 13,5% so với năm 2020.

Các doanh nghiệp cao su ở Thái Lan bao gồm từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty sản xuất lớn. Các doanh nghiệp cao su quy mô vừa và nhỏ thường tham gia vào các hoạt động kinh doanh trồng trọt, khai thác mủ và sơ chế cao su thiên nhiên, chủ yếu là các hoạt động đầu nguồn của chuỗi cung ứng. Sau khi khai thác mủ, các DNVVN hoặc nông dân trồng cao su bán cao su của họ cho thị trường trung gian thuộc các công ty sản xuất hoặc chế biến cao su lớn. Các tập đoàn lớn trong ngành cao su ở Thái Lan được chia thành hai loại chính là chế biến cao su và

24

sản xuất các sản phẩm từ cao su. Các tập đoàn chế biến cao su chủ yếu sản xuất các sản phẩm cao su thiên nhiên như cao su tấm hun khói có gân, cao su khối hoặc cao su STC, cao su cô đặc và cao su hỗn hợp. Mặt khác, các công ty sản xuất cao su chủ yếu tạo ra các sản phẩm từ nguyên liệu cao su tự nhiên như phụ kiện xe hơi, săm lốp, gang tay và vô số các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày. Trong số các loại cao su thiên nhiên với đối tác thương mại lớn của Thái Lan là thị trường Trung Quốc.

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một trong những nguyên nhân khiến lượng hàng xuất khẩu của Thái Lan tăng cao. Thái Lan đã có 13 hiệp định thương mại tự do với 18 quốc gia và cùng lãnh thổ, trong đó 14 nước khơng cịn áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm cao su của Thái Lan bao gồm cả Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Nhật Bản, Úc, New Zealand, Peru và Hồng Kong. Bốn quốc gia còn lại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Chile đang duy trì mức thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm cao su.

Để tăng cường thế lực xuất khẩu cao su, chính phủ Thái Lan cịn thành lập Khu cơng nghiệp cao su với mục tiêu xúc tiến việc chế biến sâu cao su thành sản phẩm cao su nhằm tăng hiệu quả xuất khẩu cao su và nâng chất lượng cao su Thái Lan đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cao su.

Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan (RAOT) được thành lập dựa trên sự hợp nhất của 3 đơn vị bao gồm Viện nghiên cứu Cao su ( Rubber Research Institute); Tổ chức cao su đại điền ( gọi tắt là REO: Rubber Estate Organization), Văn phòng quỹ tài trợ tái canh cho cao su ( gọi tắt là ORRAF: Office of the Rubber Replanting Aid Fund) . Cơ quan Quản lý Cao su Thái Lan cũng chịu trách nhiệm tham gia vào việc phân tích, nghiên cứu, phát triển và phổ biến thơng tin liên quan đến cao su, cũng như đảm bảo rằng giá cao su ổn định và thúc đẩy trồng trọt.

Hiệp hội cao su Thái Lan được thành lập vào tháng 5/1951 với tên gọi là “Hiệp hội các nhà buôn bán cao su Thái Lan”. Hiệp hội là một tổ chức các nhà sản xuất và các công ty buôn bán cao su trong đàm phán với Chính phủ hoặc các tổ chức nước ngồi về lợi ích chung của các bên. Mục tiêu của Hiệp hội là loại trừ thương mại bất bình đẳng và trợ giúp các thành viên buôn bán trung thực trong Hiệp hội bằng cách thực thi luật pháp và các quy định. Hiệp hội đóng vai trị thiết lập mối quan hệ giữa các nhà sản xuất và các công ty buôn bán cao su với người nông dân và những người chủ đồn điền cao su trên khắp miền Bắc của Thái Lan.

25

Nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan xuất khẩu cao su từ đó rút ra kinh nghiệm cho ngành cao su Việt Nam có những bài học thiết thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cao su ra thị trường quốc tế.

 Về tổ chức sản xuất: Loại hình cao su tiểu điền chiếm tỷ trọng chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt và khai thác mủ trong khi loại hình đại điền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Thực tế cho thấy loại hình đại điền chủ yếu là thực hiện các vai trò trong lĩnh vực sơ chế, chuyển giao kỹ thuật và làm các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho ngành trồng trọt và khai thác mủ.

 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, chế biến cải tiến hiện đại. Phát triển những nông trại cao su trên quy mô lớn, tạo ra sự thuận lợi, đồng bộ trong việc tăng cường và phát huy năng lực của công nghệ mới.

 Nâng cao vai trò của các hiệp hội: Cần có những tổ chức chuyên trách để nghiên cứu thị trường nước ngoài. Thái Lan rất chú trọng trong việc tìm hiểu những thị trường mục tiêu thơng qua văn phịng hoặc chun gia tư vấn tại từng thị trường. Do đó họ có các quyết sách đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường khách hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có Hiệp hội cao su Việt Nam, Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao su.

 Ngồi ra, thơng qua việc tham gia vào các tổ chức kinh tế đa phương, mở rộng các mối quan hệ thương mại và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế có điều kiện tham gia nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài.

26

Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG

THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 2.1. Khái quát về quá trình phát triển của ngành cao su Việt Nam

Cây cao su được đưa vào trồng thử nghiệm tại Việt Nam do bác sĩ Yersin thực hiện năm 1897. Sau đó giai đoạn 1906 – 1975 các tập đồn lớn của Pháp cơng nhận tiềm năng phát triển của cây cao su và tập trung đầu tư mạnh vào trồng và khai thác cao su ở miền Nam của Việt Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu cực kỳ quan trọng của tư bản Sài Gịn giai đoạn đó. Người sản xuất cao su luôn luôn thu được lãi, dù bị chèn ép nhưng lợi nhuận kinh tế cao su mang lại lúc bấy giờ vẫn là rất lớn. Như cầu ngày càng tăng cao, sản lượng lúc bấy giờ không đủ cung ứng cho thị trường.

Sau Giải phóng miền Nam thống nhất Đất nước, nhà nước Việt Nam tiếp quản nguyên trạng vườn trái cây và nhà máy chế biến cao su. Năm 1977 Chính phủ thành lập Tổng công ty cao su Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp để làm nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh cao su ở Miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở sắp xếp lại các đồn điền cao su do Tư bản Pháp để lại và các quốc doanh cao su thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trụ sở của Tổng Công ty cao su Việt Nam được đặt tại 236 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 2006, Tổng Cơng ty cao su Việt Nam chuyển thành Tập đồn cơng nghiệp cao su Việt Nam (VRG) dưới có một số Tổng cơng ty và Công ty thành viên.

Ở Việt Nam, cây cao su được trồng phổ biến trên nhiều tỉnh thành ở các khu vực trên cả nước, tuy nhiên phổ biến nhất là khu vực Đông Nam Bộ như Tây Nguyên hoặc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Vũng Tàu vì điều kiện khí hậu phù hợp.

Ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam hiện là một trong những ngành sản xuất nông lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam, cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào khâu sản xuất, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) nhà nước ( phần lớn thuộc Tập đồn Cơng nghiệp Cao su Việt Nam, gọi tắt là Tập đồn cao su) và các hộ gia đình ( hay cịn gọi là cao su tiểu điền).

Ngành cao su Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của ngành tiếp tục được mở rộng thông qua các cam kết từ các hiệp định thương mại tự do mà Chính phủ Việt

27

Nam đã và đang đàm phán ký kết. Tuy nhiên hội nhập cũng làm tăng sức ép cạnh tranh quốc tế và tạo ra các khó khăn tiếp cận thị trường tiêu thị các mặt hàng cao su trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Có thể kể đến một trong những yêu cầu cơ bản của các thị trường tiêu thụ mặt hàng cao su trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt tại thị trường lớn như Mỹ hay là các nước Châu Âu, đây là những nhân tố và tổ chức tham gia thị trường bắt buộc phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt có liên quan đến tính bền vững của sản phẩm. Tính bền vững này được thể hiện qua các khía cạnh như tuân thủ nghiên ngặt quy định của pháp luật, về phí, thuế, các quy định mơi trường, sử dụng lao động,… Các quy định này thì khơng chỉ giới hạn trong chính sách quốc gia nơi đang có hoạt động sản xuất, kinh doanh về sản phẩm mà nó cịn thể hiện trong các điều ước quốc tế mà Chính phủ đã cam kết tham gia thực hiện.

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, cao su là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành Cao su Việt Nam tập trung chủ yếu ở ba nhóm là: Nguyên liệu cao su thiên nhiên (cao su thiên nhiên); sản phẩm cao su; gỗ cao su và đồ được làm từ gỗ cao su. Nguyên liệu cao su thiên nhiên: Với đặc tính đàn hồi, chống thấm, chống cháy và chống nhiệt, mủ cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành cơng nghiệp, trong đó sản xuất lốp xe chiếm phần trăm lớn nhất. Gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su: Gỗ cao su có màu vàng sáng, nhẹ, dễ gia công chuyển biến. Nguồn gỗ này được xem là thân thiện với môi trường, được khai thác sau chu kỳ kinh tế lấy mủ khoảng 25-30 năm. Trong những năm gần đây, gỗ cao su đã trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành gỗ, không chỉ cho chế biến xuất khẩu mà cả cho các sản phẩm tiêu thụ nội địa. Có thể khẳng định, ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam đã có sự phát triển, góp phần đáng kể trong sự phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân và giải quyết việc làm.

28

Bảng 2.1. Phân loại nguyên liệu cao su thiên nhiên

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

2.2. Khái quát quan hệ thương mại Việt Nam và EU

Trong suốt hai thập kỷ qua, Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Với chặng đường hơn 30 năm quan hệ ngoại giao, hai bên đã có những bước đột phá quan trọng. Năm 1990 thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU. Năm 1992, hai bên ký Hiệp định Dệt may. Đến năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển với EU. Vào năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA). Ngày 30/6/2019, EVFTA đã chính thức được Việt Nam và EU ký kết. Hiệp định EVFTA đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác liên doanh sản xuất sản phẩm cao su khi thuế nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị vào Việt Nam giảm dần đến mức 0%, tạo điều kiện khai thác dịch vụ tại các khu công nghiệp trên đất cao su. Theo các sản phẩm của ngành, thúc đẩy ngành cao su tham gia sâu vào chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, từ khâu cung cấp nguyên liệu đến sản xuất thành phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Trong thời gian qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã có những bước phát triển vượt bậc.

29

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – EU năm 2000-2021

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Số liệu TCTK; Bộ Ngoại giao

Theo các chuyên gia, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU đã khởi sắc hơn trong năm 2021 do các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt hơn các ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU. Bên cạnh đó, sau hai năm bùng phát dịch Covid-19, tuy xuất khẩu của cả hai nước đều chững lại nhưng cả Việt Nam và EU đều đang ngày càng thích ứng tốt hơn với đại dịch và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng các mũi cơ bản. Nhờ đó, phục hồi kim ngạch xuất khẩu của cả hai bên. Có thể nói, mối quan hệ hai bên đạt được như ngày hôm nay là kết quả của một sự chuyển biến năng động trong hợp tác hai bên từ các lĩnh vực truyền thống như chính trị - ngoại giao, thương mại – đầu tư, hợp tác phát triển, mở rộng sang các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác như khoa học – công nghệ, an ninh- quốc phịng, nơng lâm ngư nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như trong nhiều khuôn khổ đa phương quan trọng, góp phần ngày càng nâng cấp chất lượng hợp tác của Việt Nam – EU.

30

 Về xuất khẩu

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU 7T/2021

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường EU trong 7 tháng đầu năm 2021 là điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử; giày dép các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, hàng dệt may. Đáng chú ý, trong số 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá cao nhất thì chỉ có kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện thoại giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng còn lại tăng trưởng ở mức cao. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, điện thoại các loại và linh kiện đạt

Một phần của tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang thị trường eu (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)