Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội VHNT, trường THPT, cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)

2.1.2 .Kinh tế xã hội

3.2. Biện pháp quản lý hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn học nghệ thuật

3.2.3. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Hội VHNT, trường THPT, cha mẹ học sinh

và ngành giáo dục, các cơ quan, sở ban ngành có liên quan

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT chính là thực hiện XHH giáo dục. Điều 12, Luật giáo dục đã nêu: “Mọi tổ chức, gia đình và cơng dân đều có trách nhiệm

chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn". Bác Hồ chỉ ra: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” (Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành

giáo dục tháng 6/1957). Như vậy, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tạo nên môi trường giáo dục tốt nhất cho HS. Bản chất của sự phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về mục tiêu giáo dục của hoạt động cũng như về nội dung, hình thức và các điều kiện cho hoạt động. Nhờ sự thống nhất phối hợp trong tổ chức mà HS tích luỹ được nhanh chóng các nội dung, kiến thức

cũng như kinh nghiệm trong sáng tạo, ứng dụng các kiến thức VHNT vào đời sống một cách đúng đắn trong các tình huống khác nhau, giúp các em hình thành được quan điểm, niềm tin và tình cảm một cách thuận lợi, nhằm phát triển nhân cách và sự phát triển toàn diện cho HS. Và cũng nhờ sự phối hợp này người lớn hiểu trẻ em hơn, cùng chia sẻ và động viên các em trong quá trình học tập và rèn luyện hàng ngày.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cùng với hoạt động dạy học ở trường THPT là một quá trình sư phạm thống nhất nhằm hình thành phát triển nhân cách, phát triển tồn diện cho HS vì vậy Hiệu trưởng cần phải thống nhất một số quan điểm nhận thức sau tới các lực lượng giáo dục:

- Trong các Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT phải luôn đề cao, phát huy vai trò chủ thể của HS và tập thể HS, tạo mọi điều kiện để các em phát huy tính tích cực của mình vì thơng qua hoạt động tạo điều kiện tốt để HS được thể hiện khả năng, nhu cầu, hứng thú của mình và là dịp để các em rèn luyện các kỹ năng tổ chức hoạt động.

- Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT là một bộ phận hữu cơ trong kế hoạch giáo dục - đào tạo của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục.

- Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT phải có sự chỉ đạo một Ban điều hành. Đấy là một tập hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để chỉ đạo thực hiện chương trình Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT. Dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành, GVCN là người trực tiếp tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đã được thống nhất trong toàn Hội đồng sư phạm. Các GV bộ mơn, các tổ chức đồn thể trong và ngồi nhà trường có trách nhiệm phối hợp thực thiện.

3.2.3.3. Biện pháp thực hiện

Trước hết, Hiệu trưởng cần phải xác định thành phần lực lượng giáo dục tham gia phối hợp, vai trò của từng lực lượng đó.

Lực lượng giáo dục phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT trong nhà trường THPT bao gồm: BGH, Tổ chuyên môn, GVCN, GV bộ mơn, tổ chức đồn thể, Hội cha mẹ học sinh. Mỗi thành phần lực lượng giáo dục có vai trị và nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động của từng lực lượng giáo dục không phải là độc lập mà được thể hiện trong sự phối hợp với nhau theo một cơ chế chặt chẽ.

- Đầu mỗi năm học, nhà trường đều ra quyết định thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi đưỡng năng lực cảm thụ VHNT cho học sinh. Nhiệm vụ của trưởng ban là: xây dựng phương hướng chỉ đạo việc thực hiện chương trình Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT theo một kế hoạch thống nhất. Phương hướng này bao gồm cả về nội dung, phương thức tổ chức, trong đó đặc biệt là sự phối hợp của các lực lượng giáo dục để thực hiện có hiệu quả Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT. Trên cơ sở phương hướng này, hiệu trưởng thiết kế bản kế hoạch tổ chức các Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT. Chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó, đơn đốc và tạo điều kiện cho GVCN, GV bộ môn thực hiện tốt kế hoạch. Bên cạnh đó phải tham mưu cho ban chỉ đạo thực hiện chương trình Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT về cách thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm động viên, phát huy khả năng của họ vào quá trình tổ chức các Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT.

- GVCN có vai trị rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động của lớp mình phụ trách. Đồng thời phải phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào việc thực hiện chương trình Hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT. Hiệu trưởng yêu cầu GVCN cùng với khối chủ nhiệm tăng cường sinh hoạt khối, trao đổi, thống nhất nội dung sinh hoạt theo chủ đề; tổ chức các buổi sinh hoạt mẫu theo khối để học tập kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động cho GV và HS.

- GV bộ mơn có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động có nội dung gắn với nội dung chun mơn. Họ có thể tham gia vào việc thiết kế nội dung hoạt động hoặc trực tiếp cùng hoạt động với học sinh với tư cách là nhà cố vấn hoặc tư vấn.

- Hội cha mẹ học sinh cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn về nội dung hoạt động hay hỗ trợ về vật chất.

- Các chi hội cha mẹ học sinh ở các lớp là thành phần tích cực trong việc giúp đỡ và tư vấn cho GVCN tổ chức tốt các hoạt động. Thường xuyên liên lạc với nhà trường (đặc biệt là GVCN) để nắm bắt được thông tin, phối hợp cùng giáo dục và chăm sóc HS, đặc biệt là các em có hồn cảnh gia đình khó khăn, HS cá biệt.

- Nhà trường kết hợp với các tổ chức chính trị - xã hội có thể phát huy khả năng giáo dục và cần liên kết họ lại để tạo ra những tác động giáo dục tích cực “cộng đồng trách nhiệm” theo những nội dung khác nhau với những khả năng và mức độ khác nhau có thể dẫn đến các kết quả như:

+ Tạo mơi trường hoạt động và giao lưu mang tính giáo dục như: Tổ chức trại sáng tác Văn học trẻ cho học sinh kết hợp cùng với Hội VHNT tỉnh, Sở Giáo dục & đào tạo, Tỉnh đoàn,… Dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, các chuyên gia mà lợi ích, hiệu quả của các hoạt động này đem lại cho học sinh là rất lớn.

+ Tạo ra sự hỗ trợ các điều kiện vật chất tinh thần nhằm động viên, khích lệ cho cơng tác giáo dục và học tập của học sinh ở nhà trường, gia đình, xã hội. Đặc biệt xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn tạo động lực học tập cho học sinh và tăng giá trị của việc được giáo dục cũng như giá trị của học vấn đối với cá nhân và xã hội.

+ Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng liên kết với các lực lượng xã hội, các tổ chức cá nhân mở rộng khơng gian giáo dục của nhà trường khơng cịn bị giới hạn trong khuôn khổ nhà trường giúp học sinh được giáo dục toàn diện mọi lúc, mọi nơi.

+ Không chỉ chú trọng đến liên kết trong nội dung, chương trình, các lực lượng giáo dục mà cịn cần thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho các hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạoVHNT trong nhà trường nhằm mục đích đạt hiệu quả tối đa.

+ Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch, chương trình hoạt động tham mưu cho Hội VHNT tỉnh và Sở GD&ĐT.

Nhà trường phải là người tổ chức, liên kết với các lực lượng xã hội, xây dựng các mối quan hệ trong cơ chế hoạt động thống nhất theo chương trình, kế hoạch; là trung tâm thơng tin, tư vấn hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạoVHNT cho học sinh.

Từ những nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng giáo dục nêu trên, cần có một cơ chế phối hợp có hiệu quả để đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạoVHNT thành công. Sự phối hợp giữa nhà trường và các đơn vị ngoài nhà trường trong quá trình triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạoVHNT thể hiện mối quan hệ mang tính sư phạm tương tác, đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục toàn diện cho HS.

* Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động.

- Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và nhà trường trong các hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 97)