Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

1.2.6 .Ý nghĩa của việc bồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn học nghệ thuật cho học sinhTHPT

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạo

1.4.2. Yếu tố khách quan

1.4.2.1. Yếu tố thuộc về môi trường quản lý

- Yếu tố tâm lý đối với việc bồi đưỡng năng lực sáng tạo VHNT

Bảo đảm các môi trường dạy học sáng tạo trong nhà trường có tác dụng làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu môi trường dạy học trong nhà trường không đảm bảo một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm không những khơng tăng lên mà cịn làm cho học sinh học đối phó hơn, khơng tạo ra bầu khơng khí tương tác kích thích trí tị mị say mê tìm hiểu của các em, thậm chí là cho học sinh, rối loạn, căng thẳng với tâm lý sợ sệt... Do đó các nhà sư phạm đã nêu

lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trị của mơi trường dạy học sáng tạo trong nhà trường, giáo viên phải nắm vững ưu, nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của môi trường dạy học trong nhà trường để việc vận dụng phải đạt đựơc mục đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.

Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh thơng qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của mơi trường dạy học mới. Tính tích cực, tự giác nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngồi hay bên trong của sự hoạt động. Mơi trường dạy học sáng tạo có một ưu điểm lớn là phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh khơng cịn bị thụ động, học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ khơng cịn bị động, bị nhồi nhét. Có như vậy mới tạo ra bầu khơng khí dạy và học sáng tạo của thầy và trị, khuyến khích mơi trường dạy học phát triển sự sáng tạo cho học sinh.

- Điều kiện trang thiết bị dạy học, tài liệu

Cần có kế hoạch đầu tư CSVC, cần dành một tỉ lệ kinh phí cần thiết để đầu tư xây dựng các điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học, các phương tiện công nghệ phục vụ dạy học và quản lí nhà trường. Kế hoạch đầu tư cần dựa trên thực trạng của nhà trường, các xu hướng công nghệ và cần đầu tư cho cả CSVC kinh tế lẫn con người.

- Xây dựng các chính sách khen thưởng kịp thời

Cần xây dựng các chính sách khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích sự hào hứng tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cho học sinh của giáo viên và học sinh. Đồng thời, từ việc thí điểm các mơ hình ở phạm vi hẹp nếu có hiệu quả tốt cần nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến và có sự tuyên dương, khen thưởng, khuyến khích GV - HS tạo động lực.

1.4.2.2. Sự phối hợp và chỉ đạo thống nhất giữa các lực lượng tham gia hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạoVHNT cho học sinh THPT:

tạo VHNT cho học sinh trong nhà trường. Có sự tơn trọng lẫn nhau và hợp tác đồn kết cùng nhau giữa các thành viên. Cùng với sự chỉ đạo thống nhất của hiệu trưởng cùng Ban giám hiệu nhà trường và các bộ phận, lực lượng tham gia sẽ tạo sức mạnh tổng hợp và quyết tâm cao để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Sự phối hợp hoạt động giữa nhà trường và các tổ chức chính trị - xã hội và các mối quan hệ ngoài nhà trường. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, xã hội cũng như các tổ chức chính trị - xã hội đem lại không gian rộng lớn cho học sinh và giáo viên được giao lưu, học hỏi, lĩnh hội tri thức.

Mối quan hệ khăng khít trong q trình bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cho học sinh của nhà trường với Sở GD&ĐT, Tỉnh đoàn, Hội VHNT tỉnh giúp xã hội hóa các hoạt động giáo dục, đảm bảo kinh phí hoạt động cũng như sự đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cho học sinh. Đồng thời giúp các em ngày càng yêu mến bộ môn văn học, tham gia tốt phong trào đọc sách, văn hóa đọc cũng như sáng tác tác phẩm nghệ thuật giúp bồi dưỡng đội ngũ những cây viết kế cận nhằm phát triển, khởi sắc nền VHNT tỉnh Bắc Ninh vốn giàu truyền thống văn hóa và đậm đà bản sắc dân tộc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trên cơ sở phân tích các tài liệu lý luận, luận văn đã hệ thống hóa và xác định khung lý luận cơ bản của đề tài, bao gồm các vấn đề: Khái niệm về văn học nghệ thuật, cảm thụ và sáng tạo văn học nghệ thuật; Đặc điểm của hoạt động cảm thụ - sáng tạo nghệ thuật; Các đặc trưng của hoạt động bồi dưỡng VHNT cho học sinh THPT; Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo văn học nghệ thuật cho học sinh THPT; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cho học sinh THPT.

Những vấn đề lý luận đã xác định ở trên là cơ sở lý luận cần thiết để thiết kế phương pháp nghiên cứu, tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo văn học nghệ thuật của Hiệu trưởng. Từ đó, có cơ sở để nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo văn học nghệ thuật trong trường THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC SÁNG TẠO VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CHO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)