2.1.2 .Kinh tế xã hội
3.2. Biện pháp quản lý hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn học nghệ thuật
3.2.2. Kế hoạch hóa việc quản lý hoạt động phối hợp nhằm thực hiện mục tiêu, nộ
nội dung, phương pháp, hoạt động giáo dục
3.2.2.1. Mục đích biện pháp
Chương trình, kế hoạch là một trong các chức năng quan trọng của quản lý, kế hoạch được coi là cơng cụ để định hướng, nó thể hiện ý định của người quản lý với các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả QL. Chương trình, kế hoạch có chất lượng sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả QL.
Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT giúp người quản lý có căn cứ để tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu. Đồng thời là căn cứ cho cán bộ quản lý nhà trường và các giáo viên bộ môn, từng chủ thể thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT - nghiên cứu, quán triệt và thực hiện tốt mục tiêu bồi bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cho học sinh ở trường học, từ đó cơng tác dạy, bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT và bồi dưỡng văn hóa trong các trường THPT được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất đạt chất lượng như mong muốn.
Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT trong các trường được đảm bảo phù hợp chương trình giáo dục chung của Bộ Giáo dục và
Đào tạophù hợp với lứa tuổi, có tính khoa học, khả thi.Thiết lập được mục tiêu, nội dung, thời lượng và các hình thức bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT trong các trường THPT phù hợp.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Khi xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT phải quan tâm đến mục tiêu của chương trình mơn ngữ văn: Đảm bảo HS bậc THPT có được kiến thức cơ bản và phát triển khả năng tư duy sáng tạo trong sáng tạo VHNT.
Nội dung và thời lượng bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT phải đáp ứng với mục tiêu, khung chương trình nội dung chương trình mơn ngữ văn; bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT sẽ bao gồm các kiến thức về Văn học, VHNT và bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT được lồng ghép trong các tiết học Ngữ văn trên lớp và các giờ học ngoại khóa hàng tuần, trại sáng tác do Hội VHNT tỉnh tổ chức tập trung 2 tuần/năm học. Trong đó có cả phần lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết giúp học sinh tìm hiểu, có kiến thức cơ bản về văn học và kỹ năng sáng tác các tác phẩm VHNT. Phần thực hành giúp học sinh được học, ôn tập các kiến thức, sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật.
3.2.2.3. Cách thức tổ chức biện pháp
Đa đạng hóa các hình thức, tổ chức bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT: - Giáo viên truyền thụ kiến thức trên lớp. Sử dụng phương pháp thuyết trình hoặc tổ chức lớp học theo môi trường học tập sáng tạo và đổi mới phương pháp giáo dục.
- Mời chuyên gia hướng dẫn các kĩ năng, kinh nghiệm sáng tác trao đổi,truyền thụ cho học sinh.
- Xây dựng và phát triển các câu lạc bộ học tập, sáng tác VHNT trong trường và từng khối lớp theo từng bộ môn thu hút học sinh cùng sở thích, có năng khiếu tham gia sinh hoạt. Thơng qua các hình thức hoạt động nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Câu lạc bộ có Ban chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn và 2 học sinh là người đóng vai trị chủ chốt trong CLB; câu lạc bộ có kế hoạch hoạt động, có quy chế và có cả các chuyên gia về VHNT tham gia bảo trợ, hướng dẫn, có lịch sinh hoạt hàng tuần vào các ngày cụ thể như thứ 7 hoặc chủ nhật.
- Củng cố tập luyện theo nhóm nhằm giúp học sinh được chủ động, sáng tạo, tự điều hành các hoạt động của mình dưới sự giúp đỡ của các thầy cô và các chuyên gia.
- Tổ chức các hội trại, trại sáng tác và đưa học sinh đi thực tế nhằm phát triển khả năng cảm thụ và khả năng sáng tác của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh có khả năng phát triển tư duy. Hiện nay, ngoài các trại sáng tác phối hợp thực hiện với Hội VHNT tỉnh hàng năm; trường THPT Chuyên Bắc Ninh cũng thực hiện các chương trình khác như: học sinh tổ chức chương trình “Đêm hội dân gian: Đến hiện đại từ truyền thống”; “Sân khấu hóa các tác phẩm văn học nghệ thuật”; trường THPT Hàn Thuyên tổ chức giao lưu thơ, hoạt động văn hóa văn nghệ với nhiều hình thức phong phú, độc đáo thể hiện khả năng sáng tạo, phá cách, mang đậm dấu ấn riêng của các em học sinh.
Ví dụ như các tiết mục biểu diễn tại “Đêm hội dân gian: Đến hiện đại từ truyền thống” của học sinh trường THPT Chuyên Bắc Ninh, các em học sinh mang đến chương trình những tiết mục biểu diễn ngồi tính nghệ thuật cịn chuyển tải những thông điệp mang giá trị tồn cầu như bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên biển, bảo vệ nguồn sống của con người và bảo vệ động vật hoang dã; cần phải biết tôn trọng và giữ gìn những giá trị truyền thống và đặc biệt nêu lên một vấn đề nóng hổi hiện nay là sự minh bạch, trung thực trong quá trình hành pháp của các cơ quan cơng quyền. Tính nhân văn cũng thể hiện đậm nét trong tiết mục của các em như tình mẫu tử, những chúa tể vì việc lớn mà xố bỏ hận thù cá nhân... Đêm hội quả thực có ý nghĩa khơng chỉ đối với các em học sinh mà còn rất bổ ích đối với các bậc phụ huynh.
- Nói chuyện theo chuyên đề: Hình thức này có thể tổ chức trong từng khối lớp hoặc trong phạm vi câu lạc bộ và mở rộng cho những người quan tâm. Giáo viên hoặc các chuyên gia, nhà nghiên cứu trình bày các nội dung theo chuyên đề, có minh họa cụ thể bằng slide, video, tác phẩm,… hoặc minh họa bằng các tiết mục biểu diễn của học sinh tạo khơng khí thoải mái, thu hút học sinh vào nội dung chuyên đề, tránh gây nhàm chán.
- Tổ chức, phát động các cuộc thi sáng tác về văn học nghệ thuật. Các tác phẩm của học sinh, giáo viên được đăng trên tập san của nhà trường và Tạp chí Người Kinh Bắc – website của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh để quảng bá, khuyến khích sự đam mê sáng tạo của học sinh. Các tác phẩm đạt giải được trao thưởng nhằm tạo động lực, khuyến khích sức sáng tạo và tham gia của học sinh.
Hằng năm, các cuộc thi sáng tác “Văn học với nhà trường”, “Du lịch văn hiến Bắc Ninh - Kinh Bắc” do Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh tổ chức thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia. Đây không chỉ là sân chơi bổ ích, thú vị mà cịn là nơi giáo viên, học sinh được thỏa sức sáng tạo đồng thời nhằm định hướng nghề nghiệp cho những học sinh có đam mê sáng tác, sáng tạo VHNT.
- Tổ chức giao lưu với các văn nghệ sỹ, các nghệ nhân và các chuyên gia, nhà nghiên cứu VHNT. Nhà trường xác định rõ mục tiêu, nội dung, thời gian và địa điểm thực hiện, thành phần khách mời tham gia giao lưu,…
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Nhà trường có đầy đủ các điều kiện, phương tiện để hoạt động và sự tham gia của giáo viên, học sinh được diễn ra thuận lợi.
- Chương trình, kế hoạch hoạt động phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, sở ban ngành, địa phương. Hội VHNT tỉnh và nhà trường, tỉnh đoàn, Sở giáo dục chủ trì, tham mưu, tổ chức, thực hiện,…