Tăng cường kiểm tra thực hiện hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

2.1.2 .Kinh tế xã hội

3.2. Biện pháp quản lý hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn học nghệ thuật

3.2.4. Tăng cường kiểm tra thực hiện hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn

học nghệ thuật cho học sinh

3.2.4.1. Mục đích biện pháp

Cung cấp thơng tin chính xác về việc thực hiện hoạt động hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo của giáo viên, học sinh và các bộ phận tham gia, từ đó giúp hiệu trưởng nắm được kết quả của hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo. Thơng qua kiểm tra, hiệu trưởng cịn nắm được chuyên môn, chất lượng dạy học của giáo viên. Trên cơ sở đó hiệu trưởng đưa ra những biện pháp uốn nắn kịp thời những tồn tại hạn chế của giáo viên và học sinh trong việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT, đồng thời động viên khích lệ giáo viên hồn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó kiểm tra giúp cán bộ quản lý và giáo viên phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, tiếp tục thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT có hiệu quả hơn.

Nâng cao chất lượng về quản lý chuyên môn của hiệu trưởng.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cho từng học kỳ, cả năm học.

Xây dựng được các tiêu chí cơ bản của việc đánh giá và tổ chức cho mọi thành viên trong nhà trường học tập các tiêu chuẩn đánh giá.

Kiểm tra hoạt động của các bộ phận tham gia xây dựng môi trường dạy học sáng tạo như hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, sinh hoạt tổ chuyên mơn, hoạt động của phịng Thiết bị - thí nghiệm, Thư viện trường, hoạt động phối hợp của Hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương....

Thực hiện công tác kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên theo hướng dạy học khuyến khích sự sáng tạo và kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Trong nhà trường, giáo viên, học sinh và môi trường học là nhân tố quan trọng tạo nên q trình dạy học, trong đó giáo viên và học sinh là chủ thể quan trọng nhất tạo nên quá trình dạy học, môi trường là tác nhân có tác động thường xuyên, liên

tục đối với quá trình học và phương thức dạy. Có thể nói giáo viên và học sinh là chủ thể quan trọng góp phần xây dựng môi trường dạy học sáng tạo thành công. Tăng cường kiểm tra - đánh giá việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường dạy học sáng tạo chủ yếu thông qua kiểm tra hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh. Cụ thể:

- Hiệu trưởng kiểm tra chất lượng của hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT thông qua các hoạt động xây dựng môi trường học tập sáng tạo qua chất lượng giáo án, giáo án thể hiện đổi mới PPDH phát huy sự sáng tạo của học sinh có những yêu cầu như: Dự kiến sử dụng đồ dùng dạy học (Các tài liệu, thiết bị, đồ dùng...); Tổ chức các hoạt động trên lớp: hoạt động của thầy, hoạt động của trò, kiến thức cần đạt theo các mức độ; Dự kiến các PPDH tích cực phát huy sự sáng tạo của học sinh....

- Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT qua dự giờ tiết dạy. Căn cứ vào định hướng dạy học phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh và quan trọng hơn cả là phát huy khả năng sáng tạo của các em thì có thể định hình hoạt động của giáo viên trên lớp qua các yêu cầu như: tổ chức cho học sinh học tập theo tinh thần sử dụng PPDH sáng tạo, sử dụng tốt TBDH; Về học sinh thì trong tiết dạy sẽ đánh giá tinh thần tích cực, chủ động học tập, có phương pháp học tập tốt, sử dụng tốt TBDH, vận dụng tốt kiến thức bài học vào các tình huống và có sự phản hồi, mạnh dạn đề xuất ý tưởng mới của các em trong tiết học.

- Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT thông qua sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên.

+ Chỉ đạo giáo viên đăng ký mượn trả đồ dùng dạy học, TBDH, sử dụng phịng học bộ mơn, phịng đa năng... khi thực hiện tiết dạy.

+ Hàng tháng, định kỳ kiểm tra việc thực hiện sử dụng đồ dùng, TBDH, phịng học bộ mơn của giáo viên để đánh giá chính xác tình hình sử dụng của giáo viên, tránh tình trạng hình thức, chỉ ghi chép sổ sách, giáo án mà không sử dụng.

- Kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT qua kết quả học tập của học sinh. Đánh giá khả năng tự học của học sinh qua các hoạt động ở trên lớp và ngoài giờ lên lớp...

+ Kiểm tra - đánh giá học sinh trong tiết dạy: thông qua việc tổ chức hoạt động của giáo viên, đánh giá mức độ tích cực của học sinh khi tham gia các hoạt động học tập: khả năng tư duy, giải quyết tình huống do giáo viên đặt ra, nảy sinh ý tưởng sáng tạo giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác làm việc nhóm.

+ Kiểm tra - đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ với nội dung kiểm tra toàn diện các mặt kiến thức, kỹ năng, tư duy sáng tạo của học sinh trong giải quyết vấn đề. Hình thức kiểm tra thể hiện sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo và nảy sinh ý tưởng mới, biết cách giải quyết vấn đề.

- Đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT qua các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Bên cạnh hoạt động trên lớp, khi tham gia các hoạt động ngoại khóa có thể đánh giá khả năng sáng tạo, làm việc nhóm, xử lý tình huống...của học sinh. Các hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức như:hội vui học tốt, diễn đàn, sinh hoạt tự quản dưới cờ, tham gia dã ngoại, giao lưu, cuộc thi năng khiếu...Ở các hoạt động này học sinh được giao việc hoàn tồn chủ động thu tập thơng tin, xây dựng kế hoạch, thực hiện, điều khiển chương trình....

- Phối hợp với Ban Quản lý CSVC, TBDH để kiểm tra khảo sát, đánh giá trang thiết bị dạy học, CSVC lớp học, đầu sách thư viện trường...để có kế hoạch mua sắm, bổ sung, sửa chữa và sử dụng hiệu quả trang thiết bị, CSVC của nhà trường.

- Huy động và vận dụng các lực lượng tham gia kiểm tra, cần có sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT như Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chun mơn, Cơng đồn, Phịng thiết bị thí nghiệm, Đồn viên Thanh niên...., đồng thời tận dụng các đơn vị chuyên môn, kêu gọi sự đầu tư ủng hộ của Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội cùng tham gia xây dựng môi trường dạy học sáng tạo trong nhà trường.

- Thực hiện dân chủ, công khai, công bằng, khách quan trong kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT đồng thời kiểm tra thường xuyên, phát hiện điều chỉnh các sai lệch trong thực hiện, có đánh giá, tổng kết thực tiễn rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

- Xây dựng các tiêu chí cụ thể, chi tiết, phù hợp cho từng nội dung cần kiểm tra. -Thành lập Ban kiểm tra, đội ngũ trong ban kiểm tra là những cán bộ, giáo viên ưu tú, có năng lực dạy giỏi, có trách nhiệm, liêm chính trong cơng việc.

3.2.5. Cung ứng các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo văn học nghệ thuật cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)