1.2.6 .Ý nghĩa của việc bồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn học nghệ thuật cho học sinhTHPT
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạo
1.4.1. Yếu tố chủ quan
1.4.1.1. Yếu tố thuộc về hiệu trưởng
Người hiệu trưởng muốn thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng và khuyến khích các hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT cần có các phẩm chất, năng lực sau:
- Nhận thức và định hướng đúng về hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT
Có nhận thức đúng mới đi đến hành động đúng, trong hoạt động hoạt động bổi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT, muốn thành cơng thì trước hết hiệu trưởng phải là người có nhận thức đúng và định hướng đúng về vấn đề. Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu hoạt động hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT, thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của nó đồng thời vừa tiến hành vừa tham khảo ý kiến các chuyên gia thì việc thực hiện đúng hướng hơn và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT trong nhà trường đạt được hiệu quả tối ưu.
- Năng lực, kỹ năng quản lý của hiệu trưởng
Hiệu trưởng phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và năng lực ICT và ý thức trách nhiệm cao, phải luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực của nhà trường, biết thuyết phục CBGV trong nhà trường thực hiện thành công kế
hoạch năm học. Sáng tạo liên quan đến các kĩ năng đưa ra các ý tưởng và các sản phẩm mới, chất lượng cao . Vì sáng tạo đưa ra các ý tưởng mới mà mọi người phải làm theo nên nó là một năng lực quan trọng của lãnh đạo (Amin Senin, 2009). Năng lực sáng ta ̣o đòi hỏi khả năng tư duy theo kiểu mới , vượt ra khỏi khuôn khổ của tư duy truyền thống do kiểu qu ản lý mô ̣t chiều từ trên xuống . Hiệu trưởng - nhà lãnh đa ̣o giáo d ục thế kỉ 21 phải sử du ̣ng các kĩ năng kĩ thuật để chỉ đạo và qu ản lý nhà trường thế kỉ 21: nhà trường kĩ thuật số với đội ngũ giáo viên và học sinh thành tha ̣o các kĩ năng CNTT, chỉ đạo chương trình học và quá trình dạy học diễn ra trong môi trường kĩ thuâ ̣t s ố, thực hiê ̣n các chức năng qu ản lý thông qua các phương tiê ̣n kĩ thuâ ̣t. Hiệu trưởng phải có năng lực ICT để thay đởi bản thân mình và thay đổi nhà trường phù hợp với môi trường thay đổi nhanh chóng của xã hô ̣i CNTT .
- Ý thức trách nhiệm của người hiệu trưởng
Là nhà quản lý, đứng đầu một tổ chức đơn vị thì phải có ý thức trách nhiệm trong tất cả các hoạt động của tổ chức, đơn vị đó. Có thế mới điều hành và lãnh đạo được tổ chức đạt mục tiêu đề ra. Trong các hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng là người đi đầu, dẫn dắt, quản lý các hoạt động dạy và học một cách có hiệu quả, vì vậy yếu tố ý thức trách nhiệm là một trong những phẩm chất cần có của người hiệu trưởng. Bên cạnh đó hiệu trưởng có ý thức trách nhiệm xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho bản thân để nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm bản thân để dẫn dắt nhà trường phát triển và hoàn thành mục tiêu.
- Sự động viên và tạo điều kiện của hiệu trưởng đối với giáo viên và học sinh
Hiệu trưởng cần có kế hoạch bồi dưỡngnăng lực sáng tạo cho giáo viên và học sinh trong hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT. Cần phải tạo môi trường và thói quen sáng tạo trong dạy học, thói quen dạy học ứng dụng CNTT&TT, tạo mọi điều kiện tốt nhất về CSVC tạo ra môi trường dạy học khuyến khích sự sáng tạo cho giáo viên và học sinh. Kiểm tra - đánh giá tổng kết kinh nghiệm cũng như có khen thưởng, tạo môi trường thi đua để động viên cổ vũ tinh thần cho giáo viên.
1.4.1.2. Yếu tố thuộc về giáo viên và học sinh
- Nhận thức của giáo viên và học sinh về bồi dưỡng năng lực sáng tạoVHNT:
Trước hết mọi GV và HS trong nhà trường cần nhận thức rõ vai trị vị trí của bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT trong quá trình dạy và học. Từ đó, họ sẽ chuẩn
bị để có một tâm thế sẵn sàng tiếp nhận, đóng góp, xây dựng, giữ gìn và phát triển năng lực ấy. Trong quá trình dạy và học, họ phấn khởi, nhiệt tình, say sưa và tiếp tục có những sáng tạo mới, những cống hiến mới để tạo nên những thành công mới.
- Ý thức trách nhiệm, năng lực của giáo viên và học sinh:
Có được nhận thức về về bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT thôi chưa đủ, giáo viên và học sinh cần có ý thức và năng lực đáp ứng được quá trình dạy học trong mơi trường dạy học sáng tạo thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Giáo viên khơng ngừng trau dồi kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, chịu khó học hỏi, tiếp thu cái mới, cái khó mới có đủ kiến thức, kỹ năng sử dụng, ứng dụng vào việc dạy học.
Tri thức của giáo viên là những đặc điểm quan trọng trong công tác GD. Là giáo viên, đã đứng lớp thì đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy học hiệu quả, lịng nhiệt tình, u nghề và tâm huyết với nghề. Bên cạch đó GV phải phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn HS trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả, ý thức tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học. Muốn vậy GV phải tự học, tự nâng cao năng lực chun mơn để có kiến thức đa dạng, uyên thâm, có kiến thức sư phạm về các đề tài giảng dạy đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chương trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị, rõ ràng, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào đánh giá cũng như các hoạt động khác của việc dạy học.
Để nâng cao ý thức, năng lực của HS trong hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT trong dạy học thì CB, GV cần phải làm gương cho HS đồng thời tạo niềm say mê, hứng thú đối với môn học thông qua những bài giảng có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, tăng sự tị mị, tự tìm hiểu, năng lực tư duy và sự sáng tạo của HS. Tạo nên lớp học sôi nổi, tương tác giữa thầy và trị, là mơi trường thuận lợi để khuyến khích các em độc lập, tư duy sáng tạo hơn, có ý thức hơn trong việc xây dựng bài học.
Để đổi mới mơi trường dạy học sáng tạo có hiệu quả, giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới PPDH. Với nhận thức đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của CBGV, thể hiện qua các tiết học, bài học sôi nổi, tạo dựng môi trường tương tác giữa thầy và trị thì việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT sẽ tiến hành có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường THPT và thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người phát triển tồn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần dân tộc, có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật tốt, chủ động sáng tạo....
GV hiện nay khơng cịn là người truyền thụ kiến thức mà là người hỗ trợ học sinh hướng dẫn tìm chọn và xử lý thơng tin. GV bằng trí tuệ và sự từng trải của mình dẫn dắt HS tự học tức là tạo ra môi trường dạy học sáng tạo, phát triển tư duy. Việc dạy cách học, học cách học hoặc hướng vào người học để phát huy tính chủ động của người học, khai thác và tận dụng nội lực của HS trong quá trình tự học hướng tới tự học suốt đời.
Đổi mới môi trường dạy học sáng tạo phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh. Vì vậy GV cần phải chủ động và có sáng kiến.
+ Làm cho học sinh biết tự học, tự vận dụng + Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi + Làm cho học sinh biết hợp tác và chia sẻ + Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học
+ Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật.
+ Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp.
+ Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tùy cơ ứng biến.
+ Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và mơi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.
- Đời sống vật chất của giáo viên
Việc quan tâm đến đời sống vật chất của GV cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động. Tổ chức cơng đồn của nhà trường quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ chính sách về phụ cấp, khen thưởng.... để cán bộ giáo viên phấn khởi thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT. Bên cạnh đó Cơng đồn ln lắng nghe và giải quyết các nguyện vọng của cán bộ giáo viên một cách hợp tình hợp lý. Việc thực hiện đầy đủ chế độ chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác là một việc làm hết sức cần thiết và
quan trọng của mỗi nhà trường. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần, chính là tạo động lực cho họ hăng hái, phấn khởi thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
- Sự đồng thuận của giáo viên
Hoạt động giảng dạy của GV trong nhà trường là hoạt động trọng tâm. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT, GV không đơn thuần tổ chức điều khiển, hướng dẫn HS rèn luyện các kĩ năng, tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, có khả năng tự học và nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức mà cịn có cần có sự đồng thuận giữa các GV với nhau. Chính yếu tố đồng thuận và thống nhất giữa cán bộ với giáo viên và giữa các giáo viên với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, đoàn kết ý chí cùng nhau hồn thành nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó để việc thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT đạt hiệu quả cao, trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn GV cần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chun mơn của cá nhân và của nhóm chun mơn. Phát huy tinh thần tổ chun môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để GV trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp, ngoài giờ lên lớp.
Sự đồng thuận của GV góp phần xây dựng văn hóa nhà trường đồng thời sự phối hợp ăn ý hài hòa giữa Ban giám hiệu với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên cũng chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công trong hoạt động bồi dưỡng năng lực sáng tạo VHNT.