Sáng tạovăn học trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)

Bảng 2.9 Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt độngbồi dưỡng

1.2. Hoạt độngbồi dưỡngnăng lựcsáng tạovăn học nghệ thuật

1.2.4. Sáng tạovăn học trong nhà trường phổ thông

1.2.4.1. Cảm thụ - sáng tạo văn học một khâu thiết yếu của việc dạy học ngữ văn

Môn Ngữ văn trong nhà trường là mơn học vừa có tính nghệ thuật ngơn từ vừa mang tính chất của bộ mơn khoa học. Đây là hai thuộc tính cơ bản cần được nhận thức đầy đủ để có cái nhìn tồn diện về mơn văn và việc dạy học văn trong nhà trường.

Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học là nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu phản ánh. Con đường tiếp cận và tiếp nhận tác phẩm bao giờ cũng là một quá trình bắt đầu từ những ký hiệu ngôn ngữ đến âm thanh, nhịp điệu; từ vựng đến ngữ điệu, đề tài, chủ đề và tư tưởng, cảm xúc. Chính vì thế, q trình tiếp nhận một tác phẩm văn học khơng thể chỉ dừng lại ở lớp vỏ âm thanh, ở mức nhận thức bề mặt mà phải tìm hiểu nội dung biểu hiện phần thơng điệp mang tâm hồn, tình cảm mà nhà văn phản ánh thông qua nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Hemingway từng quan niệm “Lĩnh hội một hình tượng văn học là phải khám phá phần chìm của

tảng băng trơi, đó chính là nội dung tư tưởng của tác phẩm đã được cảm xúc hóa”.

Một tác phẩm văn chương trong nhà trường bao giờ cũng được đặt trong một hệ thống gắn bó chặt chẽ giữa nội dung, tư tưởng cảm xúc hóa của tác phẩm, tâm hồn

của giáo viên và tâm hồn của học sinh. Tác phẩm văn học chỉ thật sự đến với bạn đọc chỉ khi nào tác phẩm đã được bạn đọc nhận thức một cách khách quan, rõ ràng và nội dung khách quan của hình tượng phải do nhà văn xây dựng trên cơ sở nhận thức theo vốn sống của bản thân. Điều này địi hỏi dạy văn học khơng thể tách rời nhận thức với tư tưởng cảm xúc hóa, khơng thể tách rời chất lượng phản ánh với chất lượng biểu hiện của hình tượng tác phẩm trong khi tiếp nhận. Và trong quá trình tiếp nhận tác phẩm cũng khơng thể tách rời biệt lập hoặc bỏ khâu tự nhận thức với khâu nhận thức hình tượng. Có nghĩa là việc giảng dạy khơng chỉ có tính hình thức mà phải khơi gợi được những yếu tố bên trong của chủ thể cảm thụ. Có thể nói cảm thụ văn học nghệ thuật là một hoạt động “đồng sáng tạo”.

Tuy nhiên, cũng như các môn học khác, Ngữ văn là môn học cung cấp kiến thức, hiểu biết khoa học cho học sinh. Nhưng những kiến thức ấy chỉ thực sự trở thành tài sản của học sinh chỉ khi nó được tiếp nhận thơng qua sự vận động của bản thân chủ thể học sinh. Nó địi hỏi học sinh phải phát huy năng lực cảm thụ, sáng tạo văn học, năng lực chủ quan của bản thân chủ thể, tích cực và hứng thú tham gia vào quá trình dạy và học văn. Bản thân mơn văn là một mơn học phức tạp: một mặt, nó bao gồm những bộ phận mang tính chất nghệ thuật thẩm mỹ, mặt khác nó lại chứa đựng những bộ phận tri thức khái qt. Sự phức tạp đó địi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng và cân đối, tồn diện về tâm hồn, trí tuệ, về thẩm mỹ và hiểu biết của học sinh trong quá trình khám phá tác phẩm. Tác phẩm văn chương vì thế chỉ có thể tác động đến người học khi nào tác phẩm đó được tiếp nhận thông qua cảm xúc rung động và những hoạt động tâm lý nghệ thuật của chủ thể học sinh.Chỉ thực sự phát huy được sức mạnh của nó khi nào nó được khơi dậy từ bên trong người tiếp nhận những hoạt động tâm lý sáng tạo, những khát vọng sống cao thượng, sống có ý nghĩa và ý thức hơn. Cho nên thực chất của việc phát huy chủ thể học sinh là phát triển một cách cân đối, hài hịa về tư duy hình tượng và tư duy logic trong văn học nhằm từng bước hình thành nhân cách học sinh một cách tự nhiên có hiệu quả vững chắc.

1.2.4.2. Cảm thụ văn học và tiếp nhận văn học

Tiếp nhận văn học là hoạt động “tiêu dùng”, “thưởng thức”, “phê bình” văn học của độc giả. Nó góp phần làm thoả mãn nhu cầu tinh thần, nhu cầu thẩm mỹ

của con người trong cuộc sống. Nó giúp hoạt động sáng tạo nghệ thuật trở nên có ý nghĩa, có mục đích và những giá trị chân chính của tác phẩm được bảo tồn, được phát triển phong phú.

CTVH là một hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Đọc - hiểu và cảm thụ đều là những hoạt động thâm nhập vào tác phẩm văn chương. Chúng có sự tác động qua lại, thống nhất nhưng khơng đồng nhất. Có thể nói từ đọc - hiểu đến cảm thụ là một tiến trình chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật. Nếu coi đọc hiểu là bước khởi đầu, là nền móng thì cảm thụ văn học là bước cuối cùng hoàn thành quá trình thâm nhập một văn bản nghệ thuật từ đó phát triển đến tư duy sáng tạo trong tiếp nhận tác phẩm văn học. Cảm thụ là quá trình người đọc nhập thân đầy cảm xúc vào tác phẩm, suy tư về một số các câu chữ, hình ảnh, lập luận và sống cùng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Hiểu và cảm thụ văn bản nghệ thuật thuộc hai mức độ nông sâu khác nhau: hiểu là việc chạm tới nội dung bề mặt của ngơn từ nghệ thuật, cịn cảm thụ là việc nhận thức được chiều sâu ý nghĩa của văn bản từ những gì mà 3 ngôn từ gợi ra. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai cấp độ này đơi khi khó phân biệt.

1.2.4.3. Cảm thụ văn học là một hoạt động sáng tạo của học sinh

Cảm thụ văn học là một hoạt động tâm lý có những quy luật riêng do đặc thù của đối tượng cảm thụ quy định. Trong thực tế, nếu khơng có lao động sáng tạo thì khơng thể có cảm thụ văn học thật sự.

Q trình sáng tác văn học địi hỏi người nghệ sĩ phải phấn đấu vượt qua gian khổ, vượt lên trên sự ràng buộc hoặc giới hạn nhỏ hẹp để hịa mình vào cuộc sống chung, để lắng nghe tiếng nói chung của mọi người, từ đó nâng một sự kiện, một chi tiết cụ thể, một hoàn cảnh cụ thể đến mức độ khái quát có ý nghĩa phổ biến, điển hình. Chính vì thế, q trình cảm thụ nghệ thuật của người đọc cũng phải đi từ vốn kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân mình đến vốn kinh nghiệm, vốn sống chung mà nhà văn đã khái qt ở trong hình tượng nghệ thuật. Qua đó, có thể thấy cảm thụ có ý nghĩa rất lớn đối với q trình phân tích một tác phẩm văn chương.

Cảm thụ văn học là một hoạt động tự giác. Bởi vì hoạt động này do bản thân đối tượng cảm thụ quyết định. Trong quá trình cảm thụ, người đọc, người nghe cần phải nâng mình lên, phải vượt qua giới hạn nhỏ hẹp của bản thân thì mới tiếp nhận, mới đồng cảm được với nội dung sáng tạo có sức mạnh khái quát sâu sắc nội dung

mà bản thân người nghệ sĩ đã phải nâng mình vượt qua trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Trong nhà trường, cảm thụ của HS tuân theo quy luật chung của cảm thụ văn học bởi vì HS chính là chủ thể cảm thụ của quá trình phân tích tác phẩm văn chương. Vì thế, kết quả dạy học các tác phẩm văn chương phải là kết quả của sự cảm thụ tự giác sâu sắc của cả người dạy và người học. Đòi hỏi sự đồng cảm và nhất trí giữa người thầy và người trò. Cảm thụ càng gắn với ý thức tự giác thì càng có tác dụng phát triển nhân cách của HS.

Tính sáng tạo của cảm thụ văn học còn thể hiện ở quá trình hoạt động của nhiều năng lực nhận thức. Để tiếp nhận một đối tượng thẩm mỹ, biến nó thành tài sản của mình làm cho sản phẩm tinh thần của người khác hóa thành sở hữu tinh thần của bản thân thì người đọc phải nỗ lực vận dụng nhiều kĩ năng, năng lực nhận thức như sự liên tưởng, hồi ức, tư duy sáng tạo, vốn sống, thẩm mỹ,…

Quá trình cảm thụ sẽ diễn ra càng nhanh và sâu sắc, có sức thuyết phục khi sự ngăn cách giữa người nghệ sĩ sáng tác và người đọc càng ngắn. Sự gần gũi nhau về tư tưởng chính trị, về quan điểm thẩm mỹ, về vốn sống, kinh nghiệm, vốn hiểu biết,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cảm thụ VHNT. Văn học phản ánh cuộc sống nhưng khi cuộc sống đi vào trong các tác phẩm văn học đã được khúc xạ qua lăng kính của người nghệ sĩ. Chính vì thế, cảm thụ văn học phải vận dụng nhiều kĩ năng, năng lực để tiếp thu các chân lý nghệ thuật.

Quá trình cảm thụ văn học cũng có thể nói là sự tiếp tục quá trình sáng tạo nghệ thuật hay nói cách khác là hoạt động “đồng sáng tạo”. Trong tác phẩm văn học, nhà văn khơng thể nào nói hết mọi điều lên các câu chữ mà luôn luôn nhờ vào sự “đồng sáng tạo” của người đọc. Đây là mối quan hệ, sự kết hợp tuyệt vời.

Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị ln gợi lên cho người đọc sự liên tưởng, tưởng tượng hồi ức, suy nghĩ,… Người đọc phải dựa vào vốn sống, kinh nghiệm của bản thân để cùng sáng tạo với nhà văn. Do mỗi người có vốn sống, quan điểm khác nhau nên nội dung của một tác phẩm là vơ hạn và hình tượng nghệ thuật ln ln mới mẻ. Ngược lại khi tìm hiểu một tác phẩm, bao giờ người đọc cũng có nhu cầu phát triển về năng lực văn học, có nhu cầu gặp gỡ, đồng cảm với tác giả về vốn sống và về nhận thức để từ đó được xúc động, rung cảm, được tri ân với nhà văn, nhà thơ. Điều này địi hỏi người đọc phải có q trình hoạt động tâm lý nhận thức

thì mới tiếp nhận điều nhà văn, nhà thơ muốn truyền đạt. Hoạt động tâm lý nhận thức trong cảm thụ chính là sợi dây kết nối, là đầu mối cho những rung động thẩm mỹ, của những cảm xúc nghệ thuật.

Với ý nghĩa trên, đối tượng cảm thụ chính là những cộng sự đắc lực cho người nghệ sỹ. Tác phẩm văn chương sẽ trở nên phong phú, sáng tạo hơn, có giá trị thẩm mỹ cao hơn nếu được người đọc đồng cảm, “nhập vai”. Cảm thụ văn học là một hoạt động sáng tạo, tự giác, là sự vận động của nhiều năng lực chủ quan của con người, đồng thời là quá trình tiếp nối sự sáng tạo của người nghệ sỹ. Cảm thụ là tiền đề để đi vào tác phẩm nhưng cũng là bước quan trọng giúp người đọc tự giác, hứng thú tiếp tục đi thêm một bước cao hơn đó là nhận định, đánh giá tác phẩm về nội dung tư tưởng. Nhờ sự “đồng sáng tạo” mà trong cảm thụ nghệ thuật các tác phẩm có sức sống xuyên thời gian, không gian và từ chỉ là tác phẩm sáng tạo của tác giả nhưng lại trở thành sản phẩm tinh thần, thành phần hồn, máu thịt của biết bao con người. Từ đó, tác phẩm có sự tác động sâu sắc để lại dấu ấn bền chặt trong tâm hồn người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng văn học nghệ thuật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 31)