Tổ chức các hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 29 - 34)

cho các trƣờng cao đẳng CAND

1.4.1. Khái niệm tổ chức

“Tổ chức” là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có khoa học tổ chức nhà nước. Do được nhiều ngành nghiên cứu nên đã có khơng ít những định nghĩa. Tuy vậy, một thực tế khá thú vị là hiện vẫn chưa có sự thống nhất về nhận thức của những người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn về tổ chức nhà nước đối với các vấn đề trên. Bài viết này ngoài việc hệ thống lại các tri thức đã có là cập nhật, bổ sung thêm các kiến thức mới, theo đó tác giả mong muốn góp phần thúc đẩy q trình đi đến thống nhất trong nhận thức về những vấn để chung của tổ chức từ giác độ khoa học tổ chức nhà nước, tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách có liên quan đến tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập.

Thuật ngữ “Tổ chức” được nhiều ngành khoa học sử dụng với ý nghĩa không giống nhau:

- Triết học định nghĩa “Tổ chức, nói rộng là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật khơng thể tồn tại mà khơng có một hình thức liên kết nhất định các yếu

tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”1. - Tổ chức là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật ln tồn tại dưới dạng tổ chức nhất định;

- Nhân loại học khẳng định từ khi xuất hiện loài người, tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy khơng ngừng hồn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó. Như vậy, tổ chức là tập thể, có mục tiêu, nhiệm vụ chung;

Ngay trong những chuyên ngành khoa học có giao thoa về đối tượng, phạm vi nghiên cứu cũng có những cách tiếp cận, cắt nghĩa khác nhau về “Tổ chức”, cụ thể là:

- Luật học gọi tổ chức là pháp nhân để phân biệt với thể nhân (con người) là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự thì một tổ chức được cơng nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Luật học nhấn mạnh đến các điều kiện thành lập tổ chức và các yêu cầu đảm bảo hoạt động của tổ chức;

- Khoa học tổ chức và quản lý định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là “tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó”3. Quan niệm về tổ chức theo Khoa học tổ chức và quản lý có nhiều điểm tương đồng với Luật học, Quản trị công ở chỗ đều xác định tổ chức thuộc về con người, là của con người trong xã hội.

- Trong cuốn “Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước” định nghĩa: “Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý

thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung”4. Điểm mới quan trọng của quan niệm này về tổ chức thể hiện ở ý nói về phạm vi của tổ chức, mỗi tổ chức có phạm vi hoạt động khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu, nguồn lực của tổ chức đó. Các yếu tố này là những điều kiện của tổ chức.

- Về phương diện ngôn ngữ: Tuỳ theo ngữ cảnh, tính chất, yêu cầu, mục đích… có thể sử dụng các thuật ngữ: cơ quan, đơn vị, pháp nhân, công ty, hội… thay thế thuật ngữ tổ chức.

Với thực tế như vậy, cần có tư duy biện chứng, kế thừa, không cứng nhắc, máy móc, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ nghiên cứu về khái niệm “Tổ chức”. Với cách tư duy, tiếp cận như vậy khi tìm hiểu khái niệm chung về tổ chức cần nằm vững một số nội dung căn bản như:

- Tổ chức là của con người trong xã hội gắn với một hình thái kinh tế - xã hội và một kiểu nhà nước;

- Con người trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung;

- Có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu xác định - Được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật.

Nếu cần thiết phải đưa ra một định nghĩa về tổ chức thì đó là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu xác định, được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau bởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung.

1.4.2. Hoạt động thực tế của học viên

Từ ý kiến của các tác giả khác nhau, có thể quan niệm: Hoạt động thực tế được hiểu là Hoạt động ngồi giờ học chính khóa nhưn nội dung giáo d c

mà nhiều nội dung giáo d c chỉ có thể được thực hiện bằng hoạt động thực tế.

Hoạt động thực tế không đặt sự giảng dạy của giáo viên bộ môn lên hàng đầu mà xem trọng hoạt động tự giác vận dụng sáng tạo của người học trong hoạt động thực tế lao động, sản xuất chiến đấu và các hoạt động xã hội khác. Đó cũng là việc học đích thực, do người học tự nguyện tham gia dưới sự tổ chức của giáo viên. Vì vậy, có thể nói, hoạt động thực tế là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa, nhưng có những nội dung giáo dục thiết thực được người học tự nguyện tham gia. Học viên có thể tham gia hoạt động thực tế ở lớp hoặc trường, hoặc ngoài xã hội với rất nhiều lựa chọn khác nhau: Tham quan, thực tế, thực hành chuyên môn, thực hành nghề nghiệp và các hoạt động xã hội hoặc ngồi cơ sở đào tạo…Hoạt động thực tế đóng một vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho học viên, giúp họ trở thành một con người toàn diện hơn.

Với cách hiểu như trên, hoạt động thực tế được xem là một hình thức tổ chức giáo dục quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng “phát huy tính tích cực, tự giác,

chủ động, sáng tạo của n ười học, phù hợp vớ đặc đ ểm của từng lớp học, môn học, bồ dưỡn phươn ph p tự học, rèn luyện kỹ năng vận d ng kiến thức đó vào thực tế, t c độn đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho sinh viên” [2], [3].

1.4.3. Nội dung tổ chức các hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nghiệp cho học viên

- Căn cứ quy định chương trình khung của bộ, kế hoạch thực hiện chương trình mơn học và tình hình thực tế của Nhà trường.

Thành lập các ban chỉ đạo, chỉ đạo học viên về địa bàn thực tế khoảng thời gian 01 tháng: ví dụ như Ninh ình, Hà Tĩnh..., tiến hành công tác 03 cùng với nhân dân. Qua công tác này giúp học viên rèn luyện các kiến thức về vận động quần chúng đã được học. Bên cạnh đó giúp nâng cao cơng tác nắm tình hình, giải quyết tình huống thực tế phát sinh.

Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tham quan thực tế các học phần như lịch sử truyền thống công an nhân dân, các học phần chính trị. Thơng qua các buổi tham quan thực tế giúp học viên củng cố kiến thức, hiểu thêm về trang sử vẻ vang của ngành. Tổ chức học tập các mơ hình, các tấm gương trong cơng tác, chiến đấu hy sinh ngồi thực tế cũng như trên các phương tiện thông tin của Đảng, nhà nước, của ngành cơng an.

Song song với đó nhà trường tổ chức các học phần thực tập môn học cho học viên như: học phần tâm lý, học phần luật, học phần nghiệp vụ...thơng qua đó giúp cho học viên củng cố kiến thức đã học, giải quyết được các tình huống giả định thực tế.

Cuối mỗi khóa học nhà trường liên hệ với công an các đơn vị địa phương trên toàn quốc tiếp nhận học viên đã hoàn thành nội dung chương trình tại nhà trường về thực tập thực tế trong thời gian ba tháng liên tục.

Thông qua các hoạt động thực tế cũng như việc đi tham quan thực tiễn để học viên tin tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tin tưởng tuyệt đối vào con đường đi lên CNCS mà Đảng, Bác Hồ, và nhân dân ta lựa chọn.

Quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động trên yêu cầu học viên luôn chấp hành nghiêm ý thức tổ chức kỷ luật của ngành,của các đơn vị địa phương, cũng như mọi quy định ở nơi tổ chức hoạt động thực tế, tham quan như ( ảo tàng Cách mạng Việt Nam, Lăng ác và ảo tàng Hồ Chí Minh,các đơn vị địa phương….)

- Phối hợp với các đơn vị, địa phương, tập thể cá nhân có liên quan, quán triệt cụ thể ý nghĩa, tầm quan trọng của các hoạt động thực tế trong công tác giáo dục của nhà trường khi có kế hoạch đi và chịu trách nhiệm quản lý quân số đảm bảo hiệu quả an tồn về mọi mặt trong q trình trên.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trƣờng CĐANND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)