3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống
Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong các biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp là: Một là, các biện pháp đưa ra phải bảo đảm tính hệ thống trong việc thực hiện các khâu của quá trình tổ chức từ khâu xác định yêu cầu, mục tiêu nội dung hoạt động thực tế đến việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động thực tế.
Hai là, biện pháp phải đảm bảo tính hệ thống trong các hoạt động chung của nhà trường, đảm bảo cho các hoạt động chung của nhà trường diễn ra bình thường, khơng bị xáo trộn.
Ba là, các biện pháp phải tác động tới các thành tố chủ yếu của quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên của trường. Đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Công an các đơn vị, địa phương. Phối hợp với các đơn vị thực tế trao đổi nghe báo cáo từ các trinh sát có kinh nghiệm từ đó so sánh thực tế với lý thuyết xem xét xem có vấn đề gì cần bổ sung hoặc vướng mắc gì khi áp dụng trong thực tế hay khơng.
3.1.2. Đảm bảo tính đồng bộ
Yêu cầu của nguyên tắc này là phải xuất phát từ bản chất của quá trình tổ chức, trong đó tập trung vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tế của các khoa, bộ mơn và của tồn trường sao cho phù hợp với các hoạt động khác của nhà trường. Từ đó tạo nên sát sự thống nhất cao trong các hoạt động từ dạy học chính khóa đến các hoạt động thực hành thực tế
ngoài trường. Tất cả các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục đều được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể; mọi hoạt động của nhà trường đều hướng hoạt động giáo dục học viên, vì học viên để có thể từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp cịn là việc phải quan tâm chú trọng đến việc tạo môi trường giáo dục đồng thuận và tiến hành tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng hoạt động thực tế. Đó là điều kiện về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên và đội ngũ những người làm công tác phục vụ trong nhà trường.
Chất lượng các hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức cho học viên chỉ được nâng lên khi thực hiện đồng bộ các biện pháp và chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của nhà trường.
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp tổ chức hoạt động thực tế phải cụ thể hoá các quy định, các quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành Công an. Muốn vậy, phải xác định hướng chiến lược phát triển giáo dục của trường, trong đó việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là một trong những yêu cầu cấp thiêt cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đòi hỏi lãnh đạo trường phải chỉ đạo các khoa, bộ môn triển khai có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn trong cơng tác đấu tranh phịng chống các loại tội phạm. Tính thực tiễn của biện pháp địi hỏi phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực của trường, trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định, qui chế của Bộ Công an và Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi của các biện pháp đòi hỏi các biện pháp tổ chức hoạt động thực tế phải có khả năng triển khai vào thực tiễn đào tạo của nhà trường một
cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao. Để đạt được những vấn đề này, khi lựa chọn mục tiêu và nội dung hoạt động thực tiễn cần đảm bảo tính rõ ràng, lượng hố được, có kết quả, thời gian xác định cụ thể và được quán triệt tới mọi thành viên liên quan trong Nhà trường. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khoa học, đảm bảo tính khách quan và có khả năng thực hiện hiệu quả khi đưa vào triển khai.