Đánh giá việc triển khai các khâu tổ chức hoạt động thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 53 - 59)

2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức

2.4.3. Đánh giá việc triển khai các khâu tổ chức hoạt động thực tế

giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên

- X c định hình thức hoạt động thực tế phù hợp với yêu cầu giáo d c đạo đức nghề nghiệp

Mỗi mơn học đều có u cầu thực hành, thực tế. Do đó, nhà trường có các hình thức thực tế sau:

Thực hành thực tế theo môn học bao gồm: Nghe nói chuyện chuyên đề, xem các tư liệu thực tiễn qua Video, tham gia phân tích các tình huống ví dụ tình huống chống bạo loạn từ đó xác định vị trí yêu cầu các phẩm chất của chiến sỹ an ninh như: chấp hành kỷ luật trong công tác, học tập trau dồi kinh nghiệm, tích cực trao đổi kiến thức nghiệp vụ an ninh với đơn vị trinh sát thực tế học hỏi rút kinh nghiệm trong công tác công an...

Tổ chức các đợt thực tế ở các địa bàn, các điểm nóng về trật tự xã hội. Đây là các hoạt động khó tổ chức thường xuyên nên tùy từng khoa và từng thời điểm nhà trường mới tổ chức. Đây là hình thức rất quan trọng vì hoạt động này sát thực với công tác của học viên sau này.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế

Có 100% ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên cho rằng: nhà trường và các khoa ln có kế hoạch tổ chức các hoạt động thực tế cho học viên. Trừ trường hợp có nhiệm vụ đột xuất, cịn tất cả các hoạt động thực tế của các khoa, các bộ mơn và của tồn trường đều được thực hiện đầy đủ theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt.

Kết quả cho thấy

80 % ý kiến trả lời là thường xuyên, chứng tỏ nhà trường luôn làm tốt công tác triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế. Cịn lại số ít cho rằng nhà trường cũng chưa thật chú ý đến tổ chức hoạt động thực tế mà chủ yếu giao cho các khoa, phòng huấn luyện chủ động tổ chức và chỉ đạo.

xây dựng xong kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, Hiệu trưởng đã có chú ý triển khai thực hiện. Song trong quá trình triển khai cũng cịn một số khó khăn, hạn chế nên hiệu quả cũng chưa được như mong muốn.

- Kiểm tra, đ nh , tổng kết hoạt động thực tế

Đa số ý kiến của giáo viên, huấn luyện viên cho biết lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức cho học viên; trên 80% ý kiến cho rằng nhà trường thực hiện nội dung này ở mức thường xuyên và số ít cho rằng nhà trường chưa quan tâm thỏa đáng đến kiểm tra. Kết quả cho thấy, sau mỗi hoạt động thực tế, nhà trường đều đã quan tâm kiểm tra, chỉ đạo các khoa, bộ môn đánh giá và tổng kết các hoạt động thực tế. Nhưng đánh giá thường kỳ và tổng kết hoạt động thực tế hàng năm một cách độc lập, tách ra thành một nội dung riêng thì chưa được như mong muốn. Mà hoạt động thực tế được đánh giá theo từng hoạt động. Cuối năm nhà trường đánh giá chung với hoạt động đào tạo

Quá trình thực hiện việc đánh giá được bắt đầu từ khi xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và trên cơ sở đánh giá sự thực hiện theo kế hoạch sẽ đưa ra quyết định thích hợp. Đánh giá được dựa trên các nguồn thông tin khác nhau và đầy đủ: từ học viên, từ các cơ sở, địa bàn học viên thực tế và từ các giáo viên, huấn luyện viên và cán bộ quản lý trực tiếp.

Việc đánh giá hiệu quả sau hoạt động thực tế bước đầu được nhà trường quan tâm tổ chức thực hiện. Nhà trường đã tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng các hoạt động thực tế, kết quả cụ thể như sau:

Học viên sau khi tham gia:

+ Số học viên cho thấy có tác dụng tốt 194 = 97% + Số học viên thấy có tác dụng: 6 HV = 3%

* Công tác hậu cần phục vụ các hoạt động thực tế

Khi được hỏi ý kiến về việc những hỗ trợ của nhà trường về điều kiện điều kiện vật chất như: xe ơtơ, kinh phí, thời gian để tổ chức các hoạt động

thực tế thì đa số ý kiến cho là đã có nhưng khơng thật đầy đủ. Điều này cho thấy đây là vấn đề rất cần được quan tâm vì có quan tâm vì có lẽ kinh phí dành cho đào tạo cịn nhiều hạn chế nên việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động thực tế còn khiêm tốn.

Tuy nhiên, trong khó khăn chung của các cơ sở giáo dục hiện nay, kinh phí hạn chế, nên rất khó có điều kiện hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động thực tế của học viên. Ngay các trang thiết bị phục vụ huấn luyện của nhà trường cũng cịn chưa đầy đủ nên nhà trường chỉ có thể động viên tinh thần và tạo điều kiện đúng và đủ theo chế độ quy định của nhà nước cũng đã là rất tốt, cịn có thêm các chế độ khác thì hiện tại chưa có điều kiện. Nhưng dù sao cũng phải thừa nhận: Việc tổ chức các hoạt động thực tế đã được nhà trường quan tâm tối đa trong điều kiện hiện có của nhà trường. Ví dụ học viên tiến hành đi thực tế làm công tác dân vận tại địa bàn các tỉnh thực hiện 03 cùng với người dân. Các đợt thực tế xa trường đều được nhà trường lựa chọn những địa bàn phù hợp và đưa đón học viên đầy đủ.

- Công tác hậu cần ph c v các hoạt động thực tế

Về công tác hậu cần phục vụ hoạt động, mặc dù cịn nhiều khó khăn về kinh phí cho các hoạt động nhưng nhà trường đã huy động cao nhất các điều kiện hiện có để đảm bảo cho cá hoạt động thức tế đạt kết quả tốt nhất. Như tạo điều kiện phương tiện đi lại nghe nhìn cho học viên cũng như giáo viên đi hướng dẫn thực tế. Thanh tốn cơng tác phí cho giáo viên. Học viên có chế độ ăn uống theo đúng quy định.

2.4.4. Đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên

- Mức độ tổ chức các hoạt động thực tế

Thông qua việc đánh giá kết quả tổ chức hoạt động thực tế để có thể hiểu được thực trạng tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng an ninh nhân dân I. Hoạt động thực tế

là một hoạt động thường xuyên được tổ chức trong nhà trường theo chương trình đào tạo. Tuy nhiên, hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên có thể được quan tâm ở một mức độ khác. Do đó, cần có sự khảo sát để hiểu mức độ tổ chức để làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tổ chức các hoạt động thực tế để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.14.

Bản 2.14. Mức độ tổ chức c c hoạt độn thực tế của nhà trườn

TT Các hoạt động thực tế

Thƣờng

xuyên Đôi khi Không

bao giờ

SL % SL % SL %

1 Thực tế theo các môn học 165 91,7 15 8,3 0 0 2 Thực tế theo chủ điểm, chủ đề 31 17,2 149 82,8 0 0 3 Tham quan các điểm nóng về trật tự

xã hội 16 8,9 164 91,1 0 0 4 Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu thực tế 16 8,9 164 91,1 0 0 5 Nghe nói chuyện chuyên đề 29 16,1 151 83,9 0 0 6 Tham quan các danh lam thắng cảnh 45 25,0 135 75,0 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: Các hoạt động thực tế đều được nhà trường quan tâm tổ chức. Nhưng trong đó, chỉ có hoạt động thực tế theo các mơn học là được tổ chức thường xun. Cịn các hoạt động thực tế khác như: thực tế theo chủ để chủ điểm, tham quan các điểm nóng chính trị… thì đơi khi mới được tổ chức. Thực tế theo chủ đề, tổ chức các cuộc thi và tham quan điểm nóng về trật tự xã hội…cần có thời gian nên một năm chỉ có thể tổ chức 1-2 lần. Đặc biệt các hoạt động ngồi nhà trường cịn cần chuẩn bị địa bàn, nội dung thực tế…nên khơng có điều kiện tổ chức liên tục. Hơn nữa một điểm nóng chính trị có thể nhiều đơn vị muốn đến thực tế nên cũng cần phải có kế hoạch và các nội dung tìm hiểu được cơ sở ủng hộ mới tổ chức được. Do đó,

một số hoạt động thực tế chỉ có thể dừng lại ở mức độ đôi khi mới được tổ chức là hợp lý.

- Tác d ng của hoạt động thực tế đối với học viên

Bản 2.15. Ý k ến của học v ên kh tham a hoạt độn thực tế

TT

Mức độ

Ý kiến

Thƣờng

xuyên Đôi khi

Không bao giờ SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %

1 Được vui chơi, giải trí 110 55,0 85 42.5 5 2,5 2 Thoải mái hoạt động, khơng gị bó 130 65,0 60 30,0 10 5,0 3 Học hỏi được nhiều điều mới, lạ 140 70 60 30 0 0 4 Có cơ hội thể hiện năng lực của mình 105 52,5 75 37,5 20 10,0 5 Thấy thêm yêu đất nước quê hương 170 85,0 30 15,0 0 0 6 Hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình 180 90.0 20 10,0 0 0 7 Trải nghiệm những điều đã được học 160 80,0 40 20,0 0 0 8 Thêm hứng thú học tập 155 77,5 40 20,0 5 2,5 9 Thêm tự hào với nghề Công an 200 100 0 0 0 0

Từ số liệu trên ta thấy: tất cả các hình thức hoạt động thực tế dù ở lĩnh vực nào cũng đều có tác dụng tốt đối với học viên. Đa số học viên có cảm nhận tốt về hoạt động thực tế kể cả là những cảm nhận không liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp như chỉ cảm nhận thấy được vui chơi giải trí. Học tập căng thẳng nên thấy được giải trí sau đó học tập tốt hơn cũng là một mục tiêu của hoạt động thực tế. Ngồi ra, có thể thấy rõ: Hoạt động thực tế tác động rất toàn diện và rất rõ ràng đến đời sống tinh thần, quá trình rèn luyện của học viên nhà trường. Đặc biệt qua hoạt động thực tế 100% học viên thấy tự hào với nghề Cơng an và sau đó là thấy rõ trách nhiệm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của người Cơng an nhân dân.

- Mong muốn của học viên về các hoạt động thực tế

Kết quả khảo sát nội dung này thu được ở bảng 2.16 dưới đây.

Bản 2.16. Hình thức hoạt độn thực tế học viên mong muốn được tham gia

TT Các hoạt động Mong muốn Ít mong muốn

Khơng mong muốn

SL % SL % SL %

1 Thực hành các môn học nghiệp vụ 170 85,0 30 15,0 0 0 2 Tham quan dã ngoại, du lịch 180 100 0 0 0 0 3 Hoạt động nhân đạo xã hội 160 80 40 20,0 0 0 4 Giao lưu với các đơn vị chiến đấu 180 100 0 0 0 0 5 Tổ chức câu lạc bộ bộ môn 150 75,0 50 25,0 0 0 6 Thực tập ở các địa bàn phức tạp 145 72,5 55 27,5 0 0 7 Tham quan điểm nóng về trật tự xã hội 180 100 0 0 0 0 8 Tham gia các cuộc thi tìm hiểu các vấn

đề xã hội 165 82,5 35 17,5 0 0 9 Tham gia thi đấu võ thuật 160 80,0 40 20,0 0 0 10 Nghe nói chuyện chuyên đề 173 86,5 27 13,5 0 0 11 Các hoạt động khác 0 0 0 0 0 0

Kết quả cho ta thấy đa số học viên có mong muốn được tham gia tất cả các loại hình hoạt động thực tế mà nhà trường tổ chức. Các hoạt động thực tế có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ Cơng an và rèn luyện bản lĩnh người Công an được học viên mong muốn nhiều nhất, 100% học viên muốn được tham gia các hoạt động ngoài trường như du lịch dã ngoại, giao lưu với các đơn vị chiến đấu và tham quan các điểm nóng về trật tự xã hội. Các hoạt động khác tuy không được 100% học viên mong muốn tham gia nhưng cũng được trên 70 học viên mong muốn được tham gia. Điều đó cho thấy học viên khơng muốn chỉ bó hẹp hoạt động trong nhà trường mà mong muốn được tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng gắn với thực tiễn và mở rộng ra ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)