Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 91)

3.4.1. Mục đích, nội dung và phạm vi khảo sát

Nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp được đề xuất, có thể tiến hành tìm hiểu bằng phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp với 100 đối tượng là các cán bộ quản lý; trưởng, phó khoa, bộ mơn, các giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện.

Đối tượng khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

Bản 3.1. Đố tượn khảo s t ý k ến

TT Đối tƣợng Số ngƣời

1 Cán bộ quản lý cấp trường, cấp phòng 20

2 Trưởng, phó khoa, trưởng, phó bộ mơn 20

3 Giáo viên, huấn luyện viên có thâm niên trên 10 năm 60

Tổng 100

Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến gồm 2 yêu cầu:

- Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp với thang điểm như sau:

+ Cần thiết, Khả thi 3 điểm + Ít cần thiết, Ít khả thi 2 điểm

+ Không cần thiết Không khả thi 1 điểm

- Ngoài việc nêu mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp, các khách thể cịn có thể trình bày ý kiến đề xuất khác nếu có.

3.4.2. Kết quả khảo sát

Sau khi thu thập các phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở trường Cao đẳng an ninh nhân dân I như sau:

Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Hầu hết những người được hỏi đều cho rằng các biện pháp được đề xuất đều cần thiết. Có thể phân tích cụ thể:

Bản 3.2. Kết quả khảo s t về tính cấp th ết của c c b ện ph p STT Biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tổng điểm TB Thứ bậc 1 Biện pháp 1 100 100% 0 0% 0 295 2,95 1 2 Biện pháp 2 90 90% 10 10% 0 290 2,90 3,5 3 Biện pháp 3 90 90% 10 10% 0 290 2,96 3,5 4 Biện pháp 4 88 88% 12 12% 0 288 2,88 5 5 Biện pháp 5 95 95% 5 5% 0 291 2,91 2 6 Biện pháp 6 80 80% 20 20% 0 280 2,80 6

Số liệu bảng 3.2 cho thấy các biện pháp đưa ra thì biện pháp nào cũng cần thiết và rất cần thiết, khơng có biện pháp nào là không cần thiết cả. Trong 6 biện pháp thì có tới 100% CBGV cho rằng biện pháp 1 là rất cần thiết, tiếp đến là biện pháp 5 đứng thứ 2 (91%). Điều này cũng cho thấy 2 biện pháp này rất quan trọng bởi ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu đứng đầu là hiệu trưởng phải thống nhất định hướng, biến thành quyết định của nhà trường, coi trọng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh là trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong nhà trường ở tất cả các hoạt động nội khóa và ngoại khóa. Vì vậy cần phải tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên và cần đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn theo các yêu cầu của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Khảo nghiệm tính khả thi của những biện pháp nói trên

Bản 3.3. Kết quả khảo s t về tính khả th của c c b ện ph p

STT Biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Ít khả thi Khơng khả thi Tổng điểm TB Thứ bậc 1 Biện pháp 1 95 95% 5 5% 0 295 2,95 1 2 Biện pháp 2 87 87% 13 13% 0 287 2,87 4 3 Biện pháp 3 88 88% 12 12% 0 288 2,88 3 4 Biện pháp 4 80 80% 20 20% 0 280 2,80 6 5 Biện pháp 5 90 90% 10 10% 0 290 2,90 2 6 Biện pháp 6 85 85% 15 15% 0 285 2,85 5

Khảo nghiệm tính khả thi của những biện pháp nói trên cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp cũng được hầu hết các ý kiến được hỏi đánh giá cao, biện pháp được đánh giá thấp nhất cũng trên 80%. Căn cứ vào kết quả trưng cầu ý kiến, có thể khẳng định các biện pháp đề xuất đều có mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Tuy mức độ khả thi có thấp hơn mức độ cần thiết vì nhiều điều nhà trường mong muốn nhưng khó thực hiện vì cịn phụ thuộc vào điều kiện thực tế và cấp trên. Nhưng số liệu khảo sát vẫn cho phép khẳng định các biện pháp đều khả thi.

Để kiểm định độ tin cậy của các biện pháp đề xuất chúng tơi tính tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở trường Cao đẳng an ninh nhân dân như sau:

Cách tính như sau:

Spearman

R = Hệ số tương quan

D = Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng đem ra so sánh N = Số đơn vị được nghiên cứu

Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi

Bản 3.4. Tươn quan ữa tính cần th ết và tính khả th của c c b ện ph p tổ chức hoạt độn thực tế tron o d c đạo đức n hề n h ệp cho học v ên ở

trườn Cao đẳn An n nh nhân dân I

Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi D D2

Biện pháp 1 2,92 1 2,95 1 0,0 0,0 Biện pháp 2 2,90 3,5 2,87 4 -0,5 0,25 Biện pháp 3 2,96 3,5 2,88 3 0,5 0,25 Biện pháp 4 2,88 5 2,80 6 -1,0 1,0 Biện pháp 5 2,91 2 2,90 2 0,0 0,0 Biện pháp 6 2,80 6 2,85 5 1,0 1,0 Trung Bình = 2,89 Trung bình = 2,87 2,5

Theo cơng thức tính hệ số tương quan thứ bậc cho kết quả

R= + 0,83

Như vậy với hệ số tương quan thứ bậc R = + 0,83 cho phép kết luận tương quan trên là thuận và tương đối chặt chẽ. Điều đó có nghĩa là mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong

giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở trường Cao đẳng an ninh nhân dân I là tương đối phù hợp có nghĩa là biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên cần thiết như thế nào thì tính khả thi của nó gần như tương ứng. Điều này 1 lần nữa đã khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Kết luận chƣơng 3

Hoạt động thực tế là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường CAND nói chung, Trường Cao đẳng ANND I nói riêng. Thơng qua hoạt động thực tế nhằm nâng cao nhận thức của học viên, giúp học viên có kỹ năng trong cơng tác thực tế, tạo điều kiện cho học viên gắn bó với nhân dân và làm quen với cơng tác dân vận.

Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường mà hoạt động thực tế đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hình ảnh những học viên An ninh sau mỗi chuyến thực tế đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp “Đi dân nhớ, ở dân thương” trong lòng người dân địa phương.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể đề xuất các 6 biện pháp tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng an ninh nhân dân I.

Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung và cách thực hiện, điều kiện thực hiện khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu chung là: nâng cao chất lượng hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát đánh giá tính cần thiết và khả thi. Kết quả khảo sát qua ý kiến 100 cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên cho thấy các biện pháp đều cần thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Hoạt động thực tế là một hình thức tổ chức giáo dục rất hiệu quả trong quá trình đào tạo ở các trường đào tạo an ninh nhân dân. Hoạt động thực tế có thể hiểu là những hoạt động ngồi giờ học chính khóa để củng cố các tri thức được học trên lớp và thực hiện nhiều nội dung giáo dục khác. Trong đó có nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Có thể giáo dục dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên an ninh bằng nhiều con đường trong đó có con đường thơng qua hoạt động thực tế là phương thức giáo dục rất hiệu quả và phù hợp với yêu cầu đào tạo người chiến sĩ an ninh nhân dân.

1.2. Nội dung tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng an ninh nhân dân I bao gồm các bước

- Xác định mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động thực tiễn trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên

-Xác định rõ các bước tổ chức hoạt động thực tế: X c định phẩm chất

đạo đức nghề nghiệp cần giáo d c và cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động; Lập kế hoạch tổ chức hoạt động thực tế; Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thực tế; Đ nh côn t c tổ chức hoạt động thực tế.

- Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ hoạt động thực tế.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức cho học viên trường Cao đẳng an ninh nhân dân I: Sự địi hỏi tất yếu khách quan của cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay; Sự ủng hộ và tạo điều kiện của các cấp quản lý; Quy mô học sinh; số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, công nhân viên; hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường; khả năng tổ chức và quản lý các hoạt động của đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên của nhà trường.

1.3. Trong những năm qua, trường Cao đẳng an ninh nhân dân 1 - BCA đã quan tâm và có nhiều cố gắng trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Nhà trường, các khoa đã quan tâm khai thác tất cả các cách thức, con đường nên kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Đa số học viên có kết quả rèn luyện đạo đức tốt và khá, số học viên có két quả rèn luyện đạo đức trung bình khơng nhiều, đặc biệt khơng có đạo đức yếu.

Đa số cán bộ quản lý, giáo viên và huấn luyện viên của trường đã nhận thức được tác dụng và sự cần thiết của hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Nhà trường đã có kế hoạch thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tế đa dạng từ thực tế theo bộ môn các hoạt động thực tế theo chủ đề, chuyên đề, tham quan các điểm nóng về trật tự xã hội.

1.4. Trường Cao đẳng an ninh nhân dân I xác định được các yêu cầu về đạo đức của người Công an nhân dân để tổ chức các hoạt động thực tế phù hợp. Các khâu trong quy trình tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức cho học viên của nhà trường đều được đánh giá đã làm tốt.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tổ chức hoạt động thực tế của trường Cao đẳng an ninh nhân dân I vẫn cịn bộc lộ một sơ bất cập cần khắc phục và giải quyết trong thời gian tới.

1.5. Muốn tổ chức tốt các hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên, trường Cao đẳng an ninh nhân dân I cần thực hiện tốt các biện pháp đã nêu ở trên.

1.6. Kết quả khảo sát qua ý kiến 100 cán bộ quản lý, giáo viên, huấn luyện viên cho thấy: các biện pháp đều cần thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Cơng an

Có sự chỉ đạo các trường, các Cơng an các địa phương, các địa bàn do ngành Công an theo dõi quản lý về an ninh nội bộ và trật tự xã hội tăng cường

hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo của trường Cao đẳng an ninh nhân dân I. Trong đó có hỗ trợ các hoạt động thực tế, các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Căn cứ vào kế hoạch đào tạo của các trường, Cục đào tạo cần cân đối kế hoạch thực tế sao cho không bị trùng nhau để các cơ sở tiếp đón các đồn thực tế thuận lợi nhất.

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, giao cho các trường chủ động trong công tác tổ chức hoạt động thực tập, thực tế chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Qua đó, Cục đào tạo và Tổng cục Chính trị có thể kiểm tra giám sát và kịp thời cho ý kiến chỉ đạo, giúp các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo được giao.

Quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa các hoạt động đào tạo của nhà trường để có thể tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động đào tạo. Trong đó có tăng cường đầu tư các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động đào tạo, thực hành, thực tập, thực tế. Các trang thiết bị cần được trang bị theo hướng đồng bộ và hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đấu tranh với các loại tội phạm xâm phạm An ninh quốc gia.

2.2. Đối với các cơ sở mà trường Cao đẳng an ninh nhân dân I liên kết trong hoạt động thực tế

Nên có sự cam kết để liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở được nhà trường chọn làm địa bàn thực tế trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động thực tế của nhà trường. Nhà trường có trách nhiệm đến đâu, cơ sở có trách nhiệm đến đâu trong tổ chức hoạt động thực tế và trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên.

Hàng năm, nhà trường cần có kế hoạch thực tế cụ thể và được các cơ sở, các địa bàn nắm được để phối hợp tổ chức cho hiệu quả nhất. Kế hoạch cần có sự đóng góp của cơ sở để hai bên cùng chủ động trong việc thực hiện để nhà trường khơng bị động khi có sự thay đổi và nhà trường cũng làm phiền các cơ sở tiếp nhận đoàn thực tế.

Tăng cường hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm giữa các cơ sở có tham gia đào tạo với trường Cao đẳng an ninh nhân dân I để cùng rút kinh nghiệm trong khâu tổ chức hoạt động thực tế và sự đóng góp về các nội dung, phương thức tổ chức, nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp để các hoạt động có tác dụng giáo dục tốt nhất.

2.3. Đối với trường Cao đẳng an ninh nhân dân I

Cần coi trọng hơn nữa vai trò, tác dụng của hoạt động thực tế trong việc nâng cao kĩ năng và đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Từ đó có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức và nguồn lực cho các hoạt động thực tế. Trong đó có cả nguồn lực người và nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất.

Cần nghiên cứu nắm vững yêu cầu của thực tế đấu tranh với các loại hình tội phạm hiện nay và yêu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học viên để đổi mới nội dung và hình thức tổ chức hoạt động thức tế, nâng cao hiệu quả giáo dục của các hoạt động này.

Nghiên cứu tổ chức cải tiến công tác bồi dưỡng nâng cao kĩ năng tổ chức hoạt động thực tế cho giáo viên và huấn luyện viên. Tránh việc coi nhẹ hình thức giáo dục này mà giao cho giáo viên, huấn luyện viên trẻ phụ trách. Mà phải giao cho các giáo viên, huấn luyện viên giàu kinh nghiệm tổ chức các hoạt động này một cách hiệu quả nhất.

DANH MỤC T I LIỆU THAM HẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực tế trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường cao đẳng an ninh nhân dân i (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)