Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Thái Lan và bài học

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường eu nắm bắt cơ hội từ evfta (Trang 25 - 29)

kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Thái Lan

Đã từ lâu, sản xuất nơng nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ đời sống kinh tế Thái Lan, bởi nó khơng chỉ là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến nơng sản mà cịn thu hút đến 60% lực lượng lao động tồn xã hội. Một số sản phẩm nơng nghiệp của Thái Lan là những thương hiệu mạnh ln giữ vị trí hàng đầu về giá trị xuất khẩu như gạo, đường, hoa quả, thủy sản.

20

Trong những năm gần đây, để đẩy mạnh xuất khẩu nơng sản chế biến, Thái Lan tích cực thâm nhập thị trường các nước gần mình như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia... Hiện nay hàng nơng sản Thái Lan đã có mặt tại 225 thị trường trên thế giới. Sự gần gũi về mặt địa lý đã tạo cho Thái Lan những lợi thế nhất định so với các nước khác. Ngoài ra, ở châu Á còn nhiều thị trường nhập khẩu nông sản chế biến của Thái Lan như Indonesia, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, Thái Lan cũng rất coi trọng việc mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Đây là những quốc gia có sự địi hỏi khắt khe về mặt chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng như các tiêu chuẩn đi kèm như nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý.

Phân tích về thành cơng của Thái Lan, các nhà nghiên cứu thị trường cho rằng, chính phủ Thái Lan có những chiến lược đúng và nhất quán trong việc xây dựng các thương hiệu nông sản. Lựa chọn thị trường xuất khẩu trên cơ sở kết hợp chính sách đa dạng hố thị trường và chính sách xây dựng thị trường trọng điểm. Nhờ đó, người dân luôn biết chú trọng việc bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về an tồn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tính tồn vẹn mơi trường, trách nhiệm xã hội và nội quy lao động. Ngồi ra, người nơng dân biết nắm bắt và áp dụng cơng nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm nơng nghiệp. Nhờ nỗ lực của chính phủ và người dân, các công nghệ hiện đại trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp được triển khai đồng đều trong cả nước. Bí quyết thành cơng của nơng dân Thái Lan cịn là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Trong phát triển nông sản chế biến, Thái Lan ưu tiên thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, thương nhân và nông dân); sự phối hợp chặt chẽ đó giúp sản xuất ổn định, có hiệu quả và giữ giá sản phẩm. Thái Lan có hệ thống giao thơng và chợ được quy hoạch tốt, thuận lợi cho việc sản xuất và xuất khẩu nông sản. Đối với mặt hàng trái cây, Thái Lan sử dụng dịch vụ “một cửa” thông qua việc cung cấp nguyên liệu trái cây ở một chợ trung tâm. Người mơi giới đóng vai trị thu gom trái cây tươi từ các trang trại rồi đưa về các nhà máy chế biến.

Mọi thủ tục cho việc xuất hàng có thể được thực hiện ngay tại chỗ. Nghĩa là nhà xuất khẩu có thể hồn tất thủ tục hải quan, nhận giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), chứng nhận kiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn vệ sinh,

21

kể cả những dịch vụ chiếu xạ, kho vận, đóng gói, thơng tin tư vấn về thị trường, luật lệ... ngay tại Trung tâm Dịch vụ xuất khẩu nông sản một cửa (POSSEC).

Để khuyến khích và hỗ trợ phát triển sản xuất và xuất khẩu nơng sản chế biến, chính phủ Thái Lan có nhiều chính sách cụ thể như áp dụng các chính sách miễn giảm thuế thu nhập, thuế kinh doanh, thuế lợi tức cho các cơ sở chế biến mới thành lập. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) trong nơng nghiệp được miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khó khăn và có sản phẩm xuất khẩu được miễn hồn tồn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vịng 5 năm. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được lợi thế về chất lượng và giá cả hàng hóa trên thị trường nơng sản thế giới, xây dựng được thương hiệu mạnh.

Chưa dừng lại ở đó, Thái Lan cịn có tham vọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng số hóa để phát triển ngành Nơng nghiệp trong tương lai. Các nhà kinh tế Thái Lan cho rằng, lợi ích từ việc số hóa cơ sở hạ tầng là tìm nguồn tài nguyên thích hợp phục vụ phát triển nông nghiệp, liên kết việc sản xuất và tiêu thụ dựa trên nhu cầu của người dùng... Ngồi ra, việc số hóa sẽ giúp chuyển đổi hệ thống sản xuất, phát huy tiềm năng thương mại của quốc gia, tăng cường khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu.[6]

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thứ nhất, lựa chọn chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp

với lợi thế của đất nước và tình hình thực tiễn thị trường xuất khẩu, nhờ đó có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu và gia tăng kim ngạch. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với tất cả các nước, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực thông qua việc tăng cường đàm phán và ký kết các FTA, EPA song phương và khu vực.

Thứ hai, thực hiện tái cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng nông sản theo

hướng tương đối cân bằng giữa các khu vực thị trường nhằm giảm bớt rủi ro so với những nước quá tập trung vào một khu vực thị trường xuất khẩu nào đó. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan xây dựng 10 thị trường xuất khẩu nông sản trọng điểm đóng vai trị điều tiết đối với tồn bộ cơ cấu thị trường xuất khẩu và làm bàn đạp để mở rộng thị trường xuất khẩu.

22

Thứ ba, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nơng sản xuất khẩu theo cả

chiều rộng và chiều sâu, chú trọng đa dạng hóa theo chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Hàng nông sản xuất khẩu được cơ cấu theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng chế biến cao nhằm nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu.

Thứ tư, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nước mình để đưa ra các giải

pháp linh hoạt và hiệu quả để thực hiện phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản.

Thứ năm, chú trọng xây dựng chiến lược tiêu thụ, quảng bá và phát triển

thương hiệu nông sản cả trong nước và nước ngồi. Trên cơ sở mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, mỗi quốc gia có cách thức riêng nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho mình.

Thứ sáu, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chưa chú trọng đến

bảo vệ môi trường. Yêu cầu thực hiện tiêu chuẩn thực tiễn nông nghiệp tốt (GAP) hoặc nền nông nghiệp hữu cơ đang rất được các nước phát triển chú trọng kiểm soát đối với hàng nông sản từ các nước đang phát triển. Mặc dù những yêu cầu này đã và đang được Thái Lan thực hiện nhưng cịn mang tính thụ động và chưa triệt để.

Thứ bảy, vấn đề sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản tại Thái Lan chưa

mang tính bền vững, đặc biệt vấn đề xã hội chưa được quan tâm thỏa đáng. Thực tiễn cho thấy vấn đề đảm bảo an toàn cho người sản xuất, an toàn thực phẩm cịn nhiều hạn chế đã làm giảm uy tín và gây ra khơng ít thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản.

23

Chương 2 – THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG

SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường eu nắm bắt cơ hội từ evfta (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)