2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
2.3.2. Các nhân tố tác động đến Cầu
2.3.2.1. Quy mô nền kinh tế của EU
EU là một trong những liên minh kinh tế thịnh vượng nhất thế giới. GDP ước tính của tồn bộ 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2021 đạt mức trên 14.000 tỷ euro, tương đương 16.7000 tỷ USD, là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Tăng trưởng bình quân của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đạt mức 5,2% trong năm 2021. Đây là con số được đưa ra sau khi lần lượt các quốc gia thành viên Eurozone công bố số liệu kinh tế năm 2021.
Dẫn đầu về tăng trưởng của khu vực Eurozone nói riêng và châu Âu nói chung là Pháp, với tỷ lệ tăng trưởng đạt mức 7% trong năm 2021. Đây cũng là mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao nhất mà nước Pháp đạt được trong suốt 52 năm qua. Trong số các nền kinh tế lớn khác của châu Âu, Italia xếp thứ hai về tốc độ tăng trưởng trong năm 2021 với 6,3%, Tây Ban Nha đạt mức 5%.
Theo Eurostat, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2021 đã tăng lên 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức 4,1% ghi nhận trong tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất kể từ khi cơ quan thống kê này bắt đầu thu thập dữ liệu trong vòng 25 năm qua. Trong đó, giá năng lượng tăng đột biến là nguyên nhân chính thúc đẩy lạm phát giá tiêu dùng tại châu Âu.
49
2.3.2.2. Quy mô thị trường
Năm 2017, dân số EU xấp xỉ 516 triệu người (khoảng 7% dân số thế giới).
Xuất khẩu hầu hết các mặt hàng rau quả có thế mạnh của Việt Nam sang EU tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua. Trong đó, nhiều mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng rất cao phải kể đến như: chanh leo tươi hoặc đơng lạnh, hạt óc chó, sầu riêng, xồi, dừa, hạt dẻ cười, mít, nhãn, vải, thanh long sấy, nước dứa… Đây đều là những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và còn nhiều dư địa phát triển.
Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam hiện vẫn chỉ tập trung ở một số thị trường lớn, cửa ng EU như Hà Lan, Đức, Pháp, Italia. Các doanh nghiệp chưa chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, thị trường ngách trong khu vực. Lượng và trị giá hạt điều xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng vẫn ở mức thấp, mặc dù ghi nhận tốc độ xuất khẩu tăng khả quan nhưng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng kim ngạch chung toàn ngành. Ngoài ra, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu điều nhân sơ chế; sản phẩm qua chế biến sâu chiếm tỉ lệ thấp nên giá trị gia tăng chưa cao, lợi nhuận bị chia sẻ qua nhiều khâu trung gian. Các sản phẩm điều Việt Nam hiện mới đang bước đầu tiếp cận được trực tiếp một số hệ thống phân phối ở các nước EU. Bên cạnh đó, xuất khẩu điều Việt Nam chịu sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Nhiều quốc gia sản xuất hạt điều trên thế giới đã chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến để đấy mặt xuất khẩu. Tốc độ nhập khẩu hạt điều của EU từ một số thị trường ngoại khối, đặc biệt là các nước châu Phi có tốc độ tăng rất mạnh, gấp nhiều lần so với mức tăng từ Việt Nam.
Xuất khẩu cà phê sang EU cũng đang khởi sắc trở lại, trong đó, trong 5 tháng đầu năm, Đức và Italia là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 14% và 7,6%.
Khi xác định được quy mơ một thị trường có quy mơ lớn sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội và khả năng sinh lời hơn rất nhiều mặc dù thị trường đó chắc chắn có nhiều cạnh tranh hơn so với thị trường quy mô nhỏ.
2.3.2.3. Thu nhập của người dân EU
Tại EU, GDP bình quân đầu người vẫn có những chênh lệch lớn. Ở các nước Bắc Âu con số này là 34 nghìn USD trong khi tại các nước Đông Âu chỉ là 28 nghìn USD. GDP trên đầu người cao nhất là tại Luxembourg, đạt
50
trên 85 nghìn USD, cao gấp 2,5 lần so với mức trung bình của EU (trên 33 nghìn USD) năm 2017. Trái lại, GDP bình quân đầu người tại Bulgaria lại thấp hơn 50% so với GDP trung bình của EU, chỉ ở mức 16.500 USD.
Tuy nhiên, EU cũng đã ghi nhận một số đồng nhất tương đối về mức sống trong khối, với đa phần các quốc gia thành viên tham gia liên minh vào các năm 2004, 2007 hoặc 2013 đã tiến gần tới mức trung bình của EU, mặc dù vẫn tồn tại một số mặt trái do cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới năm 2008 gây ra.
EU gồm 27 quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hố. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong EU nhưng hầu hết các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hố. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng.
2.3.2.4. Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn chủ yếu dưới dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp; các nhóm hàng nơng sản xuất khẩu sang EU mới chỉ tập trung vào 3 nhóm cà phê, trái cây và hạt tiêu.
Hiện EU là thị trường XK thứ tư của rau, quả Việt Nam. Nền tảng sẵn có này cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
Ủy ban châu Âu vừa mới thơng báo rằng hạn ngạch hàng năm cịn lại đối với gạo của Thái Lan (gạo trắng, gạo Hom Mali, gạo thơm và gạo đồ 100%) sẽ được hưởng mức thuế 0% vào tháng Mười đối với khối lượng lên tới 24.883 tấn, đây là cơ hội tốt để các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan tăng cường xuất khẩu vào thị trường EU.
Đại sứ Indonesia tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Syamsul Bahri Sireg và Đại sứ Bồ Đào Nha tại EU Nuno Brito - Đại diện cho EU đã ký kết Thỏa thuận dưới hình thức trao đổi thư (EoL). Theo thỏa thuận, Indonesia có thể xuất khẩu khoảng 165.000 tấn sắn mỗi năm với mức thế 6%
51
sang thị trường EU. Nhờ mức thuế 6%, các sản phẩm sắn của Indonesia được kỳ vọng sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường EU và các nhà xuất khẩu sắn Indonesia được khuyến khích tận dụng lợi thế này.
2.3.2.5. Xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường EU cũng chưa triển khai được tại tất cả các nước thành viên và phần nào chưa đi sâu vào đối tượng thụ hưởng.
Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU sẽ tiếp tục xúc tiến kết nối và mở rộng xuất khẩu các loại nông sản khác. Phối hợp với Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) lập danh sách các doanh nghiệp tham gia sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây, sản phẩm trái cây uy tín trên cả nước để kết nối với các doanh nghiệp nhập khẩu. Tiếp tục tìm kiếm các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây và sản phẩm trái cây tại EU và kết nối với doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam.
“Đặc biệt, Thương vụ sẽ tổ chức xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số đối với các mặt hàng nông sản. Dự kiến đề xuất hợp tác đưa Bỉ thành một điểm trung chuyển trong chuỗi thương mại điện tử của Việt Nam”- ông Trần Ngọc Quân chia sẻ (Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU).
Bên cạnh các hoạt động trên, Bộ Công Thương (Cục XTTM) đã phối hợp với hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm tiêu biểu của các địa phương tại thị trường nước ngoài (như Thanh long Bình Thuận, Cà phê Sơn La, Cà phê Buôn Mê Thuột, Cà phê Khe Sanh, Cà phê Cầu Đất, Quả vải Thanh Hà, Quả vải Lục Ngạn, Chè Shan tuyết, Xoài Yên Châu) bằng các sản phẩm truyền thông điện tử video clip, Flip book,… nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên toàn thế giới.
Một số nền tảng đã phát triển gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành XTTM; hệ thống đào tạo trực tuyến (E-learning) với một số mơ-đun cơ bản, tích hợp các kho học liệu nhằm nâng cao năng lực XTTM; hệ thống truy xuất nguồn gốc XTTM (iTrace247); nền tảng bản đồ XTTM sản phẩn nơng sản có tiềm năng xuất khẩu.
52
2.3.2.6. Tỷ giá
Bảng 2.14. Tỷ giá đồng EURO và USD so với đồng VND cập nhật ngày 06/05/2022, lúc 10h30
Ngoại tệ Mua
Bán
Tên ngoại tệ Mã NT Tiền mặt Chuyển khoản
EURO EUR 23,563.17 23,801.18 24,883.55
US DOLLAR USD 22,780.00 22,810.00 23,090.00
(Nguồn: Ngân hàng Vietcombank)
Giá đồng euro lần đầu tiên giảm xuống mức dưới 1,10 USD trong gần 2 năm qua, chạm mức thấp nhất trong 7 năm qua so với đồng franc Thụy Sĩ, trong bối cảnh Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine làm giảm kỳ vọng tăng trưởng kinh tế châu Âu.
Do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu giao dịch bằng đồng đô la nên khi đơ la giảm giá sẽ kích thích cầu tăng, áp lực đẩy giá lên.
Ngồi ra, đồng đơ la giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nơng sản. Những áp lực này đã thúc đẩy tăng cầu, kích thích giá nơng sản tăng lên.
Tuy nhiên, gần đây đồng đô la đã tăng giá mạnh so với đồng euro, dẫn đến một số tác động làm giảm giá hàng nông sản như sau:
Giá hàng nơng sản xuất khẩu tính theo đơ la trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực giảm giá xuất khẩu, đặc biệt với các mặt hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, lúa mì, dầu ăn, lúa gạo, bơng…
Đồng đô la tăng giá mạnh so với đồng euro làm cho nhu cầu tiêu thụ của các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nơng sản.
Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đơ la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong đó có nơng sản cũng gây áp lực giảm giá.