Khái quát về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường eu nắm bắt cơ hội từ evfta (Trang 29 - 47)

2.1. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thịtrường EU gia

2.1.1. Khái quát về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – EU

- Về khuôn khổ hợp tác – đối tác giữa Việt Nam – EU:

 1990: Thiết lập quan hệ ngoại giao VN- EU

 1992: Ký Hiệp định Dệt may

 1995: Ký Hiệp định Khung hợp tác

 2008: Khởi động đàm phán PCA

 2012: Ký PCA, khởi động đàm phán EVFTA

 1/8/2020: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có

hiệu lực giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU.

EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Một trong những lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA là các điều khoản ưu đãi về thương mại hàng hóa, thuế. Trong thời gian 10 năm kể từ khi chính thức có hiệu lực, EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.

- Về kinh tế, thương mại và đầu tư:

Với một thị trường 512 triệu dân, chiếm 22% GDP thế giới, thu nhập bình quân đầu người 36.580 USD/năm, EU là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ).

Kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đã tăng 17 lần trong 20 năm qua, đạt 56,45 tỉ USD năm 2019 và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN (sau Singapore), trong đó Việt Nam xuất khẩu vào EU 41,54 tỉ USD hàng hóa và nhập khẩu từ EU 14,9 tỉ USD. EU luôn là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ), khối lượng ngày càng tăng, giúp Việt Nam bù đắp được thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, Hàn Quốc...

24

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Nhờ EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn tăng xuất khẩu sang EU.

Theo Báo cáo đầy đủ của Bộ Công Thương năm 2021, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 40,07 tỷ USD, tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm 2020. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA được thực thi, điển hình như thủy sản, tơm, gạo… Tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 26 tháng 12 năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 201,846 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 7,8 tỷ USD đi 27 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU cịn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho 5,217 lô hàng với trị giá hơn 16,5 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

EU nằm trong nhóm năm nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Đài Loan - Trung Quốc). Xu thế đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp cơng nghệ cao, gần đây có xu hướng phát triển sang các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thơng, tài chính ngân hàng, văn phịng cho th, bán lẻ...). Các nhà đầu tư EU có ưu thế về cơng nghệ, đóng góp tích cực vào việc chuyển giao cơng nghệ, tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng cơng nghệ cao, tạo thêm nhiều việc làm mới. Đầu tư của Việt Nam sang EU không nhiều, nhưng các dự án đầu tư này đã góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác được lợi thế kinh doanh, tiếp cận và mở rộng thị trường EU có sức mua lớn.[7]

2.1.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2015 – 2021 đoạn 2015 – 2021

25

Bảng 1.1. Đặc điểm của nông sản Việt Nam

Đặc điểm của Cung nông sản Đặc điểm của Cầu nơng sản

Nơng sản cung ứng có tính chất thời vụ và mang tính chất địa phương, vùng rất rõ rệt;

Cầu nông sản thường xuyên không chỉ trong phạm vi địa phương, quốc gia mà trên phạm vi tồn cầu;

Cung nơng sản khơng liên tục,

khơng ổn định, thường có độ trễ nhất định so với nhu cầu của thị trường;

Cầu nơng sản mang tính liên tục, tương đối ổn định;

Nông sản là sản phẩm tươi sống, dễ hư hỏng. Do sản xuất công nghiệp, nơng sản có nguy cơ nhiễm dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, làm giảm chất lượng nông sản và làm mất an tồn thực phẩm;

Cầu nơng sản ngày càng đa dạng, không chỉ nông sản tươi sống, mà nhu cầu nông sản chế biến, nông sản chất lượng ngày càng tăng;

Nơng hộ chỉ có khả năng cung ứng các đơn hàng nhỏ, không đồng nhất về kích cỡ và chất lượng. Khả năng cạnh tranh thấp, luôn chịu nhiều rủi ro trước sự biến động của giá cả thị trường.

Chế biến và thương mại nông sản cần thực hiện các đơn hàng lớn, yêu cầu đồng nhất về kích cỡ, và chất lượng nơng sản ngày càng nâng cao, và bị cạnh tranh lớn từ nơng sản nước ngồi.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản:

Năm 2020 và năm 2021 là khoảng thời gian đầy khó khăn cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không thể tránh được những ảnh hưởng nặng nề, nhất là đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Thế nhưng, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta năm 2020 vẫn đạt một con số ấn tượng: 544 tỷ USD, trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng âm, hoạt động giao thương bị hạn chế đáng kể. Cùng với những thành tựu trong phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Covid -19, xuất khẩu được xem là kỳ tích của Việt Nam và đã được nhiều quốc gia khác công nhận.

26

Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2016 - 2021

Năm Giá trị nông sản (tỷ USD) Tăng/ giảm so với năm

trước 2016 15,10 Tăng 9,4% 2017 18,96 Tăng 15,7% 2018 19,50 Tăng 5,4% 2019 18,50 Giảm 5,3% 2020 21,49 Tăng 13,5% 2021 22,20 Tăng 2,9%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê Báo cáo của VCCI)

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào châu Âu đã tăng vọt từ con số 3,7 tỷ USD năm 2020 lên 5,59 tỷ USD năm 2021, tăng trưởng tới 51%. Đó là thành quả đáng kinh ngạch của những người nông dân và các doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt từng cơ hội dù là nhỏ nhất để mang nông sản nước ta ra thế giới trong tình hình hết sức khó khắn do dịch bệnh Covid-19.

Bảng 2.2. Xếp hạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu

Hàng/Xếp hạng Theo khối lượng

XK Theo giá trị XK Theo giá XK

Cà phê hạt 1 1 10 Tiêu đen 1 1 8 Điều 1 2 6 Sắn 2 2 6 Gạo 3 4 10 Cao su 4 4 10 Chè 5 7 10

(Nguồn: Trung tâm tư vấn chính sách nơng nghiệp Viện Chính sách và Chiến lược phát triển NNNT)

27

Cà phê: EU cũng đang là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt

Nam, chiếm gần 34,8% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này, cà phê vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong trị giá xuất khẩu. Theo Tổng cục thống kê năm 2020, tổng sản lượng nhập khẩu cà phê của EU đạt 604.126 tấn (983 triệu USD). Trong đó, xuất khẩu sang Đức (đạt 350 triệu USD), Italia (đạt 224 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 162 triệu USD). Nhìn chung trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang các thị trường châu Âu thuộc khối EU hầu hết đều giảm xuống còn 547.748 tấn nhưng tổng trị giá lại cao hơn đạt hơn 1 tỷ USD, ngoại trừ Đức, Hà Lan, Italy, Hi Lạp và Hungary. Trong số các thị trường thành viên EU, cà phê Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 418 triệu USD), Italy (đạt 225 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 119 triệu USD) và Bỉ (đạt 97 triệu USD).

Bảng 2.3. Xuất khẩu cà phê sang EU 2019 - 2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) 725704 1164243 604126 982706 547748 1025456 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

28

Bảng 2.4. Tỷ trọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016 – 2021 theo lượng

Thị trường

Tỷ trọng nhập khẩu % theo lượng

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2021 (%) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng 100 100 100 100 100 100 1.5 Đức 38.7 37.5 37.3 34.7 37 41.8 3.4

Tây Ban Nha 16.2 17.1 17.4 19.8 15.8 17.2 -3.2

Italia 19.1 21.1 19.5 20.9 23.4 25.1 6.2 Bỉ 12.2 10.9 10.8 10.8 11.4 13.2 2.8 Pháp 5.6 5.6 5.6 5.1 3.2 2.9 -10 Ba Lan 2.1 2.0 2.0 2.0 2.8 2.4 1.9 Hà Lan 2.4 1.8 1.5 1.5 1.9 1.5 -3.1 Bồ Đào Nha 1.7 2.1 2.4 2.2 1.7 1.3 -2.4 Hy Lạp 1.0 1.0 2.0 1.9 1.7 1.4 14.1 Rumani 0.7 0.7 0.6 0.5 0.4 0.4 -12.4 Đan Mạch 0.3 0.2 0.3 0.2 0.3 0.3 2.4 Phần Lan 0 0 0.2 0.3 0.3 0.3 Hungary 0 0 0.3 0.2 0 0

(Nguồn: Tính tốn theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Hạt tiêu: Kim ngạch NK của EU từ Việt Nam khoảng 40 nghìn tấn mỗi

năm, chiếm 23% tổng lượng XK của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu của EU. Việt Nam XK chủ yếu là tiêu hạt (chiếm 90% tổng lượng XK) và chỉ 10% tiêu đã qua chế biến. Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 128 triệu EUR (150,1 triệu USD), tăng 46,9% so với năm 2020. Thị phần hạt

29

tiêu của Việt Nam chiếm 29,75% trong tổng giá trị nhập khẩu của EU, cao hơn so với 25,98% trong năm 2020.

Bảng 2.5. Xuất khẩu hạt tiêu sang EU 2019 - 2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) 34122 102601 30020 84020 35342 150097 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hạt điều: EU là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn thứ hai của Việt Nam

(sau Hoa Kỳ), chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2021. Trong số các thị trường thành viên EU, hạt điều được xuất chủ yếu sang hai nước: Hà Lan (đạt 39 triệu USD) và Đức (đạt 49 triệu USD).

Bảng 2.6. Xuất khẩu hạt điều sang EU 2019 - 2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) 104818 762512 106797 673758 120148 694917 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Cao su: Được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 62 triệu USD), Italy

(đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD). Tại thị trường EU, ngành công nghiệp – sản xuất – tiêu dùng đang phát triển mạnh mẽ (sản xuất máy bay, ơ tơ, xe máy, thiết bị, máy móc cho ngành chế tạo, y tế, hàng tiêu dùng…), nhu cầu tiêu thụ của EU đối với cao su và các sản phẩm từ cao su rất lớn, đặc biệt là các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, dự báo đà tăng trưởng nối tiếp của mặt hàng này trong những năm tiếp theo.

30

Bảng 2.7. Xuất khẩu cao su sang EU 2019 - 2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) 85609 113767 66291 92564 96383 168686 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Rau quả: Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2020, xuất khẩu

hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường EU tăng đối với các nhóm hàng quả và quả hạch; nhóm sản phẩm chế biến và nhóm rau củ. Trong đó, Việt Nam tăng xuất khẩu các mặt hàng chanh leo tươi hoặc đơng lạnh, xồi tươi hoặc đơng lạnh, hạt óc chó, hạt dẻ cười, dừa, sầu riêng, dứa, mít, nhãn, vải. Ngược lại, một số mặt hàng trong nhóm quả và quả hạch xuất khẩu sang EU giảm, như: chanh, thanh long, hạnh nhân, bưởi, hạt macadamia, chôm chôm, đu đủ, ổi.

31

Bảng 2.8. Tăng trưởng bình quân một số chủng loại hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2015 – 2020

(Nguồn: Tính tốn từ số liệu của Tổng cục Hải quan)

Trong năm 2021, EU đạt 150,7 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Xuất khẩu rau quả sang EU tăng trưởng tích cực trong quý I và II và gặp khó khăn trong quý III và IV do các chính sách kiểm sốt dịch bệnh nghiêm ngặt của EU tại các cửa khẩu biên giới. EU là thị trường XK lớn thứ tư của Việt Nam nhưng rau quả của Việt Nam cũng chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng 1%) so với nhu cầu NK rau quả của EU. Trong số các thị trường thành viên EU, rau quả của Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Hà Lan (đạt 71 triệu USD), Pháp (đạt 35 triệu USD) và Đức (đạt 20 triệu USD).

32

Bảng 2.9. Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường EU năm 2020-2021 (Đơn vị tính: USD)

Năm 2020 Năm 2021

Kim ngạch Tỷ trọng Kim ngạch Tỷ trọng Tăng trưởng

146,419,788 4.5 150,733,492 4.2 2.9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của TCHQ)

Gạo: Gạo của Việt Nam đã thâm nhập được vào toàn bộ thị trường EU,

được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 10 triệu USD), Hà Lan (đạt 6 triệu USD), Italy (đạt 6 triệu USD) và Ba Lan (đạt 4 triệu USD). Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU tăng rất mạnh trong những năm gần đây cả về lượng và trị giá, chứng kiến tốc độ tăng trưởng bình quân 24,1%/năm về lượng và 30,4%/ năm về trị giá trong giai đoạn 2016-2020. Năm 2020 mặc dù bị tác động bởi đại dịch Covid-19, xuất khẩu gạo sang EU vẫn duy trì được đà tăng khả quan, đạt 59,7 nghìn tấn gạo, trị giá 35,35 triệu USD, tăng 1,65% về lượng và 15% về kim ngạch so với 2019, chiếm tỷ trọng 1% trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Biểu đồ 2.1. Lượng và trị giá xuất khẩu gạo của VN sang EU 2016-2020

33

Hiệp định EVFTA đang tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn cho gạo Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh lớn vẫn chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường tiềm năng này. Năm 2021, việc thực thi EVFTA đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU, với sản lượng đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về kim ngạch so với năm 2020. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn

Bảng 2.10. Xuất khẩu gạo sang EU 2019 - 2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) 19845 10682 23724 12869 29872 19548 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Chè: EU 27 là thị trường NK chè lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, EU

vẫn chỉ là thị trường tiềm năng và quan trọng của ngành Chè Việt Nam, bởi nhu cầu NK chè của EU 27 rất lớn, nhưng tỷ trọng NK từ Việt Nam vẫn còn rất thấp. Chè Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Ba Lan (đạt 1 triệu USD), Đức (đạt 601 nghìn USD) và Bỉ (đạt 410 nghìn USD). EU là thị trường tiềm năng và quan trọng của ngành chè Việt Nam với nhiều dư địa tăng trưởng.[8]

Tận dụng ưu đãi từ EVFTA, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu chè sang EU đạt khoảng 3 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020 dù giảm 16,4% về lượng xuất khẩu. Đến nay, Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 18 cho EU, lượng và trị giá chè EU nhập khẩu từ Việt Nam tăng rất mạnh.

Bảng 2.11. Xuất khẩu chè sang EU 2019 - 2021

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) Sản lượng (tấn) Trị giá (triệu USD) 771 1655 474 1228 592 1696 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

34

Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, kim ngạch XK nông sản của Việt Nam sang thị trường EU chỉ đạt 2,91 tỷ USD, giảm 4,7% so với năm 2019. Những sản phẩm XK chính sang EU bao gồm: cà phê, trái cây, hạt tiêu, hạt điều. Tỷ trọng XK của nhóm này chiếm hơn 80% kim ngạch XKNS của Việt Nam sang EU.

Bảng 2.12. Kim ngạch xuất khẩu một số hàng nông sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016 – 2020 (Đơn vị: triệu USD)

Mã HS Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 2020

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường eu nắm bắt cơ hội từ evfta (Trang 29 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)