2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam
2.3.1. Các nhân tố tác động đến Cung
2.3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích 330.363 km2, tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta là 10 - 11,157 triệu ha với 8 triệu ha cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng 5,4 triệu ha, 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm) hiện nay nước ta mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nơng nghiệp. Trong đó 5,6 triệu ha cho cây trồng hàng năm, cây lâu năm là 0,86 triệu ha, 0,33 triệu ha đồng cỏ tự nhiên và 17 triệu ha mặt nước. Chúng ta có một diện tích lớn đất bị xói mịn, thối hố. Cụ thể: Vùng Bắc Bộ 5% tổng diện tích, Khu 4 cũ 35% tổng diện tích, Đồng Bằng Nam Bộ 34% tổng diện tích. Nếu chúng ta đầu tư cải tạo diện tích này sẽ rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cao su, hạt tiêu, cà phê.
Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sơng Cửu Long có diện tích đất đưa vào sử dụng khá cao lần lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả vùng nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong nơng nghiệp cịn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy chúng ta vẫn có thể khai thác được vùng Đồng Bằng màu mỡ này nếu biết đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu. Đặc biệt những vùng đất cịn hoang hố ở các vùng khác cũng cần tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp.
Đất Việt Nam có tầng dầy tơi xốp với chất dinh dưỡng cao kết hợp với sự đa dạng và phong phú về chủng loại (có 64 loại thuộc 14 nhóm) đây là một điều kiện rất tốt cho nhiều loại cây trồng phát triển.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt r rệt từ miền Bắc vào miền Nam. Miền Bắc có mùa đơng lạnh. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sơng Cửu Long có khí hậu kiểu Nam Á. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng hố các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tiềm năng
45
nhiệt của nước ta được xếp vào dạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng 1800 - 2000 Mỹ/nămlà điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Với điều kiện tự nhiên trên, VN rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đa dạng hóa các mặt hàng nơng sản sang thị trường EU.
2.3.1.2. Công nghệ sản xuất
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ như: Cơng nghệ sinh học, cơng nghệ nhà kính, cơng nghệ tưới nhỏ giọt, cơng nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật… giúp sản xuất nơng nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Mặt khác, nông nghiệp công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học cơng nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Mức độ tổn thất của nơng sản đã giảm đáng kể (lúa gạo cịn dưới 10%...). Mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngơ, rau màu) đạt khoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng bằng đạt 90%).
Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến; do làm tốt cơng tác phịng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi- lip-pin.[9]
Đa số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU là các mặt hàng thiết yếu, có hàm lượng cơng nghệ lao động cao như nông sản. Nên việc cải thiện công nghệ sẽ tạo điều kiện để gia tăng năng suất, chất lượng hàng nơng sản, từ đó
46
đẩy mạnh xuất khẩu. Khi Việt Nam cịn được hưởng lợi ích từ chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU dành cho các nước đang phát triển, còn các đối thủ cạnh tranh lớn của nước ta đã bị chấm dứt. Trong tương lai, khi GSP kết thúc và EU cũng tham gia vào Hiệp định Thương mại Tự do với nhiều quốc gia khác thì lợi thế này sẽ khơng cịn nữa. Do vậy, nước ta cần mở rộng mô hình sản xuất ứng dụng mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao trên quy mô lớn để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt.
2.3.1.3. Nguồn lao động
Hiện nay, sản xuất nông nghiệp vẫn phụ thuộc vào sức người và kinh nghiệm, vì thiếu lao động có tay nghề và chun mơn cao. Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn gần 36,7 triệu người (67% lực lượng lao động cả nước). Trong khi đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ sơ cấp trở lên tại khu vực nông thôn chỉ đạt 16%, thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị (39,3%). Năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.
Bên cạnh đó, lao động ngành nơng nghiệp hiện thiếu kỹ năng về quản lý, quản trị, kết nối trong sản xuất và tiêu thụ, thiếu tác phong công nghiệp. Trong khi quy mô đào tạo các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp ở các cơ sở đào tạo giảm mạnh.
2.3.1.4. GDP của Việt Nam
Bảng 2.13. GDP của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021
Năm Giá trị GDP Giá trị GDP (theo
PPP) Tăng trưởng 2016 205.276.172.135 615.496.353.816 6,21% 2017 223.779.865.815 676.909.526.450 6,81% 2018 245.213.686.369 742.208.673.972 7,08% 2019 261.921.244.843 808.472.012.424 7,02% 2020 271.158.442.059 842.042.370.495 2,91% 2021 289.190.000.000 --- 2,58%
47
GDP bình quân đầu người có tác động cùng chiều tới kim ngạch XK. Khi GDP bình quân đầu người gộp tăng thì kim ngạch XK của Việt Nam vào thị trường EU tăng (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Sự gia tăng GDP bình quân đầu người, hay trực tiếp hơn là gia tăng nguồn vốn đầu tư vào sản xuất sẽ có tác động mạnh mẽ tới kim ngạch XK. Kết quả này một lần nữa tái khẳng định vai trò của nguồn vốn đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nước ta.
2.3.1.5. FDI từ EU vào Việt Nam
Dòng đầu tư trực tiếp (FDI) từ EU vào Việt Nam về trung hạn và dài hạn sẽ gia tăng đáng kể với nhiều dự án chất lượng có giá trị cao, đó là dự báo được nêu tại báo cáo việc thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.
Sau một năm thực thi EVFTA, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đạt được những kết quả tích cực, bất chấp nhiều khó khăn và trở ngại do đại dịch Covid-19 gây ra, Chính phủ nêu kết quả chung.
Kết quả cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt 54,6 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kì, trong đó kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 38,5 tỷ USD, tăng 11,3% so cùng kỳ còn kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ EU đạt 16,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ.
Về kết quả thu hút đầu tư từ EU, báo cáo nêu, tính đến tháng 9 năm 2021, EU có 2.242 dự án (tăng 164 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,24 tỷ USD (tăng 483 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự án.
Hà Lan đứng đầu với 382 dự án và 10,36 tỷ USD, chiếm 46,5% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Pháp đứng thứ hai với 632 dự án và 3,62 tỷ USD, chiếm 16,25% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam; Đức đứng thứ ba với 405 dự án và 2,25 tỷ USD, chiếm 10,13% tổng vốn đầu tư của EU tại Việt Nam.
Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như Shell Group (Hà Lan), Total Elf Fina (Pháp - Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thụy Điển)... Xu thế đầu tư của EU chủ yếu
48
vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thơng, tài chính, văn phịng cho thuê, bán lẻ), lĩnh vực năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, dược phẩm…[10]
Từ trên có thể thấy FDI đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP. Những đóng góp này ngày càng được nâng cao, là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng mơi trường kinh tế năng động và gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám cao trong nền kinh tế. FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu.