trường EU giai đoạn 2016 – 2021
2.4.1. Kết quả đạt được
Đưa ra bức tranh tổng quan nghiên cứu thị trường hàng nơng sản EU. Có thể thấy, là khu vực đứng đầu thế giới về xuất khẩu cũng như nhập khẩu nông sản, thực phẩm, EU chiếm vị trí quan trọng trên thị trường nơng sản thế giới. Theo số liệu của Cộng đồng châu Âu, sản xuất nông nghiệp của EU đạt tổng sản lượng khoảng 482 tỷ Euro, tương đương 4,2% giá trị tổng sản lượng của EU năm 2016. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp có phần suy giảm trong những năm qua do những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu và thời tiết bất lợi đối với nhiều loại cây trồng. Vì vậy, Liên minh châu Âu có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ cao đối với các loại nông sản, đặc biệt là rau tươi và trái cây nhiệt đới.
Kết quả đạt được từ cam kết EVFTA – Tác động đến nơng sản:
- Xóa bỏ về cơ bản hàng rào thuế NK đối với nơng sản: Trước khi EVFTA có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào EU đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi (GSP), nhưng vẫn ở mức khá cao (10 - 20%). Từ ngày 1/8/2020, EVFTA có hiệu lực, khoảng 94% trong tổng số 547 dịng thuế nhóm hàng rau, quả tươi và chế biến được EU cắt giảm về 0%, trong đó có nhiều mặt hàng rau, quả là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam công nhận EU như một khu vực thống nhất khi xem xét các vấn đề về SPS.
- Các biện pháp phi thuế quan khác: Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan…) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai Bên;
- Sở hữu trí tuệ: Về chỉ dẫn địa lý, Việt Nam cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm. Đây là điều kiện
59
để một số chủng loại nông sản nổi bật của Việt Nam tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
- Quy tắc xuất xứ hàng hóa:
+ Rau củ quả và các sản phẩm rau củ quả (HS 07, 08 và 20): Quy tắc xuất xứ thuần túy đối với rau củ quả nguyên liệu và có giới hạn tỷ lệ đường không xuất xứ 20% đối với sản phẩm chế biến từ rau củ quả;
+ Gạo (HS1006): Quy tắc áp dụng là xuất xứ thuần túy;
+ Các chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột (HS 11): Nguyên liệu sử dụng từ ngũ cốc, tinh bột, khoai tây, sắn phải có xuất xứ thuần túy;
+ Thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá (HS 24): Áp dụng quy tắc chặt khi lá thuốc lá chưa chế biến phải có xuất xứ thuần túy, lá thuốc lá đã chế biến chỉ được sử dụng tối đa 30% nguyên liệu không xuất xứ cùng Chương 24 so với tổng nguyên liệu Chương 24 được sử dụng và sản phẩm thuốc lá điếu phải làm từ lá thuốc lá đã chế biến có xuất xứ hoặc giới hạn tỷ lệ nguyên liệu không xuất xứ.
Kết quả đạt được về kim ngạch, chất lượng:
Nhiều mặt hàng nơng sản chính của Việt Nam có vị thế xuất khẩu lớn trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2017, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng vị trí thứ ba trên thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.
- Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và đi vào thực thi đã đạt được kết quả tích cực. Trong 11 tháng 2021, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
- Trong 11 tháng năm 2021, EU là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ tư của Việt Nam, chiếm 5,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Trong số các thị trường thành viên EU, rau quả của Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Hà Lan (đạt 71 triệu USD), Pháp (đạt 35 triệu USD) và Đức (đạt 20 triệu USD). Lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về các truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là an toàn vệ sinh thực phẩm.
60
- Nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam có xu hướng tăng nhưng thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn rất thấp, chỉ chiếm 1,3% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong 11 tháng năm 2021. Cơ cấu gạo xuất khẩu đã có bước chuyển biến tích cực khi tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng đang tăng cao.
- Việt Nam là một trong những các quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè xanh và chè đen xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, tuy nhiên thị phần chè Việt Nam tại thị trường này còn rất hạn chế, sản lượng xuất khẩu chưa cao. Tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
- Đối với sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là hạt cà phê xanh chưa rang (xuất khẩu thô), chiếm tới hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu.
- Rau quả là mặt hàng nơng sản có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây và cũng là mặt hàng mà Việt Nam đã có nhiều thành cơng trong mở rộng thị trường.
- Bên cạnh đó, một số mặt hàng như tiêu và hạt điều xếp vị trí thứ nhất về giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới. Đây là một nỗ lực lớn của Việt Nam trong việc xuất khẩu nông sản trên thị trường thế giới.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế
Lao động đã qua đào tạo, nhất là lao động chất lượng cao khơng muốn về làm việc ở nơng thơn, vì điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng, thu nhập thấp, trong khi các chi phí về vật tư, dịch vụ nông nghiệp lại tăng cao.
Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, tuân thủ các quy trình theo chuẩn quốc tế địi hỏi các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động sản xuất hoặc phương pháp sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến..., dẫn tới chi phí tuân thủ bị gia tăng, tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngồi ra, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu thơng tin kịp thời, từ đó, thời gian các doanh nghiệp có được để đáp ứng các yêu cầu về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch đã bị giảm đáng kể, dẫn đến tăng chi phí hoặc có thể hạn chế khả năng xuất khẩu.
Nhiều doanh nghiệp Việt còn khá thờ ơ với vấn đề sở hữu trí tuệ, thì đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Một số điều khoản địi hỏi về bảo
61
hộ sở hữu trí tuệ của EU cịn cao hơn địi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức Thương mại thế giới. Trong khi đó tại Việt Nam, hiện tượng xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân khiến các vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra thường xuyên là do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bảo vệ thương hiệu của mình.
Doanh nghiệp nơng sản Việt Nam chỉ chú trọng tới số lượng xuất khẩu, chưa thực sự quan tâm đến xây dựng thương hiệu. 90% nông sản của Việt Nam chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô, dù xuất đi sản lượng lớn, chất lượng cao nhưng lợi ích kinh tế mang lại thấp. Ngoài ra, chi phí bảo hộ tốn kém cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến quyết định đăng ký bảo hộ của doanh nghiệp.
Hiện nay nhiều chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đang bị sử dụng trái phép. Ví dụ như, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc tràn lan trên thị trường, thậm chí Malaysia và Thái Lan cũng sản xuất nước mắm Phú Quốc. Một lý do cho thực trạng này là việc quản lý cịn nhiều bất cập. Việc chưa có chế tài xử lý việc sử dụng trái phép thương hiệu khiến người tham gia sản xuất không mặn mà bảo hộ, làm mất giá trị sản phẩm.
Việc mở rộng canh tác cà phê và cao su tại Tây Nguyên cũng đóng góp nhiều vào việc phá hủy rừng, làm mất đa dạng sinh học và làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Ngoài ra, chăn ni phát triển nhanh nhưng cũng đóng góp nhiều vào ơ nhiễm nguồn nước và phát thải khí nhà kính. Thâm canh lúa làm thối hóa đất, ơ nhiễm nước, tổn hại tới đa dạng sinh học và tăng phát thải khí nhà kính.
Về phía người sản xuất lại không phải trả đầy đủ khoản chi phí tài nguyên mà họ sử dụng. Bên cạnh đó, kiến thức về nơng nghiệp xanh tại Việt Nam đang dần hình thành nhưng vẫn cịn hạn chế.
62
Chương 3 – GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG
SẢN SANG THI TRƯỜNG EU NẮM BẮT CƠ HỘI EVFTA 3.1. Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới
3.1.1. Cơ hội
Thị trường hàng nông sản EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ khác. Khi EVFTA có hiệu lực thực thi, hàng nơng sản Việt Nam có nhiều cơ hội để thâm nhập thị trường này, nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD. Nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp hiện đang chiếm khoảng 8,4% trong tổng nhập khẩu của EU, Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản để phục vụ nhu cầu tiêu thụ rất lớn của thị trường này.
Chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với EU, đặc biệt là khi thực thi EVFTA với việc cắt giảm các hàng rào thương mại sẽ là cơ hội gia tăng XK rau quả sang thị trường châu Âu.
Hiệp định cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu tư trực tiếp từ EU - 27, hoạt động chuyển giao công nghệ giữa hai bên, sự trợ giúp kỹ thuật và hỗ trợ đào tạo cán bộ Việt Nam trong lĩnh vực nơng nghiệp… góp phần nâng cao chất lượng nơng sản nói chung, rau quả nói riêng của Việt Nam, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn chất lượng của EU.
Tiềm năng XK mặt hàng rau quả Việt Nam sang EU - 27 còn rất lớn khi EU - 27 là thị trường XK lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ và trên Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Nhiều loại rau, trái cây nhiệt đới đặc sản của Việt Nam có sức hấp dẫn đối với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trị của ngân hàng trong hỗ trợ nơng dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”, nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn. Chỉ cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ngân hàng sẽ cho nông dân ở vùng trồng đó vay vốn. Ngân hàng sẽ bám vườn,
63
bằng cách nào đó họ sẽ khiến tồn bộ hàng của nơng dân bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho nông dân và nông dân trả lại cho ngân hàng. Muốn sản lượng được đảm bảo về lâu về dài, giữa nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng cần duy trì được mối liên kết”. Tại hội thảo đã bàn về ba mục tiêu sau:
- Bàn về các giải pháp xử lý các vấn đề mấu chốt để khắc phục hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh để đẩy mạnh xuất khẩu sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
- Tạo diễn đàn trao đổi thông tin giữa người nông dân, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, ngân hàng, doanh nghiệp và phóng viên truyền thơng về các vấn đề để xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trưởng mạnh mẽ.
- Tạo cơ sở truyền thông nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến các thơng tin có chất lượng, mang tính thực tiễn, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí để thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Đặc biệt, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới nơng sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận...
Những lợi thế mà nền nơng nghiệp Việt Nam nói chung và hàng nơng sản Việt Nam có thể kể đến như: Cơ chế, chính sách phát triển nơng nghiệp hàng hóa ngày càng được bổ sung, hồn chỉnh phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi, minh bạch và ổn định dài hạn để thu hút đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp (DN) có sức cạnh tranh liên kết với nông dân theo chuỗi giá trị; Môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường; Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đang được đẩy mạnh; Liên kết theo chuỗi giá trị từng bước được hình thành và phát triển theo chiều sâu; Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng.
Trong những năm gần đây, Nhà nước luôn dành sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời và hỗ trợ cho ngành Nông nghiệp với tinh thần quyết tâm đổi mới tư duy, mở cửa thị trường và chấp nhận cạnh tranh, thực hiện tăng cường năng lực về quản lý, quản trị sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, cịn có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền để tổ chức nơng dân liên kết với các DN
64
xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn, gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản để đủ sức cạnh tranh quốc tế trong chuỗi giá trị toàn cầu.
3.1.2. Thách thức
Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên phần lớn nguồn nguyên, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Từ những yêu cầu chặt chẽ về quy tắc xuất xứ như trên trong khi hơn 70% nguồn nguyên liệu Việt Nam phải nhập khẩu thì việc tìm ra giải pháp cho vấn đề đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định EVFTA chính là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp.
Các yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của EU rất khắt khe và không dễ để đáp ứng. Tại Việt Nam, phương thức nuôi trồng và thực tiễn sản xuất vẫn chưa phù hợp để đáp ứng được các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt.
Các thị trường phát triển như EU đang lạm dụng các rào cản phi thuế
quan với nhiều hình thức tinh vi hơn, dưới danh nghĩa bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Hàng rau quả nhập khẩu vào EU phải đối mặt với rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe hơn. Phần lớn các nhà nhập khẩu EU yêu cầu nhà XK phải có chứng nhận GlobalGAP làm điều kiện tiên quyết để ký hợp đồng. Đây là điều kiện mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó đáp ứng được.
Hàng rau quả của Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các nhà cung cấp khác trên thế giới, trong đó có nhiều đối thủ mạnh như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia…
Một trở ngại khác cho rau quả tươi Việt Nam là phải đối mặt với việc duy trì chất lượng đến thị trường xa xôi EU. Việc châu Âu đưa ra cảnh báo trước đây về các lô hàng không đảm bảo chất lượng cho thấy khâu bảo quản