Các nhân tố hấp dẫn, cản trở

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường eu nắm bắt cơ hội từ evfta (Trang 58 - 64)

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam

2.3.3. Các nhân tố hấp dẫn, cản trở

2.3.3.1. Các chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu

Ngày 30/6, Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân TP HCM tổ chức Hội nghị “Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường EU, thực thi hiệu

53

quả Hiệp định EVFTA”. Để hỗ trợ ngành nông, lâm, thủy sản tận dụng cơ hội mà EVFTA mang lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung tăng cường phổ biến quy định kỹ thuật trong thương mại nông lâm thủy sản để định hướng người dân doanh nghiệp, địa phương kịp thời nắm bắt, điều chỉnh sản xuất, kinh doanh đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. Đồng thời, tổ chức nâng cao chất lượng sản phẩm theo các quy định quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU.

2.3.3.2. Các chính sách quản lý hoạt động nhập khẩu của EU

Đặc điểm nổi bật của thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, chính quyền EU thường xuyên tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống cảnh báo giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới.

Hiện Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) của Ủy ban châu Âu (EC) là cơ quan chịu trách nhiệm về kiểm sốt an tồn thực phẩm của châu Âu. Trong khi đó, CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âu được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật. Ba cơ quan này đã đưa ra các tiêu chuẩn của EU trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra “hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu”.

Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường EU với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất ra từ các nước có điều kiện chưa đạt mức an tồn ngang với tiêu chuẩn EU. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền, ngồi ra EU cịn đưa ra các chỉ thị kiểm sốt từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng.

EU áp dụng chính sách thương mại chung cho tất cả các quốc gia thành viên, trên cấp độ EU chứ không phải ở cấp quốc gia. Đây được coi là cơng cụ trung tâm để EU đối phó với những thách thức do tồn cầu hóa tạo ra và biến các tiềm năng của tiến trình này thành lợi ích thực sự. Điều này cho phép EU gia tăng trọng lượng của mình trong các cuộc đàm phán song phương cũng như tại các tổ chức đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mục tiêu chính của chính sách thương mại châu Âu là tăng cơ hội giao

54

thương cho các công ty châu Âu nhờ vào việc loại bỏ các rào cản thương mại (như thuế quan và hạn ngạch) và bằng cách đảm bảo cạnh tranh công bằng. - Quy định về TBT (Technical Barriers to Trade - Rào cản kỹ thuật trong thương mại):

+ Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác: Cộng đồng Châu Âu yêu cầu rau quả tơi nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của EU về chất lượng và ghi nhãn. Việc kiểm soát đợc cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu. Thông tin chi tiết về tiêu chuẩn thị trường của EU tham vấn với Cục Môi Trường, Thực phẩm và Vấn đề nông thôn của Anh Quốc (DEFRA).

+ Quy định về tiêu chuẩn và phân loại chất lượng: Hàng rau quả tươi nhập khẩu từ nước ngoài vào EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng thị trường chung của EU. Ngồi ra, EU cịn đưa ra các yêu cầu bổ sung riêng cho từng loại sản phẩm rau quả. Các sản phẩm nhập khẩu sẽ được kiểm tra thường xuyên và nếu khơng tn thủ các quy định này thì sẽ khơng được phép tiêu thụ tại đây. Nếu sản phẩm nhập khẩu không nằm trong tiêu chuẩn chất lượng của EU, thì các tiêu chuẩn của Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc (UNECE) sẽ được áp dụng. Những lô hàng rau quả tươi nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU theo tiêu chuẩn EC cần phải có Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn (Certificate of conformity). Các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường EU được dùng để chế biến yêu cầu phải có Giấy chứng nhận sử dụng công nghiệp (Certificate of industrial use).

- Quy định về SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures - Biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động -thực vật):

+ Quy định về an toàn thực phẩm: Các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

55

+ Quy định kiểm dịch thực vật: Để xuất khẩu sang EU, các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của EU. Các quy định được áp dụng ngay tại địa điểm nhập khẩu.

- EU có bộ tiêu chuẩn MRLs rất khắt khe và rất rộng. Một số tiêu chuẩn MRLs có thể coi là hàng rào kỹ thuật đối với nông sản của các nước đang phát triển nếu ngành trồng trọt của các nước này cịn sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản. Từ năm 2017, EC có kế hoạch rà sốt bộ tiêu chuẩn MRLs và muốn sử dụng cách tiếp cận phòng ngừa rủi ro thay cho cách tiếp cận đánh giá nguy cơ gây tác hại của các chất tồn dư trong nông phẩm đối với sức khỏe của con người. Cách tiếp cận mới này cho phép EC mở rộng phạm vi áp dụng MRLs, điều chỉnh một số MRLs xuống mức cực kỳ thấp và ban hành Quy định mới về thuốc trừ sâu. Hiện EC đang thảo luận nội bộ về khả năng bổ sung một số hoạt chất cấm sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu trong khi các công ty sản xuất thuốc bảo vệ cây trồng chưa nghiên cứu phát triển được chất thay thế.

- Có thể thấy EU áp dụng rất đa dạng các loại rào cản để kiểm soát luồng hàng hoá nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng nội địa cũng như bảo vệ môi trường. Xu hướng chung trong việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan của EU là chuyển từ các biện pháp mang tính chất hạn chế định lượng trực tiếp sang các biện pháp tinh vi hơn như chống trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp hạn chế nhập khẩu gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và lao động, yêu cầu truy xuất nguồn gốc.

- Khai báo hải quan: Những thủ tục khai báo hải quan trong Cộng đồng Châu Âu (EU) khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo.

- Truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Để tuân thủ những quy định này, điều quan trọng là các nhà nhập khẩu EU xác định r nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Chính vì lý do đó, gần đây yêu cầu các nhà xuất khẩu tuân thủ các qui định về truy xuất nguồn gốc thậm trí trong trường hợp các nhà xuất khẩu tại các nước đối tác thương mại theo luật khơng địi hỏi phải thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu.

56

Giá cước vận chuyển hàng hóa vẫn cao và chưa ổn định thời gian vận chuyển vẫn dài hơn so với dự kiến do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu nông sản từ Việt Nam sang EU. Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu phải trả phí từ 6-8 USD/kg vận chuyển bằng đường hàng không; giá cước vận tải đường biển tăng từ 3.000 USD lên 15.000 USD/container lạnh. Mức giá cước đó ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu nông sản, làm giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ các nước Nam Mỹ, châu Phi và Thái Lan...

2.3.3.4. Chính trị ở EU

Vai trị chính trị của EU đối với hịa bình, ổn định trong khu vực còn khiêm tốn so với nhiều đối tác quan trọng khác.Tình hình EU trong những năm qua cho thấy chính sách đối ngoại đang hướng vào bên trong để xử lý các vấn đề nổi cộm như Brexit, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng nhập cư, phòng chống khủng bố quốc tế, vì vậy sự quan tâm và nguồn lực dành cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có chiều hướng giảm đi. Tuy nhiên, EU vẫn duy trì quan hệ với các đối tác ở các khu vực khác trong đó có Việt Nam.

Sự phân hóa trong nội bộ EP nhiệm kỳ 2019 – 2024, hối Đảng Nhân dân

châu Âu (EEP) và Liên minh tiến bộ xã hội và dân chủ (S&D) là hai đảng chính trị đại diện cho quyền lực truyền thống từng duy trì trong suốt 40 năm qua ở châu lục này đã khơng cịn giữ được vị thế độc tôn, chỉ giành được 329 ghế và để mất 75 ghế, trong khi họ cần phải tập hợp được tối thiểu 376 ghế trong EP. Như vậy, EEP và S&D khơng thể hình thành một khối gồm đảng trung tả và trung hữu để dẫn dắt châu Âu, nên họ buộc phải liên minh với các đảng khác, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm các đảng tham gia q trình hoạch định chính sách trong nhiệm kỳ 2019 - 2024. Điều đó có nghĩa là, q trình ra các quyết định lập pháp trong EP sẽ trở nên khó khăn hơn.

Sự kiện Brexit (Vương quốc Anh rời khỏi EU) theo hạn chót vào ngày 31-10-2019 đã từng gây chia rẽ sâu sắc nội bộ chính trường Ln Đơn, khiến Thủ tướng Tê-rê-xa Mây phải từ chức. Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với EU, có thể gây ra trạng thái hỗn loạn trong quan hệ Anh - EU.

Còn tồn tại sự chênh lệch tốc độ phát triển giữa các nước thành viên EU.

57

Thách thức từ cuộc khủng hoảng người nhập cư, trước tình trạng dịng

người tị nạn nhập cư gây ra nhiều hệ lụy, đòi hỏi tất cả thành viên châu Âu cần phải nhìn nhận lại vấn đề.

Mâu thuẫn giữa chủ trương xây dựng Quân đội châu Âu với Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Thách thức từ việc xử lý các mối quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các nước châu Âu chưa tìm ra cách hóa giải hậu quả rất nghiêm

trọng từ quyết định của Mỹ chấm dứt Hiệp ước hủy tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã ký với Liên Xô/Nga, từ ngày 02-8-2019. Với Nga, các nước châu Âu phải hóa giải bài toán cấm vận đối với Mát-xcơ-va, bởi đây là con dao hai lưỡi không chỉ gây thiệt hại đối với Nga mà cịn thiệt hại với chính mình. Trên thực tế, các nước châu Âu đã rơi vào “bẫy cấm vận Nga” do Mỹ giương sẵn như một mũi tên nhằm hai đích, vừa chống phá Nga vừa hạn chế sự phát triển của EU.

2.3.3.5. Khoảng cách, vị trí địa lý

Đây có lẽ được xem là khó khăn của Việt Nam nhất không thể thay đổi được với khoảng cách địa lý quá xa, chi phí logistics cao trong khi đó giá cả của hàng hố Việt Nam phải cạnh tranh.

Ngồi tuyến đường biển thì Việt Nam có thể vận chuyển hàng nơng sản sang EU bằng đường sắt. Ông Trần Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Đường sắt - Ratraco (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam), từ ngày 20/7 đến hết tháng 11/2021, sau hơn 4 tháng khai trương tuyến vận tải đường sắt container đầu tiên chạy thẳng từ Việt Nam sang châu Âu (Đức, Bỉ, Ba Lan, Hà Lan) hiện đang hoạt động khá tốt. Cụ thể, tuyến này xuất phát từ ga Yên Viên (Việt Nam), sau đó chuyển tiếp container bằng đường bộ đến điểm đích là thành phố Rotterdam (Hà Lan), với hành trình từ 30-35 ngày. Đến nay, ngành đường sắt đã vận chuyển được 28 đoàn tàu với khoảng 644 container 40feet trên đoàn tàu chuyên container đi châu Âu. Về tần suất khai thác, ông Trần Thế Hùng cho hay, tuyến Việt Nam-châu Âu hiện nay trung bình 1 tuần cơng ty khai thác 3 chuyến. Tuy nhiên, kế hoạch trong năm 2022, ngành đường sắt sẽ khai thác từ 4-5 chuyến mỗi tuần, kết hợp khai thác nguồn hàng từ châu Âu về lại Việt Nam với tần suất 2 chuyến/tháng.

Hơn nữa, nơng sản lại có giá thấp hơn và trọng lượng lớn hơn tương đối so với các hàng hóa khác. Trong dài hạn, nâng cao tỷ trọng hàng chế biến

58

trong cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giảm chi phí vận chuyển. Do nhóm hàng này có giá trị gia tăng cao nên khi kim ngạch XK tăng thì tỷ trọng của chi phí vận chuyển so với giá bán sẽ giảm xuống.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường eu nắm bắt cơ hội từ evfta (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)