Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng nghề việt – đức vĩnh phúc luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 83)

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Yêu cầu này được xác định xuất phát từ thực trạng QL DHTH theo chuẩn ở nhà trường hiện nay. Trong QL DHTH, bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn các điểm yếu như: Sự phù hợp giữa dạy lý thuyết với quá trình DHTH theo nghề nghiệp được đào tạo; Sự tách biệt, có khi chồng chéo về nội dung cũng như hình thức TH ở các bộ mơn trong mỗi ngành nghề được đào tạo; Các biện pháp QL DHTH chưa được thực thi. Đánh giá một cách khái

quát việc QL DHTH hiện nay ở nhà trường là chưa đạt hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người dạy và người học. Tuy đã xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nhưng biện pháp QL DHTH chưa được phong phú, phương thức QL chưa đổi mới, làm hạn chế nhiều tới chất lượng rèn luyện KNTH cho học sinh. Việc QL DHTH phải được thực hiện thông qua sự nỗ lực chủ quan của GV cũng như HSSV, làm sao cho tất cả GV đều biết dạy tốt và SV phải học tốt. Ngoài ra, việc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp QL còn được thể hiện ở các yếu tố tác động khác như QL hoạt động chuyên môn của đội ngũ GV cũng như các điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật, đồ dùng dạy học, vật tư TH, thiết bị TH, tổ chức DHTH, KTĐG kết quả học tập và năng lực thực hiện của học sinh. Chúng ta phải quan tâm đầy đủ đến các yếu tố, không thể xem nhẹ yếu tố nào khi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ QL.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa các biện pháp phát triển hoạt động dạy học thực hành hiện tại của nhà trường, phát huy những mặc mạnh tìm những hạn chế quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý dạy học thực hành theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

3.2.3. Đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi đó là một nguyên tắc khi biện pháp đề xuất có những điều kiện để có thể thực hiện được trong hồn cảnh cụ thể hiện tại của nhà trường (như trình độ cán bộ, giáo viên, ngân sách, cơ sở vật chất,..). Việc đổi mới QL phải được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Các biện pháp QL phải được kiểm chứng theo nguyên tắc như mức độ cần thiết, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp phải được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và điều chỉnh, cải tiến thường xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.

3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của nhà trường như: Đặc điểm, điều kiện về đội ngũ giáo viên,

học viên, CSVC hiện có của nhà trường và các biện pháp đó có khả năng thực hiện trong tại trường một cách thuận lợi, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao khi rèn luyện, kỹ năng thực hành cho học sinh. Việc đổi mới quản lý phải được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ với các bước tiến hành cụ thể, rõ ràng và chuẩn xác. Các biện pháp quản lý phải được kiểm chứng theo ngun tắc có tính khoa học, tính khách quan và có tính khả thi cao. Các biện pháp được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh cải tiến thường xuyên để ngày càng hồn thiện hơn.

3.2.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả quản lý. Tăng cường công tác quản lý giúp cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả tối đa với chi phí thấp nhất về nhân lực, vật lực và tài lực. Vì thế các biện pháp quản lý khi được xây dựng phải tối ưu hóa việc thực hiện các mục tiêu quản lý với sự tiết kiệm nhưng lại đạt kết quả cao nhất.

3.3. Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trƣờng Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.

3.3.1. Chỉ đạo các Khoa cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội với nhu cầu xã hội

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Theo kết quả điều tra thực trạng chuẩn đầu ra, thực trạng chỉ đạo xây dựng chuẩn đầu ra và thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Chương 2 thì chuẩn đầu ra chưa cập nhật hiện đại, chưa sát với nhu cầu xã hội, vì thế cần phải cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình đào tạo sát với nhu cầu xã hội. Cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu thị trường lao động nhằm xây dựng chuẩn đầu ra tiếp cận với thị trường sản xuất, phù hợp hệ thống các chuẩn dựa trên chuẩn đầu ra đang có, giúp người học có được kỹ năng thực hành, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của cơng nghệ và thực tiễn sản xuất, đồng thời làm tăng khả năng xin việc làm của học sinh.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Lập kế hoạch

- Đánh giá thực trạng chuẩn đầu ra hiện tại so với nhu cầu xã hội. Lập kế hoạch khảo sát lấy thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Xây dựng kế hoạch cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội và lập tiến độ thực hiện cập nhật với từng kỹ năng cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng khoa chuyên ngành.

b. Tổ chức thực hiện

- Thành lập ban chỉ đạo cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình gồm: Hiệu trưởng (trưởng ban), phó Hiệu trưởng (phó ban), trưởng các Khoa (ủy viên). Hiệu trưởng quyết định về cơ cấu nhân sự cho từng ban, tiểu ban với từng ngành nghề đào tạo.

- Tổ chức khảo sát nghiên cứu phân tích thị trường, về nhu cầu đào tạo qua việc lấy ý kiến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Tổ chức hội nghị phân tích tổng hợp thực tế yêu cầu chất lượng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và trên cơ sở phân tích những kỹ năng nghề trong chuẩn đầu ra nghề đã thực hiện để làm căn cứ để cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình đào tạo.

- Thực hiện cập nhật chuẩn đầu ra trong chương trình đào tạo phù hợp với năng lực của GV, điều kiện nhà trường, yêu cầu xã hội, thời gian hình thành kỹ năng, kỹ xảo của SV phù hợp với thời gian đào tạo.

- Tiến hành xác đi ̣nh phương pháp , phạm vi dạy thử nghiệm chuẩn đầu ra nghề mớ i trong điều kiê ̣n thực tế. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiê ̣m để hiê ̣u chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh chuẩn đầu ra nghề.

- Tổ chứ c thẩm đi ̣nh, Hiê ̣u trưởng phê duyê ̣t và ban hành. c. Chỉ đạo thực hiện

- Chỉ đạo việc xây dựng các quy đị nh về QL cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình so với nhu cầu xã hội, đờng thời hướng dẫn triển khai thực hiê ̣n các quy đi ̣nh trên cho các đơn vi ̣ cũng như từng cá nhân cán bộ -

GV được biết. Thực hiê ̣n tốt công tác thanh tra hoa ̣t đô ̣ng xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra nghề; viê ̣c bố trí các nguồn lực cần thiết để thực hiê ̣n hoàn thành chuẩn đầu ra nghề theo kế hoa ̣ch đã duyê ̣t.

d. Kiểm tra đánh giá

- Ban chỉ đa ̣o tiến hành kiểm tra viê ̣c cập nhật đầu ra nghề của chương trình so với nhu cầu xã hội. Tở chức hô ̣i nghi ̣ rút kinh nghiê ̣m tìm ra những ưu điểm, tồn ta ̣i. Tuyên dương, khen thưởng các Khoa thực hiê ̣n tốt , phê bình Khoa chưa hoàn thành nhiê ̣m vu ̣.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

- Toàn trường cần có nhâ ̣n thức đúng đắn về tầm quan tro ̣ng của viê ̣c cập nhật chuẩn kỹ đầu ra nghề của chương trình sát với nhu cầu xã hội.

- Tinh thần , thái độ tự giác cao của CBQL , GV trong việc thực hiê ̣n viê ̣c cập nhật chuẩn đầu ra.

- Cần lấy ý kiến của GV giỏi , các chuyên gia đầu ngành , các doanh nghiê ̣p, các cơ sở sản xuất trong việc hỗ trợ cập nhật chuẩn đầu ra nghề của chương trình.

- Lực lượng cán bộ - GV nhiê ̣t tình, có năng lực, có trách nhiệm

- Đảm bảo vê ̣ mă ̣t kinh phí để trang bi ̣ thêm tài liê ̣u, phương tiê ̣n nghiên cứu, trang thiết bi ̣ dạy học cần thiết phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c thực hiê ̣n cập nhật chuẩn đầu ra.

- Có chính sách động viên đối với các thành viên các Khoa tham gia cập nhật chuẩn đầu ra.

3.3.2. Chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành nghề trong nhà trường gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của nghề trong nhà trường gắn với mục tiêu nâng cao năng lực thực hiện của người học

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Theo kết quả điều tra thực trạng chương trình và kế hoạch dạy học thực hành nghề và thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo tại Chương 2 thì mục tiêu, nội dung chương trình chưa gắn với năng lực của người học, thời gian thực hành chưa đảm bảo, vì thế cần phải chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội

dung chương trình dạy học thực hành nghề trong nhà trường nhằm khắc phục các yếu kém trên. Chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dụng chương trình dạy học thực hành được coi là yếu tố cơ bản của quản lý dạy học. Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành chính là hướng tới hình thành và phát triển nhân cách con người, nhân cách nghề nghiệp, thích hợp với nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn học tập của học sinh. Ba thành tố cơ bản của mục tiêu đào tạo là: Kiến thức, kỹ năng, thái độ. Đây cũng được coi là cái đích cuối cùng cần đạt ở người học sau quá trình quản lý dạy học thực hành kỹ thuật – nghề nghiệp.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Về mục tiêu dạy học thực hành nghề

- Mục tiêu bài học phải cụ thể vì vậy phải biết cách xác định mục tiêu hướng vào năng lực thực hiện của người học và định mục tiêu phải “xác đáng” (khả thi, phù hợp với đối tượng và yêu cầu…).

- Mục tiêu phải cụ thể tới từng bài học, giờ học. Mục tiêu bài học phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào hướng phát triển và có độ tin cậy cao.

- Giáo viên phải thực hiện đầy đủ mục tiêu của từng bài học trong hồ sơ mơn học của mình bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải mô tả được những điểm chính: Làm gì và làm như thế nào? Điều kiện thực hiện? Trong thời gian bao lâu? Mức độ nào?

- Việc xây dựng mục tiêu bài học phải có sự quản lý của Khoa, tổ mơn để tiện cho việc kiểm tra, dự giờ. Ngoài ra, mục tiêu của từng bài học được thông báo cho học sinh, dựa vào đó học sinh có thể tự đối chiếu việc học tập của mình để điều chỉnh kịp thời cách chiếm lĩnh tri thức, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ cải thiện hơn.

- Để thực hiện được mục tiêu nâng cao “Năng lực thực hiện” cần yêu cầu người giáo viên phải lựa chọn phương pháp giảng dạy tích cực hơn và vai trị cũng được yêu cầu năng động hơn, chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức của mình; tức là coi phương pháp dạy học như công cụ để thực hiện

được mục tiêu đã nêu ra. Đối với các môn học thực hành, để rèn luyện kỹ năng tái tạo và sáng tạo đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy khác hẳn với rèn luyện kỹ năng bắt chước.

+ Về nội dung, chương trình dạy học thực hành

- Nội dung dạy học thực hành bao gồm một hệ thống những đơn vị tri thức, kỹ năng có liên quan đến ngành, nghề đào tạo. Nội dung dạy học phải phù hợp với mục tiêu học thực hành.

- Nội dung chương trình nhằm thỏa mãn yêu cầu của sản xuất, tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, yêu cầu của công tác quản lý thống nhất.

- Nội dung chương trình phải bám sát, cụ thể hóa những u cầu đã nêu trong các tài liệu để đưa ra hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp thích hợp cho từng ngành nghề. Các tài liệu bao gồm: Mục tiêu đào tạo, đặc điểm ngành nghề, dự báo phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong khoảng từ 5 – 10 năm tới những kinh nghiệp đào tạo trong nước và ngoài nước. + Tổ chức và chỉ đạo, kiểm tra thực hiện đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành

Xây dựng và ban hành qui định thực hiện việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành. Những qui định này phải được phổ biến và học tập quán triệt đầy đủ tới các khoa, tổ bộ môn và giáo viên.

Khoa, tổ bộ mơn tiến hành hướng dẫn cụ thể hố các nội dung đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành tới từng giáo viên từ việc lập kế hoạch, xây dựng đề cương chi tiết, xác định mục tiêu, nội dung từng bài, từng môn học/modul đào tạo.

- Thực hiện tinh giảm về thời gian thực hiện đối với chương trình: Cắt giảm bớt nội dung thừa không cần thiết, không phù hợp với năng lực GV, điều kiện nhà trường, yêu cầu xã hội, mức độ phù hợp giữa lý thuyết và TH theo hướng tập trung nâng cao kỹ năng thực hành của học sinh và phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Hiệu trưởng chỉ đạo phòng đào tạo giám sát kiểm tra việc triển khai, thực hiện nội dung dạy học thực hành đối với giáo viên, tổ bộ môn, khoa.

- Kiểm tra và đánh giá tính sát thực phải được thực hiện thường xuyên, có so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữ mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành với thực tế quá trình triển khai thực hiện mục tiêu nội dung chương trình này vào giảng dạy ở khoa, bộ môn và ở từng giáo viên.

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm ở cấp bộ môn khoa và nhà trường để đánh giá tính phù hợp, tính khả thi của mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành. Qua đó, Hiệu trưởng tiến hành tìm hiểu các ngun nhân dẫn đến những sai lệch trong q trình cụ thể hóa số mục tiêu nội dung chương trình dạy học thực hành ở khoa, bộ môn là do yêu cầu của mục tiêu quá cao qua quá thấp so với thực tế, nội dung chương trình có phù hợp hay không tỷ lệ thời lượng kiến thức giữa lý thuyết với thực hành có cân đối hay khơng, do việc tổ chức thực hiện hay do nhận thức của giáo viên cũng như của học viên chưa đầy đủ.

- Trên cơ sở đó, Ban giám hiệu sẽ ban hành các quy định về việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình cho phù hợp. Cán bộ quản lý các phịng, khoa, bộ mơn phải tổ chức đánh giá định kỳ về kết quả thực hiện mục tiêu nội dung chương trình theo học kỳ hay năm học, sau một thời gian thực hiện cụ thể như một hoặc vài năm, hội đồng phân tích tiến hành làm việc trở lại nhằm xác định những thay đổi trong sơ đồ phân tích ngành nghề đào tạo để có kiến nghị nhằm cập nhật hóa nội dung dạy học thực hành cho phù hợp với sự thay đổi của thông tin kỹ thuật cũng như của hoạt động nghề nghiệp đang diễn ra trong thực tiễn.

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn, nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về việc đổi mới quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành và nghiêm túc chấp hành.

- Việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình dạy học thực hành cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học thực hành nghề tại trường cao đẳng nghề việt – đức vĩnh phúc luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)