2.2. Thực trạng hoạt động dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề
2.2.3. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành
Hoạt động dạy thực hành của giáo viên được thực hiện tại phòng thực hành theo từng nghề. Căn cứ vào nội dung thực hành giáo viên có thể phân chia nhỏ theo nhóm hoặc cả lớp. Thời gian thực hành được thực hiện theo Quyết định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 06 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương bình và Xã hội. Nghĩa là: một giờ thực hành là 60 phút; một ngày học thực hành- thực tập hoặc theo modul không giáo 8 giờ; mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành.
Phương pháp thực hiện dạy học thực hành hiện nay của nhà trường được thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức:
- Giảng dạy lý thuyết trước, thực hành sau: Giáo viên khi hướng dẫn thực hành thực hiện theo 3 bước sau:
+ Hướng dẫn ban đầu: Hướng dẫn thực hiện cơng việc, phân cơng vị trí thực tập.
+ Hướng dẫn thường xuyên: Hướng dẫn học sinh thực hành để hình thành và phát triển kỹ năng.
+ Hướng dẫn kết thúc: Hướng dẫn học sinh thực hành để hình thành và phát triển kỹ năng.
Đặc điểm của phương pháp này là: giáo viên giảng dạy lý thuyết tách rời, quá trình thực hành giáo viên chỉ việc chuyên tâm vào công tác hướng dẫn thực hành, lý thuyết nếu được đề cập đến chỉ mang tính nhắc lại.
- Giảng dạy tích hợp: Giáo viên khi hướng dẫn thực hành thực hiện theo 3 bước sau:
+ Giới thiệu chủ đề: Xác định mục tiêu bài học, phân chia nội dung thực hành thành nhiều kỹ năng nhỏ .
+ Giải quyết vấn đề: Kỹ năng trong bải thực hành sau khi phân chia được hướng dẫn như gồm: Kiểm tra lý thuyết liên quan đến kỹ năng này; Trình tự thực hiện (hướng dẫn ban đầu để thực hiện được kỹ năng này); Thực hành (hướng dẫn thường xuyên thực hiện kỹ năng)
- Kết thúc vấn đề: Củng cố kiến thức, củng cố kỹ năng.
Hiện nay phương pháp giảng dạy tích hợp này được nhà trường khuyến khích giáo viên áp dụng trong cơng tác giảng dạy các mơn học/modul nghề, vì ưu điểm của giảng dạy tích hợp đó là q trình hướng dẫn thực hành đan xen với giảng lý thuyết. Phần kiến thức lý thuyết được bổ sung cho học sinh chỉ bó hẹp trong phạm vi từng nội dung thực hành, không giảng lý thuyết tràn lan, không trọng tâm.
Tác giả đã tổ chức thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi:
Tổng số người được hỏi là: 310 người (cán bộ quản lý, giáo viên: 110; học sinh: 200);
Số phiếu phát ra xin ý kiến là 310 phiếu, số phiếu hợp lệ thu được là phiếu 310 (0 phiếu không hợp lệ)
Qua khảo sát, tác giả đã thu được kết quả thực trạng hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành trong bảng sau:
Bảng 2.7: Đánh giá hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thực hành
T
T Nội dung đánh giá
Mức độ đánh giá Điểm trung bình Thứ bậc
Học sinh Giáo viên CBQL
Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc Điểm trung bình Thứ bậc 1 Tổ chức thực hành theo đúng chương trình mơn học, đúng mục tiêu đào tạo
4.3 1 4.2 1 4.5 1 4.3 1 2 Phát huy tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh 2.7 4 3.0 4 2.8 3 2.8 4 3 Tuân thủ các qui trình cơng nghệ, thao tác mẫu, thích hợp với các phương tiện kỹ thuật dạy học thực hành
3.7 2 3.8 2 3.4 2 3.9 2
4
Tạo ra nhiều cơ hội thực hành để học sinh trải nghiệm và phát huy sở trường cá nhân
Qua bảng 2.7 cho thấy, nội dung 1 và nội dung 3 với thứ bậc 1 và 2 được giáo viên và học sinh đều đánh giá cao hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy thực hành trong giờ học của tất cả các nghề mà tác giả nghiên cứu; Riêng nội dung 2, nội dung 4 cả giáo viên và học sinh đều đánh giá là chưa tốt (tính cả về số ý kiến đánh giá và xếp hạng mức độ đánh giá) đây cũng chính là một phần của lý do thời lượng thực hành chưa đảm bảo.